Soạn bài Sống chết mặc bay hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Sống chết mặc bay để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 604 lượt xem
Tải về


Soạn bài Sống chết mặc bay - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Sống chết mặc bay ngắn gọn:

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Sống chết mặc bay có thể chia làm 2 đoạn:

- Đoạn 1. Từ đầu đến “Quan ù, ấy là hạnh phúc!”: Cảnh nhân dân hộ đê và quan đánh bài.

- Đoạn 2. Còn lại. Cảnh đê vỡ và quan sắp ù to.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

a. Hai mặt tương phản trong truyện:

- Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng.

b.

* Cảnh người dân hộ đê: căng thẳng, nhốn nháo

- Thời gian: từ chiều cho đến gần 1 giờ sáng

- Dân hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ…

- Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi.

- Không khí: khẩn trương, gấp gáp (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...)

* Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn.

- Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút.

- Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.

- Quan phủ cùng nhau lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm.

c. Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

- Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà.

- Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị.

- Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ.

d. Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

- Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, “lòng lang dạ thú” của bọn quan lại.

- Thể hiện niềm thương cảm với cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ.

- Căm giận trước một bên là cảnh người dân thống khổ, còn quan sung sướng vì thắng ván bài.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Chứng minh ý kiến:

a. Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá.

- Cảnh quan lại nhàn hạ, chơi bài bạc trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ.

b. Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

- Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh.

- Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ.

- Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lý của quan được thể hiện rõ nét.

c. Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê: Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

=> Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú.

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật...) của truyện Sống chết mặc bay.

- Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê đối lập hoàn toàn với cuộc sống cơ cực, lầm than khốn khổ của nhân dân..

- Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

- Giá trị nghệ thuật: kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo, lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc...

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:

Soạn bài Sống chết mặc bay hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy:

- Tính cách của nhân vật quan phủ rất hách dịch, thản nhiên với việc vỡ đê, chăm chút quan tâm tới ván bài tỏ rõ là kẻ ham mê cờ bạc.

- Ngôn ngữ và hành động có vai trò quan trọng khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Sống chết mặc bay:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả: Phạm Duy Tốn (1883 – 1924)

- Quê quán: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội); sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội).

Soạn bài Sống chết mặc bay hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

+ Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

+ Truyện ngắn của ông thường viết về hiện thực xã hội đương thời

- Tác phẩm tiêu biểu: Sống chết mặc bay, Con người Sở Khanh, Nước đời lắm nỗi...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Tóm tắt:

 Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

Soạn bài Sống chết mặc bay hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

  “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

6. Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ sinh động

- Vận dụng, kết hợp thành công hai phép tương phản và tăng cấp

Bài giảng Ngữ văn 7 Sống chết mặc bay

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Cách làm bài văn lập luận giải thích

Luyện tập lập luận giải thích

Viết bài tập làm văn số 6 – văn lập luận giải thích (làm ở nhà)

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)

1 604 lượt xem
Tải về