Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Ngữ văn 7
A. Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn gọn:
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
a.
- Tất cả các đề văn trên đều có thể xem là đề bài, đầu đề.
- Có thể dùng cho bài văn sắp được viết.
b.
* Căn cứ:
- Văn nghị luận là phải dùng hệ thống tư tưởng quan điểm của mình nhằm xác lập cho người nghe, người đọc tư tưởng quan điểm đó.
- Các đề trên đều định hướng như trên nên nó là đề văn nghị luận.
c.
*Tính chất của đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận.
* Ý nghĩa: Nó giúp ta không đi sai hướng khỏi vấn đề mình quan tâm.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
Câu hỏi (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
a. Tìm hiểu đề Chớ nên tự phụ:
- Đề nêu lên vấn đề: tự phụ.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận: phân tích, khuyên nhủ chúng ta không nên tự phụ.
- Khuynh hướng: là phủ định.
- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ lên án thói tự phụ, kiêu căng, đồng thời đề cao sự khiêm tốn.
b. Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm; xác định được tính chất nghị luận và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính hướng triển khai cụ thể cho bài văn
II. Lập ý cho bài văn nghị luận
Câu hỏi (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):
1. Xác lập luận điểm
* Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
* Em tán thành quan điểm: Chớ nên tự phụ
* Lập luận cho luận điểm:
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại làm xấu nhân cách bấy nhiêu.
* Những luận điểm phụ:
- Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân mơ hồ, kiêu căng, đánh giá bản thân quá cao
- Tự phụ luôn kèm theo thái độ thiếu tôn trọng những người khác.
- Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.
- Tuy nhiên, cần phân biệt khiêm tốn và tư ti: Chúng ta nên khiêm tốn, siêng học hỏi biết mình biết ta nhưng tuyệt đối không nên tự ti.
2. Tìm luận cứ
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ vì: Khi tự phụ thì
+ Mình quá kiêu căng, thiếu tôn trọng người khác.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Khiến mọi người xa lánh
+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
+ Khi thất bại sẽ rất tự ti.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính bản thân người tự phụ.
+ Với mọi người có quan hệ với người đó
- Các dẫn chứng:
+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình: bạn A trong lớp luôn kiêu căng, coi thường người khác nên bạn bè không quý mến, không muốn chơi cùng, …
3. Xây dựng lập luận
- Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: Tự phụ là gì?
- Tiếp đó làm nổi bật một số đặc điểm nhận diện của kẻ tự phụ.
- Sau đó nêu tác hại của nó.
- Mở rộng: Phân biệt khiêm tốn khác với tự ti. Chúng ta nên khiêm tốn nhưng không nên tự ti.
- Cuối cùng đưa ra bài học và cách khắc phục
III. Luyện tập:
Câu hỏi (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề nghị luận: Ý nghĩa to lớn của sách với đời sống.
* Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về sách.
2. Thân bài:
- Sách nói chung giúp ta hiểu biết:
+ Những không gian, thế giới bí ẩn.
+ Những thời gian đã qua của lịch sử hoặc tương lai mai sau để ta hiểu thực tại.
- Sách văn học đưa ta vào thế giới tâm hồn con người.
- Sách ngoại ngữ: mở rộng thêm cánh cửa trí thức và tâm hồn.
- Sách khoa học tự nhiên: cung cấp tri thức khoa học
Ta có thế giới loài người trong ta.
3. Kết bài:
- Phải lựa chọn sách tốt để đọc
- Nên trân trọng và yêu quý sách.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận:
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
- Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
- Lập ý cho bài nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.
Bài giảng Ngữ văn 7 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Xem thêm các chương trình khác: