Chương XIII Bộ Luật lao động 2012: Công đoàn
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.
1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.
1. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.
4. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
1. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.
2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.
3. Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều này.
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này.
4. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.
5. Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động.
6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
1. Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.
3. Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do công đoàn trả lương, được người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo thoả ước lao động tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động.
Article 188. The role of trade unions in industrial relations
1. Grassroots level trade unions play the role of representing and protecting the rights and legitimate interests of trade union members and employees; participate in negotiating, signing and supervising the implementation of collective labor agreements, wage scales and wage tables, labor norms, wage payment regulations and bonus regulations, internal working regulations, democracy regulations in enterprises, agencies or organizations; participate in and assist the settlement of labor disputes; hold dialogues and cooperate with employers to build harmonious, stable and progressive industrial relations in enterprises, agencies or organizations.
2. Immediate higher-level trade unions shall assist grassroot-level trade unions in performing their functions and tasks specified in Clause 1 of this Article; and propagate, educate and improve understanding of employees on the labor law and trade union law.
3. At non-unionized workplaces, immediate higher-level trade unions shall perform the duties specified in Clause 1 of this Article.
4. Trade unions at a level shall work with state management agencies of the same level and the employers’ representative organization to discuss and deal with labor-related issues.
Article 189. Establishment, joining and operation of trade unions at enterprises, agencies and organizations
1. Employees of enterprises, agencies and organizations have the right to establish, join and operate trade unions in accordance with the Law on Trade Union.
2. Immediate higher-level trade unions have the rights and responsibilities to mobilize employees to join trade unions and establish grassroots-level trade unions at enterprises, agencies or organizations; they also have the right to request employers and local labor state management agencies to create favorable conditions for and support the establishment of grassroots-level trade unions.
3. When the grassroots-level trade union is established in accordance with the Law on Trade Union, the employer shall recognize and create favorable conditions for activities of the grassroots-level trade union.
Article 190. Prohibited acts of employers related to the establishment, joining and operation of trade unions
1. Obstructing or causing difficulties to employees in the establishment, joining and operation of trade unions.
2. Coercing employees to establish, join and operate a trade union.
3. Asking employees not to join or to withdraw from a trade union.
4. Discriminating employees regarding wages, working time and other rights and obligations in industrial relations to obstruct employees in the establishment, joining and operation of trade unions.
Article 191. Rights of grassroots-level trade union representatives in industrial relations
1. To meet the employer to discuss, exchange ideas and negotiate on labor and employment issues.
2. To visit workplaces to meet employees within the scope of responsibility which they represent.
3. At non-unionized workplaces, immediate higher-level trade union representatives shall exercise the rights provided in this Article.
Article 192. Responsibilities of employers toward trade unions
1. To create favorable conditions for employees to establish, join and operate trade unions.
2. To collaborate and create favorable conditions for immediate higher-level trade unions to propagandize, mobilize and develop trade union members, establish grassroots-level trade unions and arrange full-time trade union representatives at enterprises, agencies or organizations.
3. To ensure conditions for grassroots-level trade union activities as provided in Article 193 of this Code.
4. To coordinate with grassroots-level trade unions to formulate and implement democracy regulations and coordination mechanism regulations which are suitable to the functions and tasks of each side.
5. To consult the executive committee of the grassroots-level trade union before issuing regulations related to the rights, obligations and benefits of and policies related to employees.
6. When an employee who is a part-time trade union representative is still in his/her trade union tenure while his/her labor contract expires, that labor contract must be extended until the end of the trade union tenure.
7. When an employer unilaterally terminates the labor contract of, transfers to another job or sacks an employee who is a part-time trade union representative, he/she must obtain the written agreement of the executive committee of the grassroots-level trade union or the executive committee of the immediate higher-level trade union.
If failing to reach such agreement, the two parties shall report it to a competent agency or organization. Only after 30 days after notifying the case to the local state management agency of labor, may the employer make decision and he/she shall take responsibility for his/her decision.
If disagreeing with the employer’s decision, the executive committee of the grassroots-level trade union and the employee concerned may request labor dispute settlement in accordance with the procedures and order provided by law.
Article 193. Assurance of conditions for trade union activities at enterprises, agencies and organizations
1. A grassroots-level trade union shall be provided by the employer with an office and information and given necessary conditions for trade union activities.
2. A part-time trade union representative may use working time for trade union activities according to the Law on Trade Union and have his/her wage paid by the employer.
3. A full-time trade union representative at an enterprise, agency or organization has his/her wage paid by the trade union and shall be ensured by the employer with collective welfare benefits like other employees of the enterprise, agency or organization as stated in the collective labor agreement or the employer’s regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 223. Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 224. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 225. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 226. Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 227. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 228. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 229. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 230. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 231. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 232. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 234. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Điều 120. Đăng ký nội quy lao động
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai