Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 1,100 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Đọc văn bản SGK

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Câu (1):

- Nghĩa: Con người quý hơn của cải

- Giá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị con người

- Trường hợp ứng dụng:

 Trong giáo dục:

+ Là triết lí đúng đắn. Phê phán thái độ sống sai lầm.

+ An ủi, động viên trường hợp người bị mất mát tài sản.

* Câu (2):

- Nghĩa: Hàm răng, mái tóc thể hiện hình thức, tính cách con người

- Giá trị kinh nghiệm: Đề cao sự gọn gàng, chỉn chu

- Trường hợp ứng dụng: Giáo dục con người gọn gàng

* Câu (3):

- Nghĩa: Dù nghèo khổ vẫn nên sống trong sạch, thiện lương

- Giá trị kinh nghiệm: Vẫn phải giữ đạo đức, nhân cách dù nghèo khó

- Trường hợp ứng dụng: Giáo dục lối sống trong sạch, thiện lương

* Câu (4):

- Nghĩa: Cần học cách ứng xử: học ăn, học nói sao cho đúng

- Giá trị kinh nghiệm: Cần học tập các hành vi ứng xử chuẩn mực

- Trường hợp ứng dụng: Học cách giao tiếp lịch sự, văn hóa với mọi người

* Câu (5):

- Nghĩa: Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo

- Giá trị kinh nghiệm: Đề cao vai trò của người thầy trong giáo dục

- Trường hợp ứng dụng: Khuyên con người biết tôn kính với thầy cô

* Câu (6):

- Nghĩa: Đề cao việc học hỏi từ bạn bè

- Giá trị kinh nghiệm: Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè xung quanh

- Trường hợp ứng dụng:

* Câu (7):

- Nghĩa: Con người phải biết yêu thương lẫn nhau

- Giá trị kinh nghiệm: Lòng thương yêu đồng loại là cao quý

- Trường hợp ứng dụng: Giáo dục con người biết yêu thương lẫn nhau

* Câu (8):

- Nghĩa: Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành

- Giá trị kinh nghiệm: Đề cao lòng biết ơn

- Trường hợp ứng dụng: Giáo dục về lòng biết ơn

* Câu (9):

- Nghĩa: Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn

- Giá trị kinh nghiệm: Đề cao sức mạnh của sự đoàn kết 

- Trường hợp ứng dụng: Giáo dục về tinh thần đoàn kết

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* So sánh hai câu tục ngữ:

- “ Không thầy đố mày làm nên”: Đề cao vai trò người thầy

- “Học thầy không tày học bạn”: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn.

* Bài học rút ra:

- Hai câu tục ngữ trên bổ sung nghĩa cho nhau.

- Học phải có thầy, nhưng nên học hỏi ở cả những người bạn gần gũi xung quanh mình.

- Ví dụ tương tự:

“Máu chảy ruột mềm”

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):

“Một mặt người bằng mười mặt của”

“Học thầy không tày học bạn”

- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9):

+ Quả (thành quả lao động của con người)

+ Một cây: số ít, ba cây: số nhiều

- Từ và câu có nhiều nghĩa (câu 2, 4)

+ Cái răng, cái tóc: Không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang nghĩa là các yếu tố hình thức nói chung.

+ Ăn, nói, gói, mở: Chỉ cách ứng xử nói chung

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học:

- Đồng nghĩa:

“Người sống hơn đống vàng” (“Một mặt người bằng mười mặt của”)

“Uống nước nhớ nguồn” (“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”)

- Trái nghĩa:

“Của trọng hơn người” (“Một mặt người bằng mười mặt của”)

“Ăn cháo đá bát” (“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội:

I. Tác giả

- Các câu tục ngữ không rõ tác giả (được lưu truyền từ các thế hệ cha ông xưa)

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội hay, ngắn gọn (ảnh 1)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Được lưu truyền từ thế hệ xưa

2. Thể loại:

- Tục ngữ

3. Bố cục:

- Nhóm 1: Câu 1, 2, 3: Tục ngữ về phẩm chất, giá trị con người.

- Nhóm 2: Câu 4, 5, 6: Tục ngữ về học tập, tu dưỡng.

- Nhóm 3: Câu 7, 8, 9: Tục ngữ về quan hệ ứng xử.

4. Giá trị nội dung:

- Tôn vinh giá trị con người.

- Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Ngắn gọn, hàm súc, có vần, có nhịp.

Bài giảng Ngữ văn 7 Tục ngữ về con người và xã hội

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Rút gọn câu

Đặc điểm của văn nghị luận

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu đặc biệt

1 1,100 15/02/2022
Tải về