Soạn bài Văn bản đề nghị hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Văn bản đề nghị Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Văn bản đề nghị để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 539 lượt xem
Tải về


Soạn văn Văn bản đề nghị - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Văn bản đề nghị ngắn gọn:

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Học sinh đọc các văn bản.

Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích trình bày nhu cầu chính đáng của bản thân về một việc gì đó muốn được giúp đỡ, xem xét

b. Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu sau:

- Nội dung: cần nêu rõ: Ai đề nghị, đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

- Hình thức: trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn.

c. Một số tình huống trong sinh hoạt, học tập ở trường lớp cần đề nghị: đề nghị sửa lại bàn ghế bị hỏng, đề nghị thay bóng đèn bị cháy, đề nghị sơn lại tường phòng học, …

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Tình huống a, c cần viết giấy đề nghị.

- Tình huống b viết tường trình, d viết kiểm điểm.

II. Cách làm văn bản đề nghị

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

a.

* Hai văn bản giống nhau ở các đề mục, thứ tự các đề mục

* Khác nhau ở lý do, sự việc, nguyện vọng đề nghị

b. Rút ra cách làm một văn bản đề nghị:

- Về nội dung: Đảm bảo các thông tin Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?

- Về hình thức: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

 * Dàn mục một văn bản đề nghị

- Nội dung văn bản đề nghị tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy vậy, các văn bản đề nghị đều có chung một số nội dung cơ bản. Một văn bản đề nghị cần có các mục sau đây:

a. Quốc hiệu và tiêu ngữ

b. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị

c. Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)

d. Nơi nhận đề nghị

e. Người (tổ chức) đề nghị

g. Nêu sự việc, lý do và ý kiến cần đề nghị

h. Chữ ký và họ tên người đề nghị

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

*  Lưu ý

a. Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to

b. Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không đề phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn

c. Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

So với những cách làm đơn từ lớp 6, lí do viết đơn và viết đề nghị có những điểm giống và khác nhau:

– Giống nhau: cả hai đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.

– Khác nhau:

a.  Đề nghị thể hiện nguyện vọng của một cá nhân

b. Thể hiện nguyện vọng của một tập thể.

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Học sinh tự lập nhóm và thảo luận với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

- Gợi ý các lỗi: Viết thiếu địa điểm, thời gian làm văn bản đề nghị, mục đích làm đề nghị không rõ ràng, sự việc và lí do còn trình bày chung chung, cách xưng hô chưa chuẩn, quên chữ kí, tên văn bản đề nghị chưa chuẩn, …

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Văn bản đề nghị:

- Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.

- Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Ôn tập phần Văn

Dấu gạch ngang

Ôn tập phần tiếng Việt

Văn bản báo cáo

Kiểm tra phần văn

1 539 lượt xem
Tải về