Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề - Ngữ văn 7
A. Soạn bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề ngắn gọn:
I. Chuẩn bị ở nhà
* Lập dàn bài cho một số đề văn sau và chuẩn bị phát biểu miệng:
Đề 1: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất.
Gợi ý: Giải thích câu tục ngữ “Có chí thì nên”
I. Mở bài
- Giới thiệu về câu tục ngữ: Có chí thì nên.
- Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha muốn nói với con cháu phải biết kiên trì, nỗ lực thì mới thành công.
II. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Có chí thì nên": Muốn khuyên chúng ta rằng ai có ý chí thì sẽ có được thành công. Vậy nên phải biết giữ vững ý chí, tinh thần của mình, quyết tâm kiên trì thực hiện mục tiêu đã đặt ra thì ắt sẽ làm "nên", ắt sẽ có được thành công như ý muốn.
- Tại sao nói "có chí thì nên"?
+ Khi bạn có ý chí thì bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình tiến bước tới thành công.
+ Có ý chí, có mơ ước làm "nên" thì sẽ biết tìm tòi, khám phá, biết vạch rõ con đường để tới được mục tiêu của mình.
+ Có ý chí thì sẽ có được sự kiên trì, quyết tâm, nỗ lực tới cùng để thực hiện mơ ước của mình.
- Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ "Có chí thì nên"?
+ Phải xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu. Có lý tưởng, có mơ ước thì mới bắt tay thực hiện giấc mơ của mình được.
+ Phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình.
+ Phải luôn luôn tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách
+ Phải luôn kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công.
- Dẫn chứng:
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
+ Nhà bác học Edison
...
- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong xã hội:
+ Cần có lý tưởng, thực hiện lý tưởng của mình
III. Kết bài
- Khẳng định lại bài học mà câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta.
- Là thế hệ con cháu chúng ta cần làm gì cho xứng đáng với lời dạy của cha ông.
Đề 2: Vì sao những tấn trò mà Varen bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Những trò lố”?
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát câu chuyện, sự việc.
b. Thân bài:
- Giải thích được thế nào là trò lố.
+ “Lố”: thể hiện sự không bình thường làm đến mức quá đáng, đến chê cười.
+ “Trò lố”: trò bày ra không hợp lẽ thường đến mức chê cười.
+ Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc.
+ Từ “trò” nó thường được gắn với thú chơi, trò chơi của trẻ em. Nhưng trong truyện nó gắn với người, lớn thì lại mang ý nghĩa khác, có ý mỉa mai, châm biếm, thậm chí còn có ý “lố bịch”.
- Những trò lố Va-ren bày ra và lố ở chỗ:
+ Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng là lời hứa dối trá, bởi vì trong khoảng thời gian dài ông ta còn trên tàu từ Mác-xây sang Việt Nam rồi bận với những cuộc tiếp rước thì Phan Bội Châu vẫn trong tù.
+ Va-ren tuyên bố mang tự do đến cho Phan Bội Châu và hình ảnh tay phải bắt tay, tay trái nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu.
+ Kẻ phản bội, xúi giục người trung thành phản bội (một mình diễn trò).
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của những trò lố trong tác phẩm.
Đề 3: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay?
a. Mở bài :
- Giới thiệu Phạm Duy Tốn, văn bản Sống chết mặc bay.
-Đánh giá khái quát thành công của nhan đề.
b. Thân bài :
* Giải thích nhan đề
- Sống chết mặc bay: là một vế của câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”: phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỷ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (trong câu tục ngữ là chỉ thầy thuốc)
* Giải thích vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề ấy?
- Phù hợp với chủ đề:
+ Việc sử dụng “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn muốn phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh “quan phụ mẫu”, “cha mẹ” của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân.
+ Nhà văn cũng bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
* Biểu hiện của nhan đề Sống chết mặc bay:
- Tình cảnh sống chết của nhân dân
- Thái độ của viên quan phụ mẫu
* Tác dụng của nhan đề:
- Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc
- Bộc lộ thái độ của tác giả với nhân dân
c.Kết bài:
- Đánh giá tài năng của Phạm Duy Tốn qua nhan đề
Đề 4: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.
1. Mở bài
- Giới thiệu về sở thích đọc sách và loại sách thích đọc.
- Kể tên một số sách thuộc thể loại đó.
2. Thân bài
- Trong sách viết hoặc tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay, giàu ý nghĩa…
- Loại sách này viết về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống…
- Những cuốn sách này cung cấp nhiều triết lý, nhiều điều bổ ích có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Những cuốn sách này cho em thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp, và giúp định hướng tư tưởng, lối sống tốt đẹp cho bản thân….
- Cá nhân em cho rằng đọc sách là thói quen tốt, những cuốn sách đó rất bổ ích, giúp ta biết nhiều điều trong cuộc sống. Em sẽ tiếp tục đọc và vận dụng vào cuộc sống…
- Khẳng định đọc sách là thói quen tốt và những cuốn sách hạt giống tâm hồn là một lựa chọn tốt cho việc đọc sách.
3. Kết bài
- Đánh giá vai trò của sách, ý nghĩa của việc đọc sách.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề:
- Học sinh chú ý chuẩn bị cẩn thận, chi tiết dàn bài luyện nói ở nhà
- Phát biểu to, rõ ràng bài nói của mình trước lớp
- Sau khi thầy cô giáo nhận xét thì học sinh sửa chữa và rút kinh nghiệm
Xem các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Trả bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích
Xem thêm các chương trình khác: