Chương V Bộ Luật lao động 2012: Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
3. Điều kiện làm việc.
4. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.
5. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.
6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích sau đây:
1. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
2. Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể;
3. Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
1. Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thoả thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng.
2. Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương lượng đúng thời điểm bắt đầu thương lượng theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương lượng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
3. Trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại Điều này thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
1. Đại diện thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành.
2. Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thoả thuận.
1. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động.
4. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động.
5. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
1. Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;
b) Lấy ý kiến của tập thể lao động.
Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;
c) Thông báo nội dung thương lượng tập thể.
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.
2. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.
Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;
b) Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.
3. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận.
4. Trường hợp thương lượng không thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.
2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:
a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
b) Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;
c) Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.
3. Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể khác.
Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.
1. Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trong thời hạn sau đây:
a) Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;
b) Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực.
Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thoả ước lao động tập thể.
1. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.
2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
Khi thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thoả thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 03 tháng trước ngày thoả ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết thoả ước lao động tập thể mới.
Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.
Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thoả ước lao động tập thể do người sử dụng lao động chi trả.
1. Người ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
b) Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.
2. Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp phải làm thành 05 bản, trong đó:
a) Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;
b) 01 bản gửi cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật này;
c) 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 01 bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên.
1. Người sử dụng lao động, người lao động, kể cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thoả ước lao động tập thể.
2. Trong trường hợp quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thoả ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn các quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể, thì phải thực hiện những quy định tương ứng của thoả ước lao động tập thể. Các quy định của người sử dụng lao động về lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, thì phải được sửa đổi cho phù hợp với thoả ước lao động tập thể trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.
3. Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thoả ước lao động tập thể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thoả ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
1. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và đại diện tập thể lao động căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể cũ hoặc thương lượng để ký thoả ước lao động tập thể mới.
2. Trong trường hợp thoả ước lao động tập thể hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
2. Thoả ước lao động tập thể ngành phải làm thành 04 bản, trong đó:
a) Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;
b) 01 bản gửi cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật này;
c) 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
1. Những nội dung của thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp hoặc quy định của người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của thoả ước lao động tập thể ngành thì phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thoả ước lao động tập thể ngành có hiệu lực.
2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thoả ước lao động tập thể ngành nhưng chưa xây dựng thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp, có thể xây dựng thêm thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của thoả ước lao động tập thể ngành.
3. Khuyến khích doanh nghiệp trong ngành chưa tham gia thoả ước lao động tập thể ngành thực hiện thoả ước lao động tập thể ngành.
Thoả ước lao động tập thể ngành có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
DIALOGUE AT WORKPLACE, COLLECTIVE BARGAINING, COLLECTIVE LABOR AGREEMENTS
Section 1. DIALOGUE AT WORKPLACE
Article 63. Purposes and forms of dialogue at workplace
1. Dialogue at workplace aims at sharing information and strengthening understanding between employers and employees for the building of industrial relations at workplace.
2. Dialogue at workplace is conducted through direct communication between employees and employers or between the representatives of the employees’ collectives and employers, ensuring the implementation of the regulations on grassroots-level democracy.
3. Employers and employees are obliged to implement the regulations on grassroots-level democracy at workplace in accordance with the Government’s regulations.
Article 64. Issues of dialogue at workplace
1. Production and business situation of the employer.
2. Performance of labor contracts, collective labor agreement, internal regulations and other commitments and agreements at workplace.
3. Working conditions.
4. Requests of individual employees and the employees’ collective to the employer.
5. Requests of the employer to individual employees and the employees’ collective.
6. Other issues which concern the two parties.
Article 65. Conducting of dialogue at workplace
1. Dialogue at workplace must be conducted once every 3 months or at the request of either party.
2. Employers are obliged to arrange venue and other physical conditions for dialogue at workplace.
Section 2. COLLECTIVE BARGAINING
Article 66. Purposes of collective bargaining
Collective bargaining is the discussion and negotiation between the employees’ collective and the employer in order to:
1. Build harmonious, stable and progressive industrial relations;
2. Establish new working conditions as a basis for the signing of the collective labor agreement;
3. Resolve problems and difficulties in the exercise of rights and performance of obligations by each party in industrial relations.
Article 67. Principles of collective bargaining
1. Collective bargaining must be carried out on the principles of good faith, equality, cooperativeness, publicity and transparency.
2. Collective bargaining must be carried out on a periodical or unexpected basis.
3. Collective bargaining must be carried out at a place agreed upon by two parties.
Article 68. The right to request collective bargaining
1. Each party may request collective bargaining and the requested party may not refuse the bargaining. Within 7 working days from the date the request is received, the parties shall agree on the time for opening a bargaining meeting.
2. In case either party cannot participate in the bargaining meeting at the time as agreed upon, it may request to postpone the bargaining for a maximum of 30 days counted from the date of receipt of the request for collective bargaining.
3. In case one party refuses the bargaining or does not conduct the bargaining within the time limit stated in this Article, the other party may carry out the procedures to request labor dispute settlement in accordance with law.
Article 69. Representatives for collective bargaining
1. Representatives for collective bargaining are provided as follows:
a/ The representative for the employees’ collective in collective bargaining at the enterprise level is the representative organization of the grassroots- level employees’ collective; the representative for the employees’ collective in collective bargaining at sectoral level is the representative of the executive committee of the sectoral trade union;
b/ The representative of the employer in collective bargaining at the enterprise level is the employer or a representative of the employer; the representative on the employer’s side in collective bargaining at the sectoral level is the representative of the sectoral employers’ representative organization.
2. The number of persons of each party to attend a bargaining meeting must be agreed by the two parties.
Article 70. Issues for collective bargaining
1. Wages, bonuses, allowances and pay rise.
2. Working time, rest time, overtime work, mid-shift breaks.
3. Ensuring employment for employees.
4. Ensuring occupational safety and hygiene; implementation of the internal working regulations.
5. Other issues that concern the two parties.
Article 71. Process of collective bargaining
1. The process of preparation for collective bargaining is provided as follows:
a/ At least 10 days before a collective bargaining meeting, at the request of the employees’ collective, the employer shall provide information about the production and business situation, except business and technology secrets of the employer;
b/ Collection of comments of the employees’ collective.
The bargaining representative of the employees’ collective shall directly collect comments of the employees’ collective or indirectly through a conference of employees’ delegates on the employees’ proposals to the employer and the employer’s proposals to the employees’ collective;
c/ Notification of issues for collective bargaining.
At least 5 working days before the commencement of the bargaining meeting, the party that requests collective bargaining shall notify the other party of the proposed issues for collective bargaining.
2. The process of conducting collective bargaining is provided as follows:
a/ Organization of a collective bargaining meeting.
The employer shall hold a collective bargaining meeting at the time and venue agreed by the two parties.
Collective bargaining meetings must be recorded in minutes which must specify issues that have been agreed upon by the two parties, the tentative time for signing an agreement on the agreed issues; and issues on which opinions remain divergent.
b/ Minutes of collective bargaining meetings must be signed by the representative of the employees’ collective, the employer and the preparer of the minutes.
3. Within 15 days after the end of a collective bargaining meeting, the bargaining representative of the employees’ collective shall publicly announce the minutes of the meeting to the employees’ collective for information and collect votes of the employees’ collective on the agreed issues.
4. In case the negotiation does not succeed, either party may continue requesting bargaining or carry out the procedures for labor dispute settlement in accordance with this Code.
Article 72. Responsibilities of the trade union, the employer’s representative organization and the state management agency of labor in collective bargaining
1. To organize training in collective bargaining skills for persons to participate in collective bargaining.
2. To participate in collective bargaining meetings if requested by either party to the collective bargaining.
3. To provide and exchange information relating to the collective bargaining.
Section 3. COLLECTIVE LABOR AGREEMENTS
Article 73. Collective labor agreements
1. Collective labor agreement is a written agreement between the employees’ collective and the employer on working conditions which have been agreed upon by the two sides through collective bargaining.
Collective labor agreements include enterprise-level collective labor agreement, sectoral-level collective labor agreement and other types of collective labor agreement as stipulated by the Government.
2. The content of a collective labor agreement must not be against the labor law and must be more favorable for the employees than what is provided by law.
Article 74. Signing of a collective labor agreement
1. A collective labor agreement is signed by the representative of the employees’ collective and the employer or the representative of the employer.
2. A collective labor agreement may be signed only when the parties have reached the agreement at the collective bargaining meetings and:
a/ Over 50% of the members of the employees’ collective vote for the issues for collective bargaining, in case of signing an enterprise-level collective labor agreement;
b/ Over 50% of the representatives of the executive committee of the grassroots-level trade union or the immediate higher-level trade union vote for the issues for collective bargaining, in case of signing a sectoral-level collective labor agreement;
c/ For other types of collective labor agreement, the Government’s regulations must be complied with.
3. Once the collective labor agreement is signed, the employer shall inform it to all of his/her employees.
Article 75. Sending of the collective labor agreement to state management agencies
Within 10 working days from the date of signing, the employer or the employer’s representative shall send a copy of the collective labor agreement to:
1. The provincial-level state management agency of labor, for enterprise- level collective labor agreements.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, for sectoral- level collective labor agreements and other types of collective labor agreement.
Article 76. Effective date of a collective labor agreement
The effective date of a collective labor agreement must be indicated in the agreement. In case the effective date is not indicated in the agreement, the effective date is the date of its signing.
Article 77. Modification and supplementation of a collective labor agreement
1. The parties may modify and supplement the collective labor agreement within the following time limit:
a/ After 3 months of implementation, if the collective labor agreement has an effective duration of under 1 year;
b/ After 6 months of implementation, if the collective labor agreement has an effective duration of between 1 year and 3 years.
2. In case there are changes in legal provisions that make the collective labor agreement no longer conform to the law, the two parties shall modify and supplement the collective labor agreement within 15 days after the changed legal provisions take effect.
Pending the modification and supplementation of the collective labor agreement, the rights and interests of the employees comply with the provisions of law.
3. The modification and supplementation of a collective labor agreement must be made as for the signing of a collective labor agreement.
Article 78. Invalid collective labor agreement
1. A collective labor agreement is partially invalid if one or more of its contents is/are contrary to law.
2. A collective labor agreement is wholly invalid in any of the following cases:
a/ The whole content of the agreement is contrary to law;
b/ The agreement is signed by an incompetent person;
c/ The signing of the agreement did not follow the prescribed collective bargaining process.
Article 79. Competence to declare a collective labor agreement to be invalid
People’s courts have competence to declare collective labor agreements to be invalid.
Article 80. Handling of an invalid collective labor agreement
When a collective labor agreement is declared to be invalid, the rights, obligations and interests of the parties in the invalid part(s) must be addressed in accordance with law and lawful agreements in labor contracts.
Article 81. Expiry of a collective labor agreement
Within 3 months before the expiry of a collective labor agreement, the two parties may bargain an extension of the duration of the collective labor agreement or enter into a new one.
In case the collective labor agreement expires during the bargaining process, it must continue to be implemented for maximum 60 days.
Article 82. Expenses for collective bargaining and signing of collective labor agreements
All expenses for bargaining, signing, modification, supplementation, sending and announcement of a collective labor agreement must be covered by the employer.
Section 4. ENTERPRISE-LEVEL COLLECTIVE LABOR AGREEMENTS
Article 83. Signing of an enterprise-level collective labor agreement
1. Persons to sign an enterprise-level collective labor agreement are provided as follows:
a/ A representative of the grassroots-level employees’ collective, for the employees’ collective’s side;
b/ The employer or a representative of the employer, for the employer’s side.
2. An enterprise-level collective labor agreement must be made in 5 copies, of which:
a/ Two copies must be kept by the two sides;
b/ One copy must be sent to the state agency specified in Article 75 of this Code;
c/ One copy must be sent to the intermediate higher-level trade union, and one copy to the employers’ representative organization in which the employer is a member.
Article 84. Implementation of an enterprise-level collective labor agreement
1. The employer and employees, including new employees who are employed after the collective labor agreement takes effect, shall fully implement the agreement.
2. In case the rights, obligations and interests of the parties stipulated in a labor contract signed before a collective labor agreement takes effect are less favorable than those provided in the collective labor agreement, the provisions of the collective labor agreement apply. Labor regulations of the employer which do not comply with the collective labor agreement must be amended to be consistent with the collective labor agreement within 15 days after the collective labor agreement takes effect.
3. In case a party considers that the other party does not perform fully or violates the collective labor agreement, the former may request full compliance with the agreement by the latter, and both parties shall jointly consider and resolve the issue. In case of failure to resolve the issue, either party may request settlement of the collective labor dispute in accordance with law.
Article 85. Validity duration of an enterprise-level collective labor agreement
An enterprise-level collective labor agreement has a validity duration of between 1 year and 3 years. For an enterprise which signs a collective labor agreement for the first time, the validity duration of this agreement can be under 1 year.
Article 86. Implementation of a collective labor agreement in case of transfer of ownership, right of management, right of use of an enterprise, merger, consolidation, split or separation of an enterprise
1. In case of transfer of ownership, the right to manage, or the right to use an enterprise or merger, consolidation, split or separation of an enterprise, the succeeding employer and the representative of the employees’ collective shall base on the labor utilization plan to consider choosing whether to continue the implementation of or modify and supplement the old collective labor agreement, or enter into a new one.
2. In case the validity of a collective labor agreement is terminated because the employer ceases its operation, the interests of employees must be settled in accordance with the labor law.
Section 5. SECTORAL-LEVEL COLLECTIVE LABOR AGREEMENTS
Article 87. Signing of a sectoral-level collective labor agreement
1. Representatives to sign a sectoral-level collective labor agreement are provided as follows:
a/ The representative of the employees’ collective is the chairperson of the sectoral-level trade union;
b/ The representative of the employer is the representative of the employers’ representative organization who has participated in the sectoral-level collective bargaining.
2. A sectoral-level collective labor agreement must be made in 4 copies, of which:
a/ Two copies must be kept by the two parties;
b/ One copy must be sent to the state agency specified in Article 75 of this Code;
c/ One copy must be sent to the intermediate higher-level trade union.
Article 88. Relationship between enterprise-level and sectoral-level collective labor agreements
1. In case the contents of the enterprise-level collective labor agreement or other regulations of the employer on rights, obligations and lawful interests of employees in the enterprise are less favorable than the relevant provisions of the sectoral-level collective labor agreement, the enterprise-level collective labor agreement must be modified and supplemented accordingly within 3 months after the sectoral-level collective labor agreement takes effect.
2. An enterprise subject to a sectoral-level collective labor agreement which has not yet elaborated its own collective labor agreement may elaborate its own collective labor agreement with terms more favorable for employees than those of the sectoral-level collective labor agreement.
3. Enterprises within a sector which have not acceded to the sectoral-level collective labor agreement are encouraged to implement the sectoral-level collective labor agreement.
Article 89. Validity duration of a sectoral-level collective labor agreement
A sectoral-level collective labor agreement has a validity duration of between 1 year and 3 years.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực