Nghị định 53/2014/NĐ-CP quy định việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề quan hệ lao động
Số hiệu: | 53/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2014 |
Ngày công báo: | 07/06/2014 | Số công báo: | Từ số 569 đến số 570 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định 53/2014/NĐ-CP về việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện NLĐ, NSDLĐ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề quan hệ lao động.
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ), trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, có trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến trong ban soạn thảo chính sách, pháp luật lao động về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ;
- Xây dựng báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình quan hệ lao động
- Phối hợp thực hiện và đánh giá công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
- Tổ chức, tham dự và góp ý tại các diễn đàn tham vấn về chính sách, pháp luật lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/7/2014, thay cho nghị định 145/2004/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VIỆC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LẤY Ý KIẾN TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG, TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động,
Nghị định này quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.
1. Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định này là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương quy định tại Nghị định này là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Việc lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
1. Chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
2. Các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động.
3. Báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn.
1. Bằng văn bản.
2. Thông qua ban soạn thảo, tổ biên tập, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia.
3. Thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.
Điều 6. Trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước
1. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Sau thời hạn lấy ý kiến, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, báo cáo tiếp thu, giải trình, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
2. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình phối hợp hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
3. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
4. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn về chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động và tổng hợp báo cáo theo quy định.
5. Đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động gửi các bên liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương khi cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu
1. Thu thập, tổng hợp ý kiến, tham gia với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
2. Phối hợp thực hiện chương trình hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
3. Tham gia xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
4. Phối hợp tổ chức, tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn về chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.
5. Tổng hợp, báo cáo định kỳ (6 tháng và hằng năm) hoặc đột xuất về tình hình quan hệ lao động, đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, gửi cơ quan quản lý nhà nước để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2004 quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này về việc lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
2. Đề nghị Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này đến các cấp công đoàn; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này đến các tổ chức thành viên, các hiệp hội doanh nghiệp.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 53/2014/ND-CP |
Hanoi, May 26, 2014 |
DECREE
PROVIDING THE CONSULTATION BY STATE MANAGEMENT AGENCIES WITH ORGANIZATIONS REPRESENTING EMPLOYEES AND EMPLOYERS IN THE FORMULATION OF LABOR POLICIES AND LAW AND INDUSTRIAL RELATION ISSUES
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 18, 2012 Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
After reaching agreement with the Vietnam General Confederation of Labor, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Vietnam Cooperative Alliance and the Vietnam Association of Small- and Medium- Sized Enterprises, the Government promulgates the Decree to provide the consultation by state management agencies with organizations representing employees and employers in the formulation of labor policies and law and industrial relation issues.
Article 1. Scope of application
This Decree provides principles, contents and forms of consultation by state management agencies with organizations representing employees and employers at the central level in the formulation of labor policies and law and industrial relation issues.
Article 2. Subjects of application
1. The state management agency provided in this Decree which is the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. The Vietnam General Confederation of Labor.
3. The central-level organizations representing employers provided in this Decree which are the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Vietnam Cooperative Alliance and the Vietnam Association of Small- and Medium- Sized Enterprises.
4. Agencies, organizations and individuals relating to the implementation of this Decree.
Article 3. Principles of consultation
The consultation of organizations representing employees and employers in the formulation of labor policies and law and industrial relation issues must comply with law and respect the rights and legitimate interests of employees and employers.
Article 4. Contents of consultation
1. Labor policies and law concerning the rights and legitimate interests of employees and employers in the industrial relation.
2. Measures for prevention and settlement of labor disputes.
3. Reports on the implementation of the International Labor Organization’s conventions ratified by the Socialist Republic of Vietnam.
Article 5. Forms of consultation
1. Written consultation.
2. Consultation through drafting committees, editorial boards, steering committees and research committees in which organizations representing employees and employers participate.
3. Consultation at meetings, seminars, forums and consultation conferences in which organizations representing employees and employers participate.
Article 6. Responsibility of state management agencies for consultation
1. To consult organizations representing employees and employers in the process of formulation of labor policies and law concerning the rights and legitimate interests of employees and employers in the industrial relation.
Past the time limit for consultation, state management agencies shall summarize opinions of the organizations representing employees and employers and related agencies and organizations, report on assimilation and explanation of opinions, and submit them to competent agencies for promulgation, or promulgate according to their competence such policies and law.
2. To consult organizations representing employees and employers in the process of formulation and implementation of programs on coordinated action in prevention and settlement of labor disputes; to assess the implementation of measures for prevention and settlement of labor disputes.
3. To consult organizations representing employees and employers in the elaboration of national reports at the request of the Government on the implementation of the International Labor Organization’s Convention ratified by the Socialist Republic of Vietnam relating to the rights and legitimate interests of employees and employers in the industrial relation.
4. To hold meetings, conferences, seminars, forums and consultation conferences on law policies and law and industrial relation issues, and summarize and report them under regulations.
5. To propose measures to maintain and develop the industrial relation, and send them to stakeholders, and report them to the Prime Minister.
Article 7. Responsibilities of the Vietnam General Federation of Labor and central-level organizations representing employers to give opinions at the request of state management agencies
1. To collect and summarize opinions, and join state management agencies in formulating labor policies and law relating to the rights and legitimate interests of employees and employers in the industrial relation.
2. To coordinate with other agencies in implementing programs of action on prevention and settlement of labor disputes; to assess the implementation of measures to prevent and settle labor disputes.
3. To participate in the elaboration of national reports at the request of state management agencies on the implementation of the International Labor Organization’s Convention ratified by the Socialist Republic of Vietnam relating to the rights and legitimate interests of employees and employers in the industrial relation.
4. To coordinate with other agencies in holding and participating in meetings, conferences, seminars, forums and consultation conferences on labor policies and law and industrial relation issues.
5. To summarize and report periodically (biannually or annually) or unexpectedly on the industrial relation, to propose measures to maintain and develop the industrial relation within the scope of their functions and tasks, and submit them to state management agencies for summarization and reporting to competent agencies.
Article 8. Effect
1. This Decree takes effect on July 15, 2014.
2. Decree No. 145/2004/ND-CP of July 14, 2004, detailing the Labor Code regarding the Vietnam General Confederation of Labor’s and employer representatives’ contribution of opinions to state agencies on labor polices and law and industrial relation issues, ceases to be effective from the effective date of this Decree.
Article 9. Implementation responsibilities
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Decree regarding consultation of the organizations representing employees and employers in localities after reaching agreement with the Vietnam General Confederation of Labor, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Vietnam Cooperative Alliance and the Vietnam Association of Small- and Medium-Sized Enterprises.
2. The chairperson of the Vietnam General Federation of Labor shall guide and organize the implementation of this Decree among trade unions at all levels; the chairpersons of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Cooperative Alliance, and Vietnam Association of Small- and Medium-Sized Enterprises shall guide and organize the implementation of this Decree among member organizations and enterprise associations.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies, and chairpersons of provincial-level agencies shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực