Soạn bài Hoạt động ngữ văn hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hoạt động ngữ văn để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 865 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Hoạt động ngữ văn - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Hoạt động ngữ văn ngắn gọn:

* Đọc diễn cảm văn nghị luận:

1. Mỗi học sinh chọn một trong ba văn bản nghị luận sau để đọc diễn cảm:

- Văn bản 1: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.

- Văn bản 2: "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" của Đặng Thai Mai.

- Văn bản 4: "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh.

2. Yêu cầu đọc:

* Văn bản 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

* Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.

- Phần 1:

   + Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: "nồng nàn"

→ Giọng đọc khẳng định, chắc nịch.

   + Câu 3: Giọng mạnh, nhanh dần. Các câu cuối giọng chậm lại, nhỏ hơn, lưu ý các điệp ngữ đảo: "Dân tộc anh hùng" và "anh hùng dân tộc".

- Phần 2:

   + Đọc liền mạch, tốc độ nhanh hơn phần 1 một chút.

   + Nhấn mạnh câu: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”

   + Câu cuối đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước” cần đọc nhấn giọng các từ "khác nhau", "giống nhau" để tỏ ý sơ kết, khái quát.

   + Đoạn kết bài: Giọng chậm hơn, nhấn mạnh các từ “cũng như, nhưng”. Hai câu cuối đoạn giọng giảng giải, khúc chiết.

* Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Giọng đọc chung: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.

* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : “tự hào, tin tưởng”.

* Đoạn : “Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử” :

Chú ý từ điệp “Tiếng Việt” ; từ ngữ mang tính chất giảng giải : “Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng”...

* Đoạn : “Tiếng Việt... văn nghệ… đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay...

* Câu cuối cùng của đoạn : Chú ý đọc giọng khẳng định vững chắc.

* Văn bản 3: Ý nghĩa văn chương

* Giọng đọc toàn bài: Chậm, trữ tình giản dị, tình cảm lắng và thấm thía.

- Đoạn 1:

+ Hai câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương.

+ Câu 3: Giọng tỉnh táo, khái quát.

- Đoạn 2: Gợi lòng vị tha. Giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.

- Đoạn còn lại: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.

- Câu cuối cùng: đọc giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.

3. Hoạt động ở lớp:

* Mỗi tổ cử người đọc hay nhất đứng lên đọc

* Cuối cùng, thầy cô giáo và các bạn nhận xét, biểu dương người đọc hay.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hoạt động ngữ văn:

* Mỗi học sinh chọn một trong ba văn bản nghị luận sau để đọc diễn cảm:

- Văn bản 1: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.

- Văn bản 2: "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" của Đặng Thai Mai.

- Văn bản 4: "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh.

* Yêu cầu khi đọc diễn cảm văn nghị luận:

- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.

- Đọc diễn cảm văn nghị luận

    + Đọc diễn cảm trong văn nghị luận là thể hiện rõ, làm nổi bật các câu luận điểm, tư tưởng, tình cảm gây chú ý, các câu dẫn chứng.

    + Làm nổi bật giọng điệu riêng của từng văn bản.

* Mỗi tổ cử người đọc hay nhất đứng lên đọc

* Cuối cùng, thầy cô giáo và các bạn nhận xét, biểu dương người đọc hay.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả

Trả bài kiểm tra tổng hợp

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1 865 15/02/2022
Tải về