Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH công tác huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động
Số hiệu: | 27/2013/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 18/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 11/12/2013 | Số công báo: | Từ số 891 đến số 892 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/07/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải tập huấn lại về an toàn vệ sinh lao động
Từ ngày 15/12 sắp tới, NLĐ sẽ phải được tập huấn lại về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo quy định mới tại Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH.
Theo đó, NLĐ sẽ được chia thành 4 nhóm đối tượng khác nhau với các nội dung huấn luyện khác nhau
NLĐ sau khi hoàn thoàn khóa huấn luyện sẽ được cấp Chứng chỉ huấn luyện, Chứng nhận huấn luyện hoặc ghi vào sổ theo dõi huấn luyện tại cơ sở.
Cơ sở có trách nhiệm lưu giữ tài liệu huấn luyện và kết quả kiểm tra, sát hạch ATVSLĐ ít nhất 5 năm.
Ngoài ra, Thông tư mới cũng chi tiết hóa điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cũng như hồ sơ, thủ tục mở dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
Kèm theo Thông tư là Danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Các mẫu Chứng chỉ, chứng nhận và các biểu mẫu báo cáo liên quan.
Văn bản tiếng việt
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2013/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Căn cứ Điều 150 của Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện Khoản 4, Điều 150 Bộ luật lao động quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Thực hiện Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động về hướng dẫn và quản lý việc tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Thông tư này không điều chỉnh hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1. Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là cơ sở).
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện là các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và thực hiện dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Giảng viên cơ hữu là giảng viên trong biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm sau:
1. Nhóm 1: Người làm công tác quản lý (trừ trường hợp kiêm nhiệm theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này) bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2. Nhóm 2:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Nhóm 3:
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư này (phụ lục I).
4. Nhóm 4:
Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)
1. Huấn luyện nhóm 1
Nhóm 1 được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây:
a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;
c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
2. Huấn luyện nhóm 2
Nhóm 2 được huấn luyện kiến thức chung bao gồm:
a) Kiến thức chung như nhóm 1;
b) Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;
c) Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.
3. Huấn luyện nhóm 3
Nhóm 3 được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm:
a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
đ) Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:
a) Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động (huấn luyện tập trung);
b) Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
1. Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện tối thiểu với từng nhóm được quy định như sau:
a) Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
b) Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra;
c) Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Tài liệu huấn luyện
Tài liệu huấn luyện được biên soạn căn cứ vào từng đối tượng huấn luyện, điều kiện thực tế và chương trình khung huấn luyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
1. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện
a) Huấn luyện kiến thức chung
Giảng viên là người có trình độ đại học trở lên và có một trong các điều kiện sau:
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các hội, đoàn thể, cơ quan nghiên cứu;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định lựa chọn.
b) Huấn luyện chuyên ngành
- Giảng viên huấn luyện lý thuyết là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có một trong các điều kiện sau:
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ quan nghiên cứu, các hội, đoàn thể hoặc làm công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định lựa chọn.
- Huấn luyện thực hành:
+ Huấn luyện thực hành nhóm 2: Giảng viên thực hành có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và phải thông thạo công việc thực hành đối với các loại máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo Chương trình khung huấn luyện nhóm 2 được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Huấn luyện thực hành nhóm 3: Giảng viên phải có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện.
+ Huấn luyện thực hành nhóm 4: Giảng viên có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên hoặc người có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất 5 năm.
2. Lưu trữ hồ sơ giảng viên huấn luyện
Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện và cơ sở tổ chức huấn luyện phải lưu trữ bản sao hồ sơ của giảng viên huấn luyện gồm giấy chứng minh nhân dân, bằng chuyên môn, xác nhận kinh nghiệm của giảng viên huấn luyện.
1. Đối tượng được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
a) Nhóm 1: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng nhận huấn luyện.
b) Nhóm 2, 3: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ huấn luyện.
c) Nhóm 4: Kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở.
2. Thời hạn Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện; cấp đổi Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
a) Thời hạn Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
- Chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm;
- Chứng chỉ huấn luyện có thời hạn 5 năm.
b) Cấp đổi Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
- Cơ sở lập danh sách những người có Chứng nhận huấn luyện trước khi hết hạn trong vòng 60 ngày, kèm theo bản phô tô Chứng nhận huấn luyện đã cấp gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện cấp (Chứng nhận hoặc Chứng chỉ huấn luyện) để được huấn luyện định kỳ. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu sẽ được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới;
- Cơ sở lập danh sách những người có Chứng chỉ huấn luyện trước khi hết hạn trong vòng 60 ngày, kèm theo bản phô tô Chứng chỉ huấn luyện đã cấp gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện Cấp chứng chỉ để được cấp đổi Chứng chỉ huấn luyện mới;
- Không cấp đổi đối với các trường hợp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 5 Điều này;
c) Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện do Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện in và cấp theo mẫu quy định tại Thông tư này (mẫu 1, 2 phụ lục II).
3. Trong trường hợp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện bị hỏng, mất thì người được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện làm văn bản giải trình có xác nhận của cơ sở gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đã cấp để được cấp lại.
4. Quản lý Chứng nhận, Chứng chỉ, Sổ theo dõi công tác huấn luyện
a) Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện mở sổ theo dõi, cấp số Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện cho các đối tượng được huấn luyện (mẫu số 3, phụ lục II);
b) Cơ sở tổ chức huấn luyện mở Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở (mẫu số 4, phụ lục II).
5. Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn hiệu lực ghi trong Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện;
b) Người được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện không tham dự huấn luyện lại, huấn luyện định kỳ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
1. Huấn luyện khi chuyển đổi công việc
Đối tượng đã được huấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới; đối tượng huấn luyện thuộc nhóm 4, kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện ở cơ sở.
2. Huấn luyện lại
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này như sau: Nhóm 1 huấn luyện nội dung điểm c khoản 1; nhóm 2 nội dung điểm b, c khoản 2; nhóm 3 nội dung điểm c, d, đ khoản 3; nhóm 4 nội dung điểm b khoản 4. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Huấn luyện định kỳ
a) Huấn luyện nhóm 1:
Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 1 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ để được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
b) Huấn luyện nhóm 2, nhóm 3
Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 2, 3 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện cấp Chứng chỉ huấn luyện.
c) Huấn luyện nhóm 4
Định kỳ được tổ chức ít nhất mỗi năm 1 lần.
4. Chương trình và thời gian huấn luyện định kỳ
Chương trình huấn luyện định kỳ được áp dụng như đối với huấn luyện lần đầu; thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
1. Chương trình huấn luyện là quy định về kết cấu nội dung, số lượng, thời lượng các phần huấn luyện, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng công việc được huấn luyện.
2. Chương trình huấn luyện được xây dựng phù hợp với từng nhóm đối tượng huấn luyện trên cơ sở quy định của pháp luật; phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; phù hợp với điều kiện thực tiễn ở cơ sở.
3. Kết cấu chương trình huấn luyện bao gồm phần nội dung huấn luyện chung và phần nội dung huấn luyện theo đặc thù riêng; trong đó phần huấn luyện theo đặc thù riêng do Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện và cơ sở tổ chức huấn luyện tự quyết định trên cơ sở phân tích, đánh giá những đặc điểm riêng phù hợp với ngành, nghề và điều kiện lao động thực tế ở cơ sở.
1. Thời gian 1 giờ học là 60 phút.
2. Học viên phải tham dự đầy đủ thời gian học lý thuyết và thực hành thì được tham dự kiểm tra.
3. Thời gian kiểm tra lý thuyết và kỹ năng thực hành được tính vào thời gian thực học tối thiểu của chương trình huấn luyện. Thời gian kiểm tra lý thuyết tối thiểu là 60 phút, tối đa là 120 phút; thời gian kiểm tra thực hành không quá 180 phút.
1. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện
a) Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này được hoạt động dịch vụ huấn luyện và cấp, cấp đổi Chứng nhận huấn luyện đối với nhóm 1; huấn luyện nhóm 4;
b) Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này được hoạt động dịch vụ huấn luyện và cấp, cấp đổi Chứng chỉ huấn luyện đối với nhóm 2, nhóm 3; huấn luyện và cấp, cấp đổi Chứng nhận huấn luyện đối với nhóm 1; huấn luyện nhóm 4.
2. Cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau:
a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm các điều kiện về giảng viên theo quy định tại Thông tư này;
b) Thông qua Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
1. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện cho người tham gia khóa huấn luyện nếu có:
a) Trụ sở hợp pháp hoặc hợp đồng thuê, liên kết với cơ sở để có trụ sở hợp pháp còn thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện;
b) Số lượng phòng học lý thuyết phù hợp với quy mô huấn luyện; mỗi phòng có diện tích từ 30m2 trở lên và bảo đảm diện tích bình quân ít nhất là 1,3 m2/01 học viên;
c) Chương trình, giáo trình huấn luyện được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện được quy định tại Phụ lục III Thông tư này;
d) Ít nhất 05 giảng viên cơ hữu huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện cho người tham gia khóa huấn luyện nếu có:
a) Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thủ trưởng và những người phụ trách các công việc kế toán, đào tạo. Thủ trưởng và người phụ trách huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên;
c) Đủ điều kiện huấn luyện chuyên ngành và thực hành, bao gồm:
- Có số lượng máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành để thực hành theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có hợp đồng thuê, liên kết hợp pháp với cơ sở để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành tương ứng với quy mô, đối tượng huấn luyện và còn thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện; trong đó diện tích phòng, xưởng thực hành ít nhất là 40 m2 trở lên và bảo đảm diện tích ít nhất là 1,5 m2/01 học viên;
- Có chương trình, giáo trình huấn luyện chuyên ngành được xây dựng theo Chương trình khung huấn luyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có đủ số lượng giảng viên huấn luyện chuyên ngành về lý thuyết và thực hành tương ứng với quy mô huấn luyện; trong đó có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu huấn luyện chuyên ngành, thực hành.
1. Tổ chức có nhu cầu cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều 13, lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Thông tư này để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (mẫu 5, phụ lục II);
b) Đề án tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, trong đó thuyết minh rõ quy mô huấn luyện; các điều kiện, giải pháp thực hiện;
c) Quyết định thành lập Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao);
d) Quyết định bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ người đứng đầu và tổ chức bộ máy của tổ chức huấn luyện (bản sao);
đ) Báo cáo về cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên huấn luyện (mẫu 6, phụ lục II) và kèm theo các hồ sơ, tài liệu sau:
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bằng chuyên môn, xác nhận kinh nghiệm của giảng viên huấn luyện;
- Bản sao các loại hồ sơ, giấy tờ về cơ sở vật chất (kèm theo danh mục, vị trí lắp đặt) đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; hợp đồng thuê, hợp đồng liên kết huấn luyện trong trường hợp Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện tiến hành việc thuê hoặc liên kết với cơ sở khác để bảo đảm điều kiện về máy, thiết bị huấn luyện như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
- Chương trình huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Thông tư này phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện (mẫu 7, 8 Phụ lục II) hoặc được cấp Chứng chỉ huấn luyện (Mẫu 9 Phụ lục II). Nếu không cấp thì phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức đề nghị.
1. Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện là 5 năm. Trước khi hết hạn Giấy chứng nhận trong vòng 60 ngày, Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện nếu còn tiếp tục hoạt động phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Thông tư này tiến hành thẩm định lại. Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu theo quy định thì Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Giấy chứng nhận mới. Thời hạn và trình tự thẩm định lại áp dụng như đối với thẩm định lần đầu.
2. Trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hỏng, mất; Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện làm văn bản giải trình gửi cơ quan đã cấp để được cấp lại.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện bị thu hồi trong các trường hợp sau:
1. Không bảo đảm điều kiện huấn luyện như đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện hoặc tổ chức khóa huấn luyện nhưng không bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Liên tiếp 2 lần không báo cáo định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này.
3. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục các vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động.
4. Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 03 lần đối với 01 hành vi hoặc 03 lần trong vòng một năm.
5. Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động.
6. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận.
7. Không tổ chức huấn luyện nhưng vẫn cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện.
8. Sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện.
1. Thẩm quyền của Cục An toàn lao động
a) Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện cho Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế quyết định thành lập;
b) Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện cho Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
c) Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện thuộc thẩm quyền cấp của Cục An toàn lao động nếu Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện vi phạm quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Thẩm quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện cho Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này do các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập;
b) Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện thuộc thẩm quyền cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nếu Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện vi phạm quy định tại Điều 16 Thông tư này.
3. Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong thời gian thực thi công vụ có quyền xử lý vi phạm hành chính, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Cục An toàn lao động biết về việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện hoặc quyết định đình chỉ hoạt động huấn luyện trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp, thu hồi Giấy chứng nhận hoặc kể từ ngày quyết định đình chỉ hoạt động huấn luyện của Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, đoàn thể liên quan.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố danh sách các tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện; danh sách các tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện bị đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận, bị xử lý vi phạm trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa chỉ http:\\www.antoanlaodong.gov.vn.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát hàng năm và đột xuất đối với các Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện trên toàn quốc.
4. Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn Thông tư này tới các ngành, các cấp, các cơ sở sử dụng lao động và các tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện trên địa bàn.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm định chương trình huấn luyện chi tiết của cơ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thẩm định của cơ sở. Trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
4. Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn.
1. Các Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện (kể cả được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực) lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Thông tư này để thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
2. Bảo đảm về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng các khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
3. Thông báo (bằng công văn, fax hoặc thư điện tử) về chương trình, thời gian, địa điểm huấn luyện trước khi tổ chức huấn luyện ít nhất 7 ngày để được kiểm tra, giám sát các hoạt động huấn luyện. Thông báo được gửi về các cơ quan sau:
a) Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các hoạt động huấn luyện để cấp Chứng chỉ huấn luyện;
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức huấn luyện đối với các hoạt động huấn luyện cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện.
4. Định kỳ 6 tháng, Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện phải báo cáo bằng văn bản kết quả huấn luyện (mẫu 10, Phụ lục II) cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi đơn vị có trụ sở chính và nơi có hoạt động huấn luyện). Thời hạn báo cáo trước ngày 10 tháng 7 (báo cáo 6 tháng đầu năm), trước ngày 10 tháng 01 của năm sau (báo cáo cả năm), đồng thời gửi thư điện tử tới Cục An toàn lao động tại địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
5. Khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động huấn luyện ít nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh.
6. Khi có nhu cầu thay đổi đối tượng huấn luyện, Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện phải làm hồ sơ để xin cấp chứng nhận bổ sung. Khi chấm dứt hoạt động huấn luyện, Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện biết để thu hồi.
7. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện, bao gồm:
a) Chụp ảnh và in ấn các tài liệu liên quan đến việc thẩm định và cấp Giấy chứng nhận;
b) Phương tiện đi lại và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước phục vụ cho việc thẩm định;
c) Tổ chức cuộc họp thông qua biên bản thẩm định các điều kiện tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện;
d) Các khoản chi phí nêu trên được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế của Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện, theo quy định hiện hành của pháp luật về Thuế.
1. Lập kế hoạch huấn luyện, bố trí thời gian để các đối tượng thuộc quyền quản lý được huấn luyện đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.
2. Lập danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động và danh sách lao động làm các công việc tương ứng.
3. Xây dựng chương trình huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và điều kiện thực tế trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, phê duyệt. Căn cứ chương trình huấn luyện chi tiết được phê duyệt, cơ sở xây dựng tài liệu huấn luyện và tổ chức huấn luyện cho người lao động.
4. Hằng năm, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn nơi cơ sở có trụ sở chính và địa phương nơi có người lao động đang làm việc.
5. Chi trả đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác cho các đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.
6. Thanh toán chi phí huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất.
7. Lưu giữ tài liệu huấn luyện và kết quả kiểm tra, sát hạch an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất 5 năm.
8. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại thông tư này.
1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, người lao động đã được huấn luyện theo Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH thì khi hết thời hạn theo quy định của Thông tư phải được huấn luyện theo quy định tại Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn lao động đã được cấp theo quy định tại thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH , Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn.
3. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các tổ chức huấn luyện đang hoạt động phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và giảng viên huấn luyện theo quy định tại Thông tư này để được thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện. Sau thời hạn này, tổ chức huấn luyện nào không bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định tại Thông tư này sẽ không được phép hoạt động.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
2. Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...).
4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, bê tông.
5. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.
6. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện cốc, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.
7. Các công việc trên cao, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn dưới nước.
8. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu.
9. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ máy, thiết bị thu phát sóng có điện từ trường tần số cao, các máy chụp X quang, chụp cắt lớp.
10. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; Khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí.
11. Làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải; làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.
12. Xây, lắp ráp, tạo, phá dỡ, vệ sinh và bảo dưỡng các kết cấu hoặc công trình xây dựng.
13. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện; hàn cắt kim loại.
CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Mẫu 1: Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mặt ngoài: In màu xanh da trời; kích thước 13x19cm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào giấy chứng nhận. 3- Không được cho người khác mượn 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện nơi cấp giấy chứng nhận. 5- Trước khi Chứng nhận huấn luyện hết hạn trong vòng 60 ngày, người được cấp Chứng nhận phải tham dự huấn luyện định kỳ để được cấp đổi Chứng nhận mới.
Trang 4 |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG-VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang 1 |
Mặt Trong:
1. Họ và tên: …………………………………………...… 2. Nam Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………… 4. Quốc tịch: ……………. Số CMND (hộ chiếu)……… 5. Chức vụ: ………………………… 6. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động 7. Được tổ chức từ ngày ……tháng……..năm………… Đến ngày ……tháng …….năm ………… 8. Kết quả đạt loại: ………………………………….. 9. Chứng nhận có giá trị 2 năm Từ ngày …tháng …năm …… đến ngày …tháng … năm .....
………….ngày …..tháng …….năm ………
Trang 2 |
|
Trang 3 |
Mẫu 2: Mẫu Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mặt ngoài: In màu đỏ; kích thước 13x19cm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1- Xuất trình chứng chỉ khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào chứng chỉ. 3- Không được cho người khác mượn 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện nơi cấp chứng chỉ. 5- Trong thời gian chứng chỉ có hiệu lực phải tham gia huấn luyện định kỳ ít nhất 2 lần.
Trang 4 |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG-VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang 1 |
1. Họ và tên: …………………………………………………...…… 2. Nam Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………….. 4. Quốc tịch: ………….… Số CMND (hộ chiếu) ………..…. 5. Chức vụ: …………………………… 6. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động .......................................... 7. Được tổ chức từ ngày ……tháng……..năm…………… Đến ngày ……tháng …….năm …………… 8. Kết quả đạt loại: ………………………………….. 9. Chứng chỉ có giá trị 5 năm Từ ngày …tháng …năm …… đến ngày …tháng … năm ……… . ………….ngày …..tháng …….năm ………….
Trang 2 |
|
HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ LẦN 1
Từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ……….. . …………., ngày …. tháng ……. năm ………
HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ LẦN 2
Từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ………..
…………., ngày …. tháng ……. năm ………
Trang |
Mẫu 3: Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện
SỔ THEO DÕI CẤP CHỨNG NHẬN/CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm 20.........
I – NHÓM 1
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả |
Số CN H/luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II - NHÓM 2
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả |
Số CC H/luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III - NHÓM 3
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả |
Số CC H/luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người vào sổ |
Mẫu 4: Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm 20.........
I – NHÓM 1
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Chức vụ |
Ngày cấp CN |
Số CN huấn luyện |
Huấn luyện định kỳ ngày … |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
II - NHÓM 2
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Ngày cấp CC huấn luyện |
Số CC huấn luyện |
Huấn luyện định kỳ lần 1 ngày … |
Huấn luyện định kỳ lần 2 ngày … |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
III - NHÓM 3
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Ngày cấp CC huấn luyện |
Số CC huấn luyện |
Huấn luyện định kỳ lần 1 ngày … |
Huấn luyện định kỳ lần 2 ngày … |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV – NHÓM 4
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả huấn luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người vào sổ |
Mẫu 5- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi: .........................................................................
1. Tên cơ quan đăng ký: ........................................................................................
Tên giao dịch quốc tế: …………….............………………………..……………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................
Điện thoại: ............................... Fax: ................................
Email: ......................................
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): .........................................…...
.................................................................................................................................
3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (kèm bản sao có công chứng):
Số: ........................…............ Ngày tháng năm cấp: ........................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức: ..................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: .........................................................................
5. Đăng ký hoạt động dịch vụ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động (có Báo cáo Thực trạng điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động kèm theo).
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
THỦ TRƯỞNG |
Mẫu 6- Báo cáo thực trạng điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày.......tháng....... năm 20....... |
BÁO CÁO
THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của tổ chức
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của các chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác khác (nếu có):
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
(kèm theo bản sao các giấy phép xây dựng có công chứng)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung:
- Các phòng học được sử dụng chung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Các công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Các thiết bị huấn luyện sử dụng chung
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Năm sản xuất |
1 |
|
|
|
2 ... |
|
|
|
II. Cán bộ quản lý, giảng viên huấn luyện
STT |
Họ tên |
Ngày sinh |
Trình độ chuyên môn |
Số năm kinh nghiệm theo quy định của Thông tư |
II.1 |
Cán bộ quản lý |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
II.2 |
Giảng viên cơ hữu |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
Thực hiện báo cáo chi tiết theo các nội dung ở từng mục.
Mẫu 7- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../(1)........../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Chứng nhận: ...........................................(2)............................................................
Tên giao dịch quốc tế: ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................
Điện thoại: ............................ Fax: ................................ Email: .............................
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:
Số: ........................…...... Ngày tháng năm cấp: ...................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện.
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng ……. năm ………….
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
(1) Năm cấp giấy chứng nhận.
(2) Tên tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Mẫu 8- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../(1)........../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Chứng nhận: ...........................................(2)............................................................
Tên giao dịch quốc tế: ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................
Điện thoại: ............................ Fax: ................................ Email: .............................
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:
Số: ........................…...... Ngày tháng năm cấp: ...................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp Chứng nhận huấn luyện.
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng ……. năm ………….
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
(1) Năm cấp Chứng nhận.
(2) Tên tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Mẫu 9- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../(1)........../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN
Chứng nhận: ...........................................(2)............................................................
Tên giao dịch quốc tế: ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................
Điện thoại: ............................ Fax: ................................ Email: .............................
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:
Số: ........................…...... Ngày tháng năm cấp: ...................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp Chứng chỉ huấn luyện: ………………………………………………
………………………………(3)………………………………….
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng ……. năm ………….
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
(1) Năm cấp Chứng nhận.
(2) Tên tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
(3) Nhóm huấn luyện, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động .
Mẫu 10: Mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ….( hoặc NĂM …) HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi: ..................................................................................................................
1. Tên tổ chức đăng ký: ...........................................................................................
Tên giao dịch quốc tế: …………….............………………………..……………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................
Điện thoại: ............................... Fax: ................................ Email: ......................................
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): .........................................…...
.................................................................................................................................
3. Kết quả hoạt động huấn luyện:
TT |
Đối tượng huấn luyện |
Số người được huấn luyện |
Số người được cấp Chứng chỉ |
Số người được cấp Chứng nhận |
1 |
Nhóm 1 |
|
|
|
2 |
Nhóm 2 |
|
|
|
3 |
Nhóm 3 |
|
|
|
4 |
Nhóm 4 |
|
|
|
4. Việc duy trì điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu hoạt động huấn luyện:
………………………………………………………………………………..
5. Những đề xuất, kiến nghị:
……………………………………………………………………………..
|
THỦ TRƯỞNG |
1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
1 |
1 |
|
|
2 |
Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động; |
1 |
1 |
|
|
3 |
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
1 |
1 |
|
|
II |
Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
2 |
Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động; |
0,5 |
0,5 |
|
|
3 |
Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
5 |
Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động |
0,5 |
0,5 |
|
|
6 |
Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
7 |
Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
8 |
Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; |
0.5 |
0.5 |
|
|
9 |
Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
10 |
Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
0 |
0 |
11 |
Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. |
0.5 |
0.5 |
0 |
0 |
III |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; đánh giá các nguy cơ trong sản xuất |
2 |
2 |
|
|
2 |
Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; |
2 |
2 |
|
|
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
2 |
0 |
0 |
2 |
Tổng cộng |
16 |
14 |
|
2 |
2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2, tổng thời lượng ít nhất là 48 giờ
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Huấn luyện kiến thức chung (Như chương trình khung huấn luyện nhóm 1) |
16 |
14 |
0 |
2 |
II |
Nghiệp vụ tổ chức công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất |
1 |
1 |
|
|
2 |
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động |
2 |
2 |
|
|
3 |
Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở |
1 |
1 |
|
|
4 |
Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp |
1 |
1 |
|
|
III |
Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn. |
19 |
9 |
10 |
|
1 |
Tổng quan về thiết bị áp lực |
3 |
1 |
2 |
|
2 |
Tổng quan về thiết bị nâng, thang máy |
2 |
1 |
1 |
|
3 |
Kỹ thuật an toàn điện |
3 |
2 |
1 |
|
4 |
ATLĐ với một số thiết bị phổ biến dùng trong sản xuất |
2 |
1 |
1 |
|
5 |
ATLĐ trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất |
2 |
1 |
1 |
|
6 |
ATLĐ, VSLĐ trên công trường xây dựng |
4 |
2 |
2 |
|
7 |
Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động |
3 |
1 |
2 |
|
IV |
Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng khóa huấn luyện |
4 |
2 |
2 |
|
V |
Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện |
4 |
0 |
0 |
4 |
Tổng cộng |
48 |
30 |
12 |
6 |
3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Chính sách, pháp luật về ATLĐ, VSLĐ |
8 |
7 |
1 |
|
1 |
Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ |
1 |
1 |
1 |
|
2 |
Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động |
1 |
1 |
0 |
|
3 |
Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa |
2 |
2 |
0 |
|
4 |
Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động |
1 |
1 |
0 |
|
5 |
Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc |
3 |
2 |
1 |
|
II |
Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ |
1,5 |
1,5 |
0 |
|
1 |
Khái niệm về công việc, thiết bị làm việc |
0,5 |
0,5 |
|
|
2 |
Các thông số cơ bản về công việc, thiết bị |
0,5 |
0,5 |
|
|
3 |
Các đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của thiết bị |
0,5 |
0,5 |
|
|
III |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ |
2 |
2 |
|
0 |
1 |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại |
1 |
1 |
|
|
2 |
Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố đó gây ra |
1 |
1 |
|
|
IV |
Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động |
6,5 |
4,5 |
2 |
|
1 |
Kỹ thuật an toàn lao động |
3 |
2 |
1 |
|
2 |
Kỹ thuật vệ sinh lao động |
3 |
2 |
1 |
|
3 |
Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc liên quan đến công việc, thiết bị vận hành |
0,5 |
0,5 |
0 |
|
V |
Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động |
4 |
2 |
2 |
|
VI |
Huấn luyện theo đặc thù riêng của công việc hoặc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động |
4 |
2 |
2 |
|
|
Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện |
4 |
2 |
2 |
0 |
Tổng cộng |
30 |
21 |
9 |
0 |
4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Kiến thức chung về ATLĐ, VSLĐ |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ,VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ tại cơ sở |
1 |
2 |
0 |
0 |
2 |
Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động |
1 |
1 |
0 |
|
3 |
Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa |
2 |
2 |
0 |
0 |
4 |
Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở |
1 |
1 |
0 |
|
II |
Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương |
6 |
3 |
3 |
0 |
1 |
Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc ATLĐ, VSLĐ người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng |
2 |
1 |
1 |
0 |
2 |
Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động |
2 |
1 |
1 |
0 |
III |
Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao |
4 |
3 |
1 |
0 |
1 |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Quy trình làm việc an toàn; quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
Phối hợp làm việc tập thể |
1 |
1 |
0 |
0 |
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
1 |
1 |
0 |
|
Tổng cộng |
16 |
12 |
4 |
|
DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...).
4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, bê tông.
5. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.
6. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện cốc, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.
7. Các công việc trên cao, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn dưới nước.
8. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu.
9. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ máy, thiết bị thu phát sóng có điện từ trường tần số cao, các máy chụp X quang, chụp cắt lớp.
10. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; Khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí.
11. Làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải; làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.
12. Xây, lắp ráp, tạo, phá dỡ, vệ sinh và bảo dưỡng các kết cấu hoặc công trình xây dựng.
13. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện; hàn cắt kim loại.
CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Mẫu 1: Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mặt ngoài: In màu xanh da trời; kích thước 13x19cm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào giấy chứng nhận. 3- Không được cho người khác mượn 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện nơi cấp giấy chứng nhận. 5- Trước khi Chứng nhận huấn luyện hết hạn trong vòng 60 ngày, người được cấp Chứng nhận phải tham dự huấn luyện định kỳ để được cấp đổi Chứng nhận mới.
Trang 4 |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG-VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang 1 |
Mặt Trong:
1. Họ và tên: …………………………………………...… 2. Nam Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………… 4. Quốc tịch: ……………. Số CMND (hộ chiếu)……… 5. Chức vụ: ………………………… 6. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động 7. Được tổ chức từ ngày ……tháng……..năm………… Đến ngày ……tháng …….năm ………… 8. Kết quả đạt loại: ………………………………….. 9. Chứng nhận có giá trị 2 năm Từ ngày …tháng …năm …… đến ngày …tháng … năm .....
………….ngày …..tháng …….năm ………
Trang 2 |
|
Trang 3 |
Mẫu 2: Mẫu Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mặt ngoài: In màu đỏ; kích thước 13x19cm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1- Xuất trình chứng chỉ khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào chứng chỉ. 3- Không được cho người khác mượn 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện nơi cấp chứng chỉ. 5- Trong thời gian chứng chỉ có hiệu lực phải tham gia huấn luyện định kỳ ít nhất 2 lần.
Trang 4 |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG-VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang 1 |
1. Họ và tên: …………………………………………………...…… 2. Nam Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………….. 4. Quốc tịch: ………….… Số CMND (hộ chiếu) ………..…. 5. Chức vụ: …………………………… 6. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động .......................................... 7. Được tổ chức từ ngày ……tháng……..năm…………… Đến ngày ……tháng …….năm …………… 8. Kết quả đạt loại: ………………………………….. 9. Chứng chỉ có giá trị 5 năm Từ ngày …tháng …năm …… đến ngày …tháng … năm ……… . ………….ngày …..tháng …….năm ………….
Trang 2 |
|
HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ LẦN 1
Từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ……….. . …………., ngày …. tháng ……. năm ………
HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ LẦN 2
Từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …….. năm ………..
…………., ngày …. tháng ……. năm ………
Trang |
Mẫu 3: Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện
SỔ THEO DÕI CẤP CHỨNG NHẬN/CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm 20.........
I – NHÓM 1
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả |
Số CN H/luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II - NHÓM 2
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả |
Số CC H/luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III - NHÓM 3
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả |
Số CC H/luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người vào sổ |
Mẫu 4: Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm 20.........
I – NHÓM 1
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Chức vụ |
Ngày cấp CN |
Số CN huấn luyện |
Huấn luyện định kỳ ngày … |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
II - NHÓM 2
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Ngày cấp CC huấn luyện |
Số CC huấn luyện |
Huấn luyện định kỳ lần 1 ngày … |
Huấn luyện định kỳ lần 2 ngày … |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
III - NHÓM 3
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Ngày cấp CC huấn luyện |
Số CC huấn luyện |
Huấn luyện định kỳ lần 1 ngày … |
Huấn luyện định kỳ lần 2 ngày … |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV – NHÓM 4
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ….. Đến ngày ….. |
Kết quả huấn luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người vào sổ |
Mẫu 5- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi: .........................................................................
1. Tên cơ quan đăng ký: ........................................................................................
Tên giao dịch quốc tế: …………….............………………………..……………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................
Điện thoại: ............................... Fax: ................................
Email: ......................................
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): .........................................…...
.................................................................................................................................
3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (kèm bản sao có công chứng):
Số: ........................…............ Ngày tháng năm cấp: ........................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức: ..................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: .........................................................................
5. Đăng ký hoạt động dịch vụ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động (có Báo cáo Thực trạng điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động kèm theo).
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
THỦ TRƯỞNG |
Mẫu 6- Báo cáo thực trạng điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày.......tháng....... năm 20....... |
BÁO CÁO
THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của tổ chức
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của các chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác khác (nếu có):
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
(kèm theo bản sao các giấy phép xây dựng có công chứng)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung:
- Các phòng học được sử dụng chung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Các công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Các thiết bị huấn luyện sử dụng chung
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Năm sản xuất |
1 |
|
|
|
2 ... |
|
|
|
II. Cán bộ quản lý, giảng viên huấn luyện
STT |
Họ tên |
Ngày sinh |
Trình độ chuyên môn |
Số năm kinh nghiệm theo quy định của Thông tư |
II.1 |
Cán bộ quản lý |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
II.2 |
Giảng viên cơ hữu |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
Thực hiện báo cáo chi tiết theo các nội dung ở từng mục.
Mẫu 7- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../(1)........../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Chứng nhận: ...........................................(2)............................................................
Tên giao dịch quốc tế: ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................
Điện thoại: ............................ Fax: ................................ Email: .............................
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:
Số: ........................…...... Ngày tháng năm cấp: ...................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện.
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng ……. năm ………….
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
(1) Năm cấp giấy chứng nhận.
(2) Tên tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Mẫu 8- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../(1)........../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Chứng nhận: ...........................................(2)............................................................
Tên giao dịch quốc tế: ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................
Điện thoại: ............................ Fax: ................................ Email: .............................
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:
Số: ........................…...... Ngày tháng năm cấp: ...................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp Chứng nhận huấn luyện.
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng ……. năm ………….
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
(1) Năm cấp Chứng nhận.
(2) Tên tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Mẫu 9- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../(1)........../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN
Chứng nhận: ...........................................(2)............................................................
Tên giao dịch quốc tế: ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................
Điện thoại: ............................ Fax: ................................ Email: .............................
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:
Số: ........................…...... Ngày tháng năm cấp: ...................................
Cơ quan cấp: …………………………...................................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp Chứng chỉ huấn luyện: ………………………………………………
………………………………(3)………………………………….
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng ……. năm ………….
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
(1) Năm cấp Chứng nhận.
(2) Tên tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
(3) Nhóm huấn luyện, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động .
Mẫu 10: Mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày.......tháng....... năm ....... |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ….( hoặc NĂM …) HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi: ..................................................................................................................
1. Tên tổ chức đăng ký: ...........................................................................................
Tên giao dịch quốc tế: …………….............………………………..……………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................
Điện thoại: ............................... Fax: ................................ Email: ......................................
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): .........................................…...
.................................................................................................................................
3. Kết quả hoạt động huấn luyện:
TT |
Đối tượng huấn luyện |
Số người được huấn luyện |
Số người được cấp Chứng chỉ |
Số người được cấp Chứng nhận |
1 |
Nhóm 1 |
|
|
|
2 |
Nhóm 2 |
|
|
|
3 |
Nhóm 3 |
|
|
|
4 |
Nhóm 4 |
|
|
|
4. Việc duy trì điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu hoạt động huấn luyện:
………………………………………………………………………………..
5. Những đề xuất, kiến nghị:
……………………………………………………………………………..
|
THỦ TRƯỞNG |
1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
1 |
1 |
|
|
2 |
Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động; |
1 |
1 |
|
|
3 |
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
1 |
1 |
|
|
II |
Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
2 |
Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động; |
0,5 |
0,5 |
|
|
3 |
Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
5 |
Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động |
0,5 |
0,5 |
|
|
6 |
Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
7 |
Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
8 |
Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; |
0.5 |
0.5 |
|
|
9 |
Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
|
|
10 |
Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động; |
0.5 |
0.5 |
0 |
0 |
11 |
Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. |
0.5 |
0.5 |
0 |
0 |
III |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; đánh giá các nguy cơ trong sản xuất |
2 |
2 |
|
|
2 |
Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; |
2 |
2 |
|
|
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
2 |
0 |
0 |
2 |
Tổng cộng |
16 |
14 |
|
2 |
2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2, tổng thời lượng ít nhất là 48 giờ
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Huấn luyện kiến thức chung (Như chương trình khung huấn luyện nhóm 1) |
16 |
14 |
0 |
2 |
II |
Nghiệp vụ tổ chức công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất |
1 |
1 |
|
|
2 |
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động |
2 |
2 |
|
|
3 |
Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở |
1 |
1 |
|
|
4 |
Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp |
1 |
1 |
|
|
III |
Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn. |
19 |
9 |
10 |
|
1 |
Tổng quan về thiết bị áp lực |
3 |
1 |
2 |
|
2 |
Tổng quan về thiết bị nâng, thang máy |
2 |
1 |
1 |
|
3 |
Kỹ thuật an toàn điện |
3 |
2 |
1 |
|
4 |
ATLĐ với một số thiết bị phổ biến dùng trong sản xuất |
2 |
1 |
1 |
|
5 |
ATLĐ trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất |
2 |
1 |
1 |
|
6 |
ATLĐ, VSLĐ trên công trường xây dựng |
4 |
2 |
2 |
|
7 |
Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động |
3 |
1 |
2 |
|
IV |
Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng khóa huấn luyện |
4 |
2 |
2 |
|
V |
Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện |
4 |
0 |
0 |
4 |
Tổng cộng |
48 |
30 |
12 |
6 |
3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Chính sách, pháp luật về ATLĐ, VSLĐ |
8 |
7 |
1 |
|
1 |
Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ |
1 |
1 |
1 |
|
2 |
Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động |
1 |
1 |
0 |
|
3 |
Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa |
2 |
2 |
0 |
|
4 |
Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động |
1 |
1 |
0 |
|
5 |
Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc |
3 |
2 |
1 |
|
II |
Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ |
1,5 |
1,5 |
0 |
|
1 |
Khái niệm về công việc, thiết bị làm việc |
0,5 |
0,5 |
|
|
2 |
Các thông số cơ bản về công việc, thiết bị |
0,5 |
0,5 |
|
|
3 |
Các đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của thiết bị |
0,5 |
0,5 |
|
|
III |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ |
2 |
2 |
|
0 |
1 |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại |
1 |
1 |
|
|
2 |
Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố đó gây ra |
1 |
1 |
|
|
IV |
Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động |
6,5 |
4,5 |
2 |
|
1 |
Kỹ thuật an toàn lao động |
3 |
2 |
1 |
|
2 |
Kỹ thuật vệ sinh lao động |
3 |
2 |
1 |
|
3 |
Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc liên quan đến công việc, thiết bị vận hành |
0,5 |
0,5 |
0 |
|
V |
Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động |
4 |
2 |
2 |
|
VI |
Huấn luyện theo đặc thù riêng của công việc hoặc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động |
4 |
2 |
2 |
|
|
Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện |
4 |
2 |
2 |
0 |
Tổng cộng |
30 |
21 |
9 |
0 |
4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Kiến thức chung về ATLĐ, VSLĐ |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ,VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ tại cơ sở |
1 |
2 |
0 |
0 |
2 |
Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động |
1 |
1 |
0 |
|
3 |
Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa |
2 |
2 |
0 |
0 |
4 |
Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở |
1 |
1 |
0 |
|
II |
Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương |
6 |
3 |
3 |
0 |
1 |
Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc ATLĐ, VSLĐ người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng |
2 |
1 |
1 |
0 |
2 |
Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động |
2 |
1 |
1 |
0 |
III |
Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao |
4 |
3 |
1 |
0 |
1 |
Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Quy trình làm việc an toàn; quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
Phối hợp làm việc tập thể |
1 |
1 |
0 |
0 |
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
1 |
1 |
0 |
|
Tổng cộng |
16 |
12 |
4 |
|
THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 27/2013/TT-BLDTBXH |
Hanoi, October 18, 2013 |
PROVIDING FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINING
Pursuant to Article 150 of the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013, detailing a number of articles of the labor code on hours of work, hours of rest, occupational safety and hygiene;
Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
At the proposal of Director of the Department of Occupational safety;
The Minister of Labor - Invalids and Social Affairs promulgates Circular providing for the occupational safety and hygiene training.
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular provides guide on implementation of Clause 4, Article 150 of the Labor Code, providing for conditions for occupational safety and hygiene training service institutions; formulation of the framework curriculum on occupational safety and hygiene training; list of jobs with strict requirements on occupational safety and hygiene.
2. In furtherance of the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013, detailing a number of articles of the labor code on hours of work, hours of rest, occupational safety and hygiene, on guiding and managing the occupational safety and hygiene training.
3. This Circular does not regulate activities of occupational safety and hygiene training under programs and projects of State, international organizations and other cases specified by International treaties to which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded.
Article 2. Subjects of application
1. Enterprises, agencies, units, organizations, cooperatives, households, individuals employing or using laborers (hereinafter abbreviated to the establishments).
2. The occupational safety and hygiene training service institutions (hereinafter abbreviated to the training service institutions) and other relevant organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the following terms are construed as follows:
1. The training service institutions mean non-business units, enterprises and other institutions which are established in accordance with law and provide the occupational safety and hygiene training service.
2. The frequent-or full-time lecturers mean lecturers in payroll or work under labor contracts with duration of 12 months or longer.
ORGANIZATION OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINING
Article 4. Objects of occupational safety and hygiene training
Objects of occupational safety and hygiene training as prescribed at Article 139, Article 150 of the Labor Code are specified into the following groups:
1. Group 1: Managers (except for case of part-time working as prescribed at point b Clause 2 of this Article) including:
a) Directors, deputy directors of enterprises; heads and deputies of branches affiliated enterprises; persons in charge of the administrative and personnel work; directors of workshops or equivalent units;
b) Chairpersons, vice chairpersons of cooperatives, heads of personal business households; heads of households employing laborers under labor contracts;
c) Heads and deputies of: State non-business units, production, business and service units of non-business administrative agencies, political organizations, social-political organizations, professional-social organizations, units in People’s Army and People’s Public Security; foreign organizations, international organizations based on Vietnam’s territory and employing laborers under labor contracts.
2. Group 2:
a) Full-time or part-time Officials in charge of occupational safety and hygiene at establishments
b) Managers in part-time charge of occupational safety and hygiene.
3. Group 3:
Laborers doing jobs with strict requirements on occupational safety and hygiene under the list promulgated together with this Circular (Annex I).
4. Group 4:
Laborers excluded in 3 above groups (including laborers being Vietnamese, foreigners working in Vietnam and persons on vocational training or apprenticeship or probationary to work for the employers)
Article 5. Content of training
1. Training for group 1
Group 1 shall principally be provided training on general knowledge as follows:
a) Policies and law on occupational safety and hygiene;
b) Organization of management and implementation of regulations on occupational safety and hygiene at the establishments;
c) Dangerous and hazardous elements in production and remedial and preventive measures.
2. Training for group 2
Group 2 shall be provided training on general knowledge including:
a) General knowledge as Group 1;
b) Professional operations on organization of implementing the work of occupational safety and hygiene at the establishments;
c) Overview of machinery, equipment, substances generating dangerous and hazardous elements; process for safe working.
3. Training for group 3
Group 3 shall be provided training on general and specialized knowledge including:
a) Policies and law on occupational safety and hygiene;
b) Overview of the jobs and equipment with strict requirements on occupational safety and hygiene;
c) Dangerous and hazardous elements upon doing jobs or operating the equipment with strict requirements on occupational safety and hygiene;
d) Occupational safety and health techniques upon doing the jobs or operating the equipment with strict requirements on occupational safety and hygiene;
dd) Handling of various production incidents and first aid for victims in cases of labor accidents.
4. Training for group 4
Content of training for group 4 includes 2 parts as follows:
a) Part 1: Providing general knowledge on occupational safety and hygiene (concentrated training);
b) Part 2: Requirements on occupational safety and hygiene at the working place.
Article 6. The period and documents of training
1. The period of training
The minimum period of training for each group is specified as follows:
a) Group 1 and group 4: total time of training will be not less than 16 hours, including examination time;
b) Group 2: total time of training will be not less than 48 hours, including time of theory and practice training and examination time;
c) Group 3: total time of training will be not less than 30 hours, including examination time.
2. Documents of training
Documents of training will be prepared, based on each object of training, practical conditions and the training framework curriculum promulgated by the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair.
Article 7. Standards of the training lecturers, archival of lecturer records
1. Standards of the training lecturers
a) Case of training general knowledge
Lecturers must be persons graduated university or higher and have one of the following conditions:
- Having worked on occupational safety and hygiene at state management agencies, associations, mass associations, or research agencies, for at least 5 years;
- Having worked on occupational safety and hygiene at non-business units, enterprises for at least 7 years and having certificate of the training lecturer granted at an eligible training service institution under decision on selection by the Department of Occupational safety, the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair;
b) Case of specialized training
- The lecturers of theory training must be persons graduated university or higher in suitable branches and have one of the following conditions:
+ Having worked involving occupational safety and hygiene at research agencies, associations, mass associations or the work of state management on occupational safety and hygiene, for at least 5 years.
+ Having worked in fields with strict requirements on occupational safety and hygiene at non-business units, enterprises for at least 5 years and having certificate of the training lecturer granted at an eligible training service institution under decision on selection by the Department of Occupational safety, the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair;
- Case of practical training:
+ Practical training for group 2: the practical lecturers must persons graduated college or higher, in a specialized branch suitable with content of training and must be fluent the work practicing with machinery, equipment, chemicals, jobs subject to practice according to the training framework curriculum for group 2 promulgated together with this Circular;
+ Practical training for group 3: Lecturers must be persons graduated intermediate-level schools or higher in a specialized branch suitable with training content; having worked in fields with strict requirements on occupational safety and hygiene or involving the work of occupational safety and hygiene at the establishments in line with content of training, for at least 5 years.
+ Practical training for group 4: Lecturers must be persons graduated technical-intermediate schools or higher or having worked practically for at least 5 years.
2. Archival of lecturer records of training
The training service institutions and the establishments organizing courses of training must archive copies of lecturer records including identity cards, specialized certificates, and confirmations for experiences of the training lecturers.
Article 8. The certified paper and certificate of training
1. Subjects who are granted the certified paper and certificate of training
a) Group 1: Persons who pass examination after participating in course of training will be granted the certified-training paper
b) Group 2, 3: Persons who pass examination after participating in course of training will be granted certificate of training.
c) Group 4: the training result will be recorded in monitoring book of training at the establishments.
2. Validity time of the certified paper and certificate of training; renew of the certified paper and certificate of training
a) Validity time of the certified paper and certificate of training
- The certified-training paper will be valid for 2 years;
- Certificate of training will be valid for 5 years;
b) Renew of the certified paper and certificate of training
- The establishments will prepare a list of persons possessing the certified-training paper before the expiry date for 60 days, enclosed with photocopies of the certified-training paper already been granted and send them to the training service institution granted the certified paper or certificate of training for being trained periodically. If the training result meet requirements, they will be renewed the certified-training paper;
- The establishments will prepare a list of persons possessing the certificate of training before the expiry date for 60 days, enclosed with photocopies of the certificate of training already been granted and send them to the training service institution granted the certificate for being renewed certificate of training;
- Do not renew for cases where the certified paper and certificate of training is expired as prescribed at Clause 5 of this Article;
c) The training service institutions shall print and grant the certified paper and certificate of training according to the form specified in this Circular (form 1, 2 Annex II).
3. If a certified paper or certificate of training is damaged or lost, holder of such certified paper or certificate of training shall prepare a written explanation with confirmation of the establishments and send it to the training service institution granted such certified paper or certificate of training for being renewed.
4. Management of the certified paper, certificate, monitoring book of training
a) The training service institutions shall open a monitoring book, grant number of the certified paper and certificate of training for the trained subjects (form No.3, at Annex II);
b) The establishments organizing course of training shall open a monitoring book of training at establishments (form No.4 at Annex II).
5. The certified paper, certificate of training will be expired in the following case:
a) The time stated in the certified paper, certificate of training is expired;
b) Persons granted the certified paper, certificate of training fail to participate in retraining, periodical training as prescribed at Article 9 of this Circular.
Article 9. Training in case of changing job, retraining and periodical training
1. Training in case of changing job
When the trained subjects change from this job to other job, equipment or technology changes, before receive job, these subjects must be trained content of occupational safety and hygiene in line with new job, and granted new certified paper or certificate of training; for the training subjects of group 4, result of training must be written in the monitoring book of training at establishments.
2. Retraining
If establishments stop operation or laborers leave job for 6 months or more, before turn back for working, laborers must be retrained contents as prescribed at Article 5 of this Circular as follows: Group 1 shall be trained content at point c Clause 1; group 2 shall be trained content at points b and c Clause 2; group 3 shall be trained content at points c, d, dd Clause 3; group 4 shall be trained content at point b Clause 4. The training period is equal to 50% of the initial training period.
3. Periodical training
a) Training for group 1:
Two year once since the effective date of the certified-training paper, the persons under group 1 must participate in periodical training to be renewed the certified-training paper at the training service institution.
b) Training for group 2, group 3
Two year once since the effective date of the certificate of training, the persons under groups 2, 3 must participate in periodical training at the training service institution granted certificate of training.
c) Training for group 4
It shall be organized at least once each year.
4. Program and period of periodic training
Program of periodic training apply as program of first-time training; period of periodic training is equal to 50% of the first-time training period.
Article 10. Formulation of curriculum
1. Curriculum means regulations on structure of content, quantity, time of training parts, period rate between theory and practice, ensuring objective for each trained job.
2. Curriculum is formulated in line with each group of trained subjects on the basis of legislations; in line with national standards and regulations on occupational safety and hygiene; in line with practical conditions at the establishments.
3. Structure of curriculum include content of general training part and content of specific training part; in which the specific training part shall be decided by the training service institutions and the establishments organizing course of training on the basis of analyzing, assessing the separate characteristics in line with occupations and practical labor conditions at establishments.
Article 11. Study period of curriculum
1. Time of 1 study hour is 60 minutes.
2. Learners must participate fully the study time of theory and practice to be participated in examination.
3. Examination time of theory and practice skill will be included in the minimum study time of curriculum. Duration of theory examination will be 60 minutes minimally and 120 minutes maximally; duration of practical examination will do not exceed 180 minutes.
THE OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINING SERVICE INSTITUTIONS
Article 12. The training service institutions, responsibility for occupational safety and hygiene training
1. The training service institutions
a) Organizations eligible as prescribed at Clause 1 Article 13 of this Circular may provide the training service and grant, renew the certified-training paper for group 1; may train group 4;
b) Organizations eligible as prescribed at Clause 2 Article 13 of this Circular may provide the training service and grant, renew the certificate of training for group 2, group 3; may train and grant, renew the certified-training paper for group 1; may train group 4.
2. The establishments shall organize courses of training for laborers under group 4 according to one of the following methods:
a) Self-training if conditions of lecturer satisfy provisions in this Circular.
b) Through the training service institutions.
Article 13. Conditions of material facilities and contingent of lecturers
1. A training service institution may grant the certified-training paper to persons participating in course of training if it has:
a) Lawful head office or contract of renting head office, linkage with the establishments to have a lawful head office for a period not less than 5 years since the day of submitting application for grant of certificate of eligibility for training services;
b) Quantity of rooms for learning theory in line with scale of training; each room has area of 30 m2 or more and the average area minimally must be 1.3 m2/ 01 learner;
c) Curriculum and training documents are formulated under the framework curriculum specified at Annex III of this Circular;
d) Not less than 05 frequent or full-time lecturers who may train general knowledge on occupational safety and hygiene.
2. A training service institution may grant the certificate of training to persons participating in course of training if it has:
a) Full conditions for training services as prescribed at Clause 1 of this Article;
b) Heads and persons in charge of accounting and training. Heads and persons in charge of training must graduate university or higher;
c) Full conditions for specialized and practice training, including:
- Quantity of machinery, equipment, chemicals, rooms, workshops, zone for practicing in accordance with the frame curriculum promulgated together with this Circular or contract of legally renting, linking with the establishments to have the machinery, equipment, chemicals, rooms, workshops, zone for practicing corresponding with scale, subjects of training and in time limit not less than 5 years since the day of submitting application for certificate of eligibility for training services; in which area of rooms and workshops for practicing not less than 40 m2 and ensuring the area not less than 1.5 m2 / 01 learner;
- Curriculum and documents of specialized training which are formulated under the framework curriculum promulgated by the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair;
- Sufficient quantity of lecturers for specialized training of theory and practice corresponding to scale of training; in which have at least 5 frequent or full-time lecturers for specialized and practice training.
Article 14. Dossiers of and procedures for grant of certificate of eligibility for the occupational safety and hygiene training services
1. Organizations which wish to provide the occupational safety and hygiene training services, base on conditions specified at Article 13, may prepare 01 set of dossier and send it to competent agencies as prescribed at Article 17 of this Circular for appraisal and grant of certificate of eligibility for training services.
2. A dossier of request for grant of certificate of eligibility for the occupational safety and hygiene training services includes:
a) An application for grant of certificate of eligibility for the occupational safety and hygiene training services (form 5, Annex II);
b) Scheme on organizing the occupational safety and hygiene training, in which clearly describing scale of training; conditions and solutions for implementation;
c) Decision on establishment of the training service institution issued by competent agencies or business registration permit (copy);
d) Decision on appointment, or assignment of task for leader and organizational structure of the training institution (copy);
dd) Report on material facilities, managers, contingent of lecturers (form 6, Annex II) and enclosed with dossiers and documents as follows:
- Copy of identity cards, specialized certificates, and certificates for experiences of the training lecturers;
- Copies of dossiers, documents relating to material facilities (enclosed with a list and location of installation) meeting requirements of occupational safety and hygiene training services; contract of renting, contract of training linkage in case where the occupational safety and hygiene training service institution rents or links with other establishments for satisfying conditions on machinery, equipment for training as prescribed in point c Clause 2 Article 13 of this Circular;
- Curriculum of the occupational safety and hygiene training.
3. Within 30 days, after receiving full valid dossier of institution requesting for grant of certificate, the competent agencies as prescribed at Article 17 of this Circular must conduct appraisal and grant certificate of eligibility for training services which is entitled to grant the certified-training paper (Form 7, 8 Annex II) or grant the certificate of training (Form 9 Annex II). If refusing grant, the competent agencies must notify in writing in which clearly stating reason thereof to the applicant.
Article 15. Duration of certificate, renew of certificate of eligibility for the occupational safety and hygiene training services to the training service institutions
1. The validity time of certificate of eligibility for the occupational safety and hygiene training services will be 5 years. Before a certificate is expired, within 60 days, if the training service institution still continue operation, it must send a written request to the competent agencies as prescribed at Article 17 of this Circular for conducting re-appraisal. If result of appraisal satisfies requirements as prescribed, such training service institution will be granted new certificate. Duration and process of re-appraisal shall implement as the first-time appraisal.
2. If certificate is damaged or lost, the training service institution shall make a written explanation and send it to the agency grant certificate for regrant.
Article 16. Withdrawal of certificate of eligibility for training services
Certificate of eligibility for training services will be withdrawn in the following cases:
1. Failing to ensure conditions for training as stated in request for grant of certificate of eligibility for training services or organizing courses of training without satisfaction of necessary conditions as prescribed at Article 13 of this Circular.
2. Continuously twice failing to conduct periodical report as prescribed at Clause 4 Article 21 of this Circular.
3. After the time of suspension of training operation under sanctioning decision of competent agencies, failing to overcome violations which lead to suspension of operation.
4. Being sanctioned administratively by competent agencies for 03 times for 01 violation or 03 times within one year.
5. Conducting operation of training in time of operation suspension under decisions of competent agencies.
6. Forging or providing dishonestly-declared documents in dossiers of grant, regrant, supplementation, amendment of certificate.
7. Failing to organize courses of training but still granting the certified paper, certificate of training.
8. Erasing content of certificate of eligibility for training services.
Article 17. The authority for grant and withdrawal of certificate of eligibility for training services
1. The authority of Department of Labor safety
a) To appraise and grant certificate of eligibility for the training services which is entitled to grant the certified-training paper, for the training service institutions meeting full conditions as prescribed at Clause 1 Article 13 of this Circular and established under decision of Ministries, sectors and agencies at central level, Groups and state-owned corporation, management boards of industrial parks, processing and exporting zones, economic zones;
b) To appraise and grant certificate of eligibility for the training services which is entitled to grant the certificate of training, for the training service institutions meeting full conditions as prescribed at Clause 2 Article 13 of this Circular;
c) To decide on withdrawal of certificate of eligibility for the training services under the granting authority of the Department of Labor safety if the training service institutions violate regulation in Article 16 of this Circular.
2. The authority of Departments of Labor, Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities.
a) To appraise and grant the certificate of eligibility for the training services which is entitled to grant the certified-training paper, for the training service institutions meeting full conditions as prescribed at Clause 1 Article 13 of this Circular, and being established under decision of the provincial/municipal competent agencies;
b) To decide on withdrawal of certificate of eligibility for the training services under the granting authority of the Departments of Labor, Invalids and Social Affairs if the training service institutions violate regulation in Article 16 of this Circular.
3. Competent agencies, as prescribed by law, during executing public tasks, have right to sanction administrative violations, propose the agencies competent to grant of certificate of eligibility for the training services for withdrawal of such certificates or criminal prosecution as prescribed by law.
4. The provincial/municipal Departments of Labor, Invalids and Social Affairs and competent agencies as prescribed at Clause 3 this Article have obligation to notify in writing the Department of Labor safety about grant, withdrawal of certificates of eligibility for the training services or decisions on suspending operation of training within 7 working days after granting, withdrawing such certificates or from the day of decisions on suspending operation of training of the training service institutions.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 18. The responsibilities of Department of Labor safety
1. To organize provision of information, propagation, guide implementation of this Circular on means of mass media at central level; to organize courses of training, guiding for ministries, sectors, localities and relevant organizations and mass associations.
2. To set up the database and disclosure list of the training service institutions which are granted certificates of eligibility for the training services, list of the training service institutions which are suspended, withdrawn certificates, handled violations on website of the Department of Labor safety, the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair at address http:\\www.antoanlaodong.gov.vn.
3. To organize examination and supervision annually or irregularly for the training service institutions nationwide.
4. To coordinate with inspectorate of the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair and competent agencies in settling complaints and denunciations involving operation of occupational safety and hygiene training as prescribed by law.
Article 19. The responsibilities of the provincial/municipal Departments of Labor, Invalids and Social Affairs
1. To organize provision of information, propagation, guide implementation of this Circular to sectors, levels and establishments employing laborers and the training service institutions in their localities.
2. To inspect, examine, supervise and settle complaints and denunciations involving the work of occupational safety and hygiene training as prescribed by law.
3. To appraisal the detailed curriculum of the establishments within 10 days after receiving request for appraisal of the establishments. In case of refusal, they must clearly state reason thereof.
4. Annually, sum up and report to the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair (through the Department of Labor safety) about implementation of this Circular together with reports on the work of occupational safety and hygiene in their localities.
Article 20. The responsibilities of the training service institutions
1. The training service institutions (including institutions established before the effective date of this Circular) shall prepare a dossier of applying for grant of the certificate of eligibility for the training services and send it to competent agencies as prescribed in Article 17 of this Circular for appraisal and grant of certificate of eligibility for operation.
2. To ensure the material facilities, contingent of lecturers and to organize management ensuring quality of courses of occupational safety and hygiene training as prescribed by law.
3. To notify (by official dispatch, fax or email) about curriculum, period, location of training before organize courses of training for at least 7 days in order to be examined, supervised activities of training. Notifications will be sent to the following agencies:
a) The Department of Labor safety, the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair, for activities of training in order to grant the certificate of training;
b) The provincial/municipal Departments of Labor, Invalids and Social Affairs in the same locality where the course of training is organized, applicable to activities of training for grant of the certified paper and certificate of training.
4. Biannually, the training service institutions must send report in writing about result of training (form 10, Annex II) to the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair (through the Department of Labor safety) and the provincial/municipal Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs (where unit locates head office and where activities of training are carried out). Time limit of report is before January 10 (report of first 6 months of year), before January 10 of next year (annual report), and send email to the Department of Labor safety at address antoanlaodong@molisa.gov.vn.
5. When change address of head office or branch, the training service institutions must notify in writing agencies competent to grant of certificate of training operation for at least 7 working days before changing.
6. When the training service institutions wish to change objects of training, they must prepare dossier to apply for grant of additional certificate. When the training service institutions stop operation of training, they must send notification to agencies competent to grant certificate of eligibility for the training service for the withdrawal.
7. To pay costs in serve of appraisal and grant of certificate of eligibility for the training services, including:
a) Taking picture and printing documents related to the appraisal and grant of certificate;
b) Means of travel and other costs as prescribed by state in serve of the appraisal;
c) To organize a meeting to approve record of appraisal for conditions of the training service institution at such institution;
d) The costs mentioned above shall be accounted in costs for regular operation, costs for production and business and considered as rationale costs for tax calculation and tax payment of the training service institution, in accordance with current tax legislations.
Article 21. The responsibilities of the establishments
1. To make plan on training, arrange time for objects under their management to be trained fully as required by law.
2. To make a list of jobs with strict requirements on occupational safety and hygiene and list of laborers doing such respective jobs.
3. To formulate a detailed curriculum on the basis of the frame curriculum for group 4 and the practical conditions, submit it to the provincial/municipal Departments of Labor, Invalids and Social Affairs for appraisal and approval. To base on the approved detailed curriculum, the establishments shall formulate documents for training and organize courses of training for laborers.
4. Annually, report to the provincial/municipal Departments of Labor, Invalids and Social Affairs about implementation of occupational safety and hygiene training together with reports on the work of occupational safety and hygiene in localities where the establishments locate head offices and localities where laborers work.
5. To pay fully wage and other interests for objects under their management during the course of participating in training as prescribed by law.
6. To pay costs for the occupational safety and hygiene training and be entitled to account into the production cost.
7. To keep documents of training and result of examination and test on occupational safety and hygiene for at least 5 years.
8. In case of employing laborers under form of assignment of a package of work, through contractors, renting the laborers from other organizations, the employers (in case of renting the laborers from other organizations, mean the employer of the party rented laborers from other organizations) must be responsible for training occupational safety and hygiene for laborers as prescribed in this Circular.
