Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 723 lượt xem
Tải về


Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ngắn gọn:

I. Dấu chấm lửng

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Trong các câu sau, dấu chấm lửng dùng để:

a) Biểu thị những thời đại chưa được liệt kê hết

b) Thể hiện lời nói ngập ngừng

c) Làm cho câu văn giãn ra, xuất hiện nội dung bất ngờ

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Em rút ra: dấu chấm lửng dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

- Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước

II. Dấu chấm phẩy

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Dấu chấm phẩy dùng để:

a. Tách hai vế của câu ghép

b. Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

* Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được vì sẽ làm cho các tầng nghĩa trong câu bị lẫn lộn.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Dấu chấm phẩy được dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a. Dấu chấm lửng biểu thị lời nói ngắt quãng, sợ sệt

b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở, không tiện nói

c. Dấu chấm lửng biểu thị ý liệt kê chưa hết

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a. Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.

b. Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép.

c. Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

  Ca Huế trên sông Hương là một trong những nét đẹp văn hóa riêng độc đáo. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca; nhạc cung đình hòa hợp. Hơn nữa, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Tất cả tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có Huế mới có. Người nhạc công tài hoa dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả, ngón bấm nhịp nhàng uyển chuyển tấu lên những hoan khúc làm xao động lòng người. Người ca nhi cất lên điệu hát với nhiều cung bậc, khi sôi nổi, lúc tươi vui, có khi lại bâng khuâng, xao xuyến…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy:

* Dấu chấm lửng được dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

VD: Cơm, áo, vợ, con, gia đình...bó buộc y.

=> Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

* Dấu chấm phẩy được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giũa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

VD: Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.

=> Sử dụng dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Văn bản đề nghị

Ôn tập phần Văn

Dấu gạch ngang

Ôn tập phần tiếng Việt

Văn bản báo cáo

1 723 lượt xem
Tải về