Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 706 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn gọn:

RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

I. Nội dung luyện tập

* Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, chú ý viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi.

Ví dụ:

- Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi ở miền Bắc như tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.

- Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi ở miền Nam: c/t; n/ng. Về dấu thanh thì dấu hỏi, dấu ngã...

II. Một số hình thức luyện tập:

1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

a) Nghe - viết

b) Nhớ - viết

2. Làm bài tập chính tả

Câu hỏi (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a) Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, dấu thanh hoặc vần vào chỗ trống:

+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:

+ dành dụm, đổ dành, tranh giành, giành độc lập

+ liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả

bTìm các từ theo yêu cầu

- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Câu với mỗi từ: lên, nên.

+ Trời nhẹ dần lên cao.

+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng.

- Câu để phân biệt các từ: vội, dội

+ Lời kết luận đó hơi vội.

+ Tiếng nổ dội vào vách đá.

3. Lập sổ tay chính tả:

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt):

1. Học sinh tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, chú ý viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi.

- Ví dụ:

+ Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi ở miền Bắc như tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.

+ Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi ở miền Nam: c/t; n/ng. Về dấu thanh thì dấu hỏi, dấu ngã...

2. Luyện tập nghe - viết; nhớ - viết, đặt câu với những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.

- Ví dụ:

+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu…

3. Lập sổ tay chính tả, ghi chú những lỗi dễ mắc phải để luyện tập.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Tục ngữ về con người và xã hội

Rút gọn câu

1 706 15/02/2022
Tải về