Article 22. Transitional provisions
1. The employers, persons in charge of the work of occupational safety and hygiene, and laborers who have been trained according to the Circular No. 37/2005/TT-BLDTBXH, must be trained as prescribed in this Circular when the prescribe time limit is over.
2. The certified-training papers and occupational safety cards which have been issued according to the Circular No. 37/2005/TT-BLDTBXH and Circular No. 41/2011/TT-BLDTBXH before the effective day of this Circular shall still be valid until the expired date.
3. Within 03 months, after the effective day of this Circular, the training institutions which are operating must prepare full material facilities and lecturers as prescribed in this Circular for being appraised for grant of certificate of eligibility for training services. After this time limit, any training institution which fails to satisfy the necessary conditions as prescribed in this Circular shall not be permitted operation.
1. This Circular takes effect on December 15, 2013.
2. The Circular No. 37/2005/TT-BLDTBXH dated December 29, 2005, of the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair, guiding the occupational safety and health training and Circular No. 41/2011/TT-BLDTBXH dated December 28, 2011 of the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair, amending and supplementing a number of Articles of Circular No.37/2005/TT-BLDTBXH dated 29/12/2005 of the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs guiding on occupational safety and health training shall cease to be effective on the effective date of this Circular.
During the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair for research and settlement.
|
FOR THE MINISTER OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
LIST OF JOBS WITH STRICT REQUIREMENTS ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH (Promulgated together with the Circular No. 27/2013/TT-BLDTBXH dated October 18, 2013 of the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair)
1. Assembling, operating, maintain, repairing, dismantling, checking, supervising operation of machines, devices according to the list of machines, devices, appliances with strict requirements on occupational safety as promulgated by the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair.
2. Producing, using, storing and transporting dangerous and hazardous chemicals according to the classification of the Globally Harmonized System (GHS) of Chemical Classification and Labeling.
3. Testing, producing, using, storing and transporting various explosives and explosive means such as detonators, explosive lines, delay lines, etc.
4. Operating, maintain, repairing, dismantling, checking and supervising operation of pile drivers, pile-drilling machines, machine hammer, vessels or machines dredging sludge, pumping engine or grout pumping, concrete machines.
5. Assembling, operating, maintain, repairing, cleaning various grinding, sawing, cutting, tearing, sewing, battering, shaping, charging, crushing, grinding, mixing, rolling, centrifugation, drying, sorting, pressing, rolling, peeling, packing, buffing, etc machines, conveyor belt, water gun, compressed-air gun, industrial printers.
6. Making mold, refining, laminating, molding, cleaning, plating, polishing metals; ore refining, coke refining; working in zone of cement clinker rotary furnaces, fireproof-material and building material furnaces, coke refining, carbide refining; operating, repairing, checking, supervising, supplying raw materials, output of products, waste of incinerators, kilns, furnaces.
7. Jobs at high and dangerous places, on mobile floors, rivers, on the sea, and deeply underwater.
8. Operating, repairing and maintaining machinery, equipment in caves, holds.
9. Assembling, operating, maintain, repairing, dismantling machinery, devices of receiving and generating wave with electromagnetic field at high frequency, X-ray, C-t machines.
10. Geological, terrain, marine scenery, geophysical surveying; surveying, exploring, exploiting minerals and petroleum.
11. Working in anoxia places or places able to generate toxic airs such as trenches, tunnels, tanks, wells, sewers and underground works, works of sewage and garbage treatment; industrial sanitation, environmental sanitation, breeding facility sanitation.
12. Building, assembling, making, destroying, cleaning and maintaining structures or constructions.
13. Repairing, maintaining, installing electric devices; building, installing, operating, maintaining and repairing electrical system; welding, cutting metals.
FORMS RELEVANT TO TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
(Enclosed to the Circular No. 27/2013/TT-BLDTBXH dated October 18, 2013 by Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs)
Form 1: Confirmation of training in occupational safety and hygiene
Outer side: Printed in blue; size: 13 x 19cm
NOTES
1-This confirmation must be presented at the request of a competent person. 2- Any erasement, correction or addition to this confirmation is prohibited. 3- Lending this confirmation to another person is not allowed. 4- The loss of this confirmation must be promptly reported to the training service provider issuing this confirmation. 5- Within 60 days before this Confirmation expires, the confirmation holder must attend periodic training course to have a new confirmation granted.
Page 4 |
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
CONFIRMATION OF TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Page 1 |
Inner side:
1. Full name: …………………………………………...… 2. Sex: 3. Date of birth: …………………………………………...… 4. Nationality: ……………. ID Card (Passport): ……………. 5. Position: …………………………….. 6. Has successfully completed the training course in occupational safety and hygiene 7. Organized from…………..[date] to……………….[date] 8. Training results: ……………………….…………. 9. This confirmation is valid within 2 years from ………[date] to…………. [date]
……….[place], …………………[date]
Page 2 |
|
Page 3 |
Form 2: Certificate of training in occupational safety and hygiene
Outer side: Printed in red; size: 13 x 19cm
NOTES
1-This certificate must be presented at the request of a competent person. 2- Any erasement, correction or addition to this certificate is prohibited. 3- Lending this certificate to another person is not allowed. 4- The loss of this certificate must be promptly reported to the training service provider issuing this certificate. 5- During the validity of this certificate, the certificate holder must attend at least two periodical training courses.
Page 4 |
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
CERTIFICATE OF TRAINING
Page 1 |
1. Full name: …………………………………………...… 2. Sex: 3. Date of birth: …………………………………………...… 4. Nationality: ………………. ID Card (Passport): ………….. 5. Position: …………………………….. 6. Has successfully completed the training course in occupational safety and hygiene .......................................... 7. Organized from…………..[date] to……………….[date] 8. Training results: ……………………….…………. 9. This certificate is valid within 5 years from ………[date] to…………. [date] . ………………[place], …………………………..[date]
Page 2 |
|
FIRST PERIODICAL TRAINING COURSE
From…………..[date] to……………….[date] . ……….[place], …………………[date]
SECOND PERIODICAL TRAINING COURSE
From…………..[date] to……………….[date]
……….[place], …………………[date]
|
Form 3: Record of training in occupational safety and hygiene of training service providers
RECORD OF ISSUANCE OF CERTIFICATES OF TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Year 20……….
I – GROUP 1
No. |
Full name |
Year of birth |
Occupation |
Working place |
Training course organized from …… [date] to ………… [date] |
Training result |
Number of Training Certificate |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II – GROUP 2
No. |
Full name |
Year of birth |
Occupation |
Working place |
Training course organized from …… [date] to ………… [date] |
Training result |
Number of Training Certificate |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III – GROUP 3
No. |
Full name |
Year of birth |
Occupation |
Working place |
Training course organized from …… [date] to ………… [date] |
Training result |
Number of Training Certificate |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Head of training service provider |
Made by |
Form 4: Record of training in occupational safety and hygiene for establishments
RECORD OF TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Year 20……….
I – GROUP 1
No. |
Full name |
Year of birth |
Position |
Issued date of certificate |
Number of Training Certificate |
Date of attending periodical training course |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
II – GROUP 2
No. |
Full name |
Year of birth |
Issued date of certificate |
Number of Training Certificate |
Date of first periodical training course |
Date of second periodical training course |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
III – GROUP 3
No. |
Full name |
Year of birth |
Occupation |
Issued date of certificate |
Number of Training Certificate |
Date of first periodical training course |
Date of second periodical training course |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV – GROUP 4
No. |
Full name |
Year of birth |
Occupation |
Working place |
Training course organized from …… [date] to ………… [date] |
Training result |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Head of the establishment |
Made by |
Form 5: Application for issuance of Certificate of eligibility for provision of training in occupational safety and hygiene
GOVERNING AUTHORITY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
...........……..[place], …………………[date] |
APPLICATION FOR ISSUANCE OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR PROVISION OF TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
To: ...............................................................................
1. Name of the applicant: .....................................................................
International business name: .....................................................................
2. Head office’s address: .....................................................................
Tel.: ............................... Fax: ...............................
Email: ...............................
Branches/ other training locations (if any): ...............................
.................................................................................................................................
3. Establishment decision, investment certificate or business license (certified copy):
No.: ............................... Issued date: ...............................
Issuing authority: ....................................................................................................
4. Full name of the head: ......................................................................................
Address: .................................................................................................................
ID/ Passport No.: .......................................................................................................
5. Applies for registration of provision of training in occupational safety and hygiene (Report on conditions for provision of training in occupational safety and hygiene enclosed hereto).
We commit that we shall strictly comply with regulations of the law on provision of training in occupational safety and hygiene and other relevant laws./.
|
THE HEAD |
Form 6- Report on conditions for provision of training in occupational safety and hygiene
GOVERNING AUTHORITY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
...........……..[place], …………………[date] |
REPORT ON CONDITIONS FOR PROVISION OF TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
I. Material facilities and equipment
1. Overview of material facilities
- Works at the head office and total usable area of each work:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Works at branches/ other training locations (if any) and total usable area of each work:
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
(enclosed with certified copies of building permits)
2. Works/classrooms for shared use:
- Classrooms for shared use:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Laboratories/ workshops:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Auxiliary works (halls; library; sports area; dormitory, etc.):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Training equipment
No. |
Name of equipment |
Quantity |
Year of manufacturing |
1 |
|
|
|
2 ... |
|
|
|
II. Managers and lecturers
No. |
Full name |
Date of birth |
Qualifications |
Years of experience as regulated in this Circular |
II.1 |
Managers |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
II.2 |
Full-time lecturers |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
THE HEAD |
Notes:
Details of each item must be specified.
Form 7: Certificate of eligibility for provision of training services with training confirmation granted
MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ............../(1)........../GCN |
|
CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR PROVISION OF TRAINING SERVICE WITH TRAINING CONFIRMATION GRANTED
Hereby certifies: ...........................................(2)............................................................
International business name: .......................................................................................
Head office’s address: .....................................................................
Tel.: ............................... Fax: ............................... Email: ...............................
Establishment decision, investment certificate or business license:
No.: ............................... Issued date: ...............................
Issuing authority: ....................................................................................................
Is eligible for provision of training in occupational safety and hygiene with training confirmation granted.
This certificate is valid up to …………………….. [date]
|
...........……..[place], …………………[date] |
(1) Issued year of this certificate
(2) Name of training service provider.
Form 8: Certificate of eligibility for provision of training services with issuance of training confirmation issued by Department of Labour – War Invalids and Social Affairs.
