Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện tập lập luận chứng minh để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 753 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh ngắn gọn:

I. Chuẩn bị ở nhà:

Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn

- Cách lập luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta: Lòng biết ơn.

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Ý tự lời hay.

+ Nghĩa bóng (luận điểm chính): Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

Lí lẽ và dẫn chứng:

- Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay:

+ Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết,...)

+ Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn: Tục thờ cúng tổ tiên, ông bà….

+ Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng.…

- Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

c. Kết bài:

- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

- Đoạn mở bài:

  Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bề dày văn hóa với những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đạo lí về lòng biết ơn: Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Đoạn kết bài:

  Như vậy có thể nói rằng đạo lý sống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn từ lâu đã thấm đượm trong mỗi con người Việt Nam. Lớp thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần giữ gìn và phát huy hơn nữa đạo lí sống cao đẹp ấy.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh:

- Trong đời sống người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.

- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận một luận điểm mới, cần được chứng minh là đáng tin cậy.

- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Bài giảng Ngữ văn 7 Luyện tập lập luận chứng minh

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Chuyển câu chủ động thành câu bị động

Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp)

Ý nghĩa văn chương

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

1 753 lượt xem
Tải về