PEOPLE’S COMMITTEE OF CENTRAL-AFFILIATED CITY OR PROVINCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ............../(1)........../GCN |
|
CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR PROVISION OF TRAINING SERVICE WITH TRAINING CONFIRMATION GRANTED
Hereby certifies: ...........................................(2)............................................................
International business name: .......................................................................................
Head office’s address: .....................................................................
Tel.: ............................... Fax: ............................... Email: ...............................
Establishment decision, investment certificate or business license:
No.: ............................... Issued date: ...............................
Issuing authority: ....................................................................................................
Is eligible for provision of training in occupational safety and hygiene with training confirmation granted.
This certificate is valid up to …………………….. [date]
|
...........……..[place], …………………[date] |
(1) Issued year of this certificate
(2) Name of training service provider.
Form 9: Certificate of eligibility for provision of training services with training certificate granted
MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ............../(1)........../GCN |
|
CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR PROVISION OF TRAINING SERVICE WITH TRAINING CERTIFICATE GRANTED
Hereby certifies: ...........................................(2)............................................................
International business name: .......................................................................................
Head office’s address: .....................................................................
Tel.: ............................... Fax: ............................... Email: ...............................
Establishment decision, investment certificate or business license:
No.: ............................... Issued date: ...............................
Issuing authority: ....................................................................................................
Is eligible for provision of training in occupational safety and hygiene with training certificate granted: …………………………(3)………………………………….
………………………………(3)………………………………….
This certificate is valid up to …………………….. [date]
|
...........……..[place], …………………[date] |
(1) Issued year of this certificate
(2) Name of training service provider.
(3) Group of training, works with strict requirements on occupational safety and hygiene.
Form 10: Regular reports made by provider of training in occupational safety and hygiene
GOVERNING AUTHORITY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
...........……..[place], …………………[date] |
REPORT ON TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE DURING THE SIX BEGINNING MONTHS OF THE YEAR ………
(or THE YEAR……)
To: ........................................................................................................
1. Name of training service provider: .......................................................................................
International business name: .....................................................................
2. Head office’s address: .....................................................................
Tel.: ............................... Fax: ............................... Email: ...............................
Branches/ other training locations (if any): ...............................
.................................................................................................................................
3. Training results:
No. |
Group of trainees |
Total number of trainees |
The number of trainees qualified for having training certificate granted |
The number of trainees qualified for having training confirmation granted |
1 |
Group 1 |
|
|
|
2 |
Group 2 |
|
|
|
3 |
Group 3 |
|
|
|
4 |
Group 4 |
|
|
|
4. Maintaining the satisfaction of requirements on material facilities and lecturers:
………………………………………………………………………………..
5. Suggestions:
……………………………………………………………………………..
|
HEAD OF TRAINING SERVICE PROVIDER |
1. Training framework program of group 1
No. |
CONTENTS OF TRAINING |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Testing |
|||
I |
Policy and law on occupational safety and health |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Overview of the system of legal normative documents on occupational safety, occupational health; system of technical regulations and standards of occupational safety, occupational health; basic concepts and contents of occupational safety and occupational health; |
1 |
1 |
|
|
2 |
Regulations of law on policies and labor protection; |
1 |
1 |
|
|
3 |
Rights and obligations of employers and occupational safety and occupational health; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Specific regulations of the state management agencies on occupational safety and occupational health when newly building, expanding or renewing works and facilities for production, use, preservation, storing and inspecting kinds of machine, equipment, supplies and substances with strict requirements for occupational safety and occupational health; |
1 |
1 |
|
|
II |
Organization of management and implementation of regulations on grassroots occupational safety and occupational health |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Organization of apparatus and responsibility division on occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
|
|
2 |
Formulation of occupational safety plan; |
0,5 |
0,5 |
|
|
3 |
Formulation and publication of rules and regulations on management of occupational safety and occupational health of facilities, workshops, divisions and safety processes of machine, equipment and substances; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Propagation, education, training and organization of mass movement in implementation of occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
|
|
5 |
Implementation of policy and regulations on labor protection for employees; |
0,5 |
0,5 |
|
|
6 |
Inspection and self-inspection of occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
|
|
7 |
Implementation of registration and inspection of machine, equipment, supplies and substances with strict requirements for occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
|
|
8 |
Declaration, inspection, statistics and periodic report on labor accidents and occupational diseases; |
0.5 |
0.5 |
|
|
9 |
Implementation of statistics, report, preliminary summary and sum-up of occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
|
|
10 |
Responsibility and operational contents of grassroots trade union on occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
0 |
0 |
11 |
Regulations on administrative sanction on acts of legal violation on occupational safety and occupational health; |
0.5 |
0.5 |
0 |
0 |
III |
Dangerous and harmful elements in production and remedial and preventive measures |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Dangerous and harmful elements in production; evaluation of risks in production |
2 |
2 |
|
|
2 |
Measures to improve labor conditions; |
2 |
2 |
|
|
IV |
Examination at the end of training course |
2 |
0 |
0 |
2 |
Total |
16 |
14 |
|
2 |
2. Training framework program of group 2, total time of at least 48 hours
No. |
CONTENTS OF TRAINING |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Testing |
|||
I |
Training of general knowledge (the same as training framework program of group 1) |
16 |
14 |
0 |
2 |
II |
Organizational techniques of grassroots occupational safety and occupational health; |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Method to determine dangerous and harmful elements in production; |
1 |
1 |
|
|
2 |
Measures of technical safety and fire and explosion prevention; techniques of occupational health, prevention of harmfulness and improvement of working conditions |
2 |
2 |
|
|
3 |
Method to implement the inspection, self-inspection of grassroots occupational safety and occupational health; |
1 |
1 |
|
|
4 |
Techniques of declaration, inspection, record making, statistics and periodic report on labor accident and occupational disease; |
1 |
1 |
|
|
III |
Overview of kinds of machine, equipment and substances generating the harmful and dangerous elements; process of safe working; |
19 |
9 |
10 |
|
1 |
Overview of pressure equipment |
3 |
1 |
2 |
|
2 |
Overview of lifting equipment, elevator; |
2 |
1 |
1 |
|
3 |
Electrical safety techniques |
3 |
2 |
1 |
|
4 |
Labor safety for general equipment in production |
2 |
1 |
1 |
|
5 |
Occupational safety in use, transport and storage of chemicals; |
2 |
1 |
1 |
|
6 |
Occupational safety and occupational health on construction site; |
4 |
2 |
2 |
|
7 |
Handling circumstances and incidents of production, first aid of labor accidents |
3 |
1 |
2 |
|
IV |
Training based on the characteristics of each training course |
4 |
2 |
2 |
|
V |
Examination and testing at the end of training course |
4 |
0 |
0 |
4 |
Total |
48 |
30 |
12 |
6 |
3. Training framework program of group 3
No. |
CONTENTS OF TRAINING |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Examination |
|||
I |
Policies and law on occupational safety and occupational health |
8 |
7 |
1 |
|
1 |
Purpose and meaning of work of occupational safety and occupational health; rights and obligations of employers and employees in compliance with regulations on occupational safety and occupational health; |
1 |
1 |
1 |
|
2 |
Regulations and policies of the State on occupational safety and occupational health for employees; |
1 |
1 |
0 |
|
3 |
Working conditions, dangerous and harmful elements causing labor accident, occupational diseases and preventive measures; |
2 |
2 |
0 |
|
4 |
Basic knowledge on safety and occupational health techniques; |
1 |
1 |
0 |
|
5 |
Utility and usage and storage of general personal protection means; measures of self-improvement of working conditions at workplace; |
3 |
2 |
1 |
|
II |
Overview of work and equipment with strict requirements for occupational safety and occupational health |
1,5 |
1,5 |
0 |
|
1 |
Concept of work and working equipment |
0,5 |
0,5 |
|
|
2 |
Basic parameter of work and equipment |
0,5 |
0,5 |
|
|
3 |
Specific characteristics of work and working mode of equipment |
0,5 |
0,5 |
|
|
III |
Dangerous and harmful elements upon working or operating equipment with strict requirements for occupational safety and occupational health |
2 |
2 |
|
0 |
1 |
Dangerous and harmful elements |
1 |
1 |
|
|
2 |
Evaluation of risks caused by those elements |
1 |
1 |
|
|
IV |
Techniques of occupational safety and occupational health upon working or operating with strict requirements for occupational safety and occupational health |
6,5 |
4,5 |
2 |
|
1 |
Occupational safety techniques |
3 |
2 |
1 |
|
2 |
Occupational health techniques |
3 |
2 |
1 |
|
3 |
Measures to improve working conditions at workplace related to the work and operating equipment |
0,5 |
0,5 |
0 |
|
V |
Handling circumstances and incidents of production, first aid of labor accidents |
4 |
2 |
2 |
|
VI |
Training based on the characteristics of each work or equipment with strict requirements for occupational safety and occupational health |
4 |
2 |
2 |
|
|
Examination and testing at the end of training course |
4 |
2 |
2 |
0 |
Total |
30 |
21 |
9 |
0 |
4. Training framework program of group 4
No. |
CONTENTS OF TRAINING |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Examination |
|||
I |
General knowledge about occupational safety and occupational health |
5 |
5 |
0 |
0 |
1 |
Purpose and meaning of work of occupational safety and occupational health; rights and obligations of employers and employees in compliance with regulations on the grassroots occupational safety and occupational health; |
1 |
2 |
0 |
0 |
2 |
Policies and regulations on occupational safety and occupational health for the employees; |
1 |
1 |
0 |
|
3 |
Working conditions, dangerous and harmful elements causing labor accident, occupational diseases and preventive measures; |
2 |
2 |
0 |
0 |
4 |
Basic knowledge on safety and occupational health techniques; rules of occupational safety and occupational health of facilities; |
1 |
1 |
0 |
|
II |
Requirements for occupational safety and occupational health at the level of workshop or equivalent level |
6 |
3 |
3 |
0 |
1 |
Instruction, signs, process of occupational safety and occupational health working that the employees must follow when performing work at the workshop |
2 |
1 |
1 |
0 |
2 |
Utility and usage and storage of general personal protection means |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
Way to handle circumstances and method of first aid of labor accidents |
2 |
1 |
1 |
0 |
III |
Requirements for occupational safety and occupational health for work assigned |
4 |
3 |
1 |
0 |
1 |
Dangerous and harmful elements generated at workplace and measures of prevention and improvement of working conditions; |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Process of safe working; process of operation, handling of incident of machine and equipment assigned; |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
Coordination of collective working |
1 |
1 |
0 |
0 |
IV |
Examination at the end of training course |
1 |
1 |
0 |
|
Total |
16 |
12 |
4 |
|
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực