Chương 2 Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH công tác huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động: Công tác tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 27/2013/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 18/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 11/12/2013 | Số công báo: | Từ số 891 đến số 892 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/07/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải tập huấn lại về an toàn vệ sinh lao động
Từ ngày 15/12 sắp tới, NLĐ sẽ phải được tập huấn lại về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo quy định mới tại Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH.
Theo đó, NLĐ sẽ được chia thành 4 nhóm đối tượng khác nhau với các nội dung huấn luyện khác nhau
NLĐ sau khi hoàn thoàn khóa huấn luyện sẽ được cấp Chứng chỉ huấn luyện, Chứng nhận huấn luyện hoặc ghi vào sổ theo dõi huấn luyện tại cơ sở.
Cơ sở có trách nhiệm lưu giữ tài liệu huấn luyện và kết quả kiểm tra, sát hạch ATVSLĐ ít nhất 5 năm.
Ngoài ra, Thông tư mới cũng chi tiết hóa điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cũng như hồ sơ, thủ tục mở dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
Kèm theo Thông tư là Danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Các mẫu Chứng chỉ, chứng nhận và các biểu mẫu báo cáo liên quan.
Văn bản tiếng việt
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm sau:
1. Nhóm 1: Người làm công tác quản lý (trừ trường hợp kiêm nhiệm theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này) bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2. Nhóm 2:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Nhóm 3:
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư này (phụ lục I).
4. Nhóm 4:
Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)
1. Huấn luyện nhóm 1
Nhóm 1 được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây:
a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;
c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
2. Huấn luyện nhóm 2
Nhóm 2 được huấn luyện kiến thức chung bao gồm:
a) Kiến thức chung như nhóm 1;
b) Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;
c) Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.
3. Huấn luyện nhóm 3
Nhóm 3 được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm:
a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
đ) Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:
a) Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động (huấn luyện tập trung);
b) Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
1. Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện tối thiểu với từng nhóm được quy định như sau:
a) Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
b) Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra;
c) Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Tài liệu huấn luyện
Tài liệu huấn luyện được biên soạn căn cứ vào từng đối tượng huấn luyện, điều kiện thực tế và chương trình khung huấn luyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
1. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện
a) Huấn luyện kiến thức chung
Giảng viên là người có trình độ đại học trở lên và có một trong các điều kiện sau:
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các hội, đoàn thể, cơ quan nghiên cứu;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định lựa chọn.
b) Huấn luyện chuyên ngành
- Giảng viên huấn luyện lý thuyết là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có một trong các điều kiện sau:
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ quan nghiên cứu, các hội, đoàn thể hoặc làm công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định lựa chọn.
- Huấn luyện thực hành:
+ Huấn luyện thực hành nhóm 2: Giảng viên thực hành có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và phải thông thạo công việc thực hành đối với các loại máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo Chương trình khung huấn luyện nhóm 2 được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Huấn luyện thực hành nhóm 3: Giảng viên phải có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện.
+ Huấn luyện thực hành nhóm 4: Giảng viên có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên hoặc người có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất 5 năm.
2. Lưu trữ hồ sơ giảng viên huấn luyện
Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện và cơ sở tổ chức huấn luyện phải lưu trữ bản sao hồ sơ của giảng viên huấn luyện gồm giấy chứng minh nhân dân, bằng chuyên môn, xác nhận kinh nghiệm của giảng viên huấn luyện.
1. Đối tượng được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
a) Nhóm 1: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng nhận huấn luyện.
b) Nhóm 2, 3: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ huấn luyện.
c) Nhóm 4: Kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở.
2. Thời hạn Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện; cấp đổi Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
a) Thời hạn Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
- Chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm;
- Chứng chỉ huấn luyện có thời hạn 5 năm.
b) Cấp đổi Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện
- Cơ sở lập danh sách những người có Chứng nhận huấn luyện trước khi hết hạn trong vòng 60 ngày, kèm theo bản phô tô Chứng nhận huấn luyện đã cấp gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện cấp (Chứng nhận hoặc Chứng chỉ huấn luyện) để được huấn luyện định kỳ. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu sẽ được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới;
- Cơ sở lập danh sách những người có Chứng chỉ huấn luyện trước khi hết hạn trong vòng 60 ngày, kèm theo bản phô tô Chứng chỉ huấn luyện đã cấp gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện Cấp chứng chỉ để được cấp đổi Chứng chỉ huấn luyện mới;
- Không cấp đổi đối với các trường hợp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 5 Điều này;
c) Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện do Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện in và cấp theo mẫu quy định tại Thông tư này (mẫu 1, 2 phụ lục II).
3. Trong trường hợp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện bị hỏng, mất thì người được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện làm văn bản giải trình có xác nhận của cơ sở gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đã cấp để được cấp lại.
4. Quản lý Chứng nhận, Chứng chỉ, Sổ theo dõi công tác huấn luyện
a) Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện mở sổ theo dõi, cấp số Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện cho các đối tượng được huấn luyện (mẫu số 3, phụ lục II);
b) Cơ sở tổ chức huấn luyện mở Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở (mẫu số 4, phụ lục II).
5. Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn hiệu lực ghi trong Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện;
b) Người được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện không tham dự huấn luyện lại, huấn luyện định kỳ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
1. Huấn luyện khi chuyển đổi công việc
Đối tượng đã được huấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới; đối tượng huấn luyện thuộc nhóm 4, kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện ở cơ sở.
2. Huấn luyện lại
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này như sau: Nhóm 1 huấn luyện nội dung điểm c khoản 1; nhóm 2 nội dung điểm b, c khoản 2; nhóm 3 nội dung điểm c, d, đ khoản 3; nhóm 4 nội dung điểm b khoản 4. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Huấn luyện định kỳ
a) Huấn luyện nhóm 1:
Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 1 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ để được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
b) Huấn luyện nhóm 2, nhóm 3
Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 2, 3 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện cấp Chứng chỉ huấn luyện.
c) Huấn luyện nhóm 4
Định kỳ được tổ chức ít nhất mỗi năm 1 lần.
4. Chương trình và thời gian huấn luyện định kỳ
Chương trình huấn luyện định kỳ được áp dụng như đối với huấn luyện lần đầu; thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
ORGANIZATION OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINING
Article 4. Objects of occupational safety and hygiene training
Objects of occupational safety and hygiene training as prescribed at Article 139, Article 150 of the Labor Code are specified into the following groups:
1. Group 1: Managers (except for case of part-time working as prescribed at point b Clause 2 of this Article) including:
a) Directors, deputy directors of enterprises; heads and deputies of branches affiliated enterprises; persons in charge of the administrative and personnel work; directors of workshops or equivalent units;
b) Chairpersons, vice chairpersons of cooperatives, heads of personal business households; heads of households employing laborers under labor contracts;
c) Heads and deputies of: State non-business units, production, business and service units of non-business administrative agencies, political organizations, social-political organizations, professional-social organizations, units in People’s Army and People’s Public Security; foreign organizations, international organizations based on Vietnam’s territory and employing laborers under labor contracts.
2. Group 2:
a) Full-time or part-time Officials in charge of occupational safety and hygiene at establishments
b) Managers in part-time charge of occupational safety and hygiene.
3. Group 3:
Laborers doing jobs with strict requirements on occupational safety and hygiene under the list promulgated together with this Circular (Annex I).
4. Group 4:
Laborers excluded in 3 above groups (including laborers being Vietnamese, foreigners working in Vietnam and persons on vocational training or apprenticeship or probationary to work for the employers)
Article 5. Content of training
1. Training for group 1
Group 1 shall principally be provided training on general knowledge as follows:
a) Policies and law on occupational safety and hygiene;
b) Organization of management and implementation of regulations on occupational safety and hygiene at the establishments;
c) Dangerous and hazardous elements in production and remedial and preventive measures.
2. Training for group 2
Group 2 shall be provided training on general knowledge including:
a) General knowledge as Group 1;
b) Professional operations on organization of implementing the work of occupational safety and hygiene at the establishments;
c) Overview of machinery, equipment, substances generating dangerous and hazardous elements; process for safe working.
3. Training for group 3
Group 3 shall be provided training on general and specialized knowledge including:
a) Policies and law on occupational safety and hygiene;
b) Overview of the jobs and equipment with strict requirements on occupational safety and hygiene;
c) Dangerous and hazardous elements upon doing jobs or operating the equipment with strict requirements on occupational safety and hygiene;
d) Occupational safety and health techniques upon doing the jobs or operating the equipment with strict requirements on occupational safety and hygiene;
dd) Handling of various production incidents and first aid for victims in cases of labor accidents.
4. Training for group 4
Content of training for group 4 includes 2 parts as follows:
a) Part 1: Providing general knowledge on occupational safety and hygiene (concentrated training);
b) Part 2: Requirements on occupational safety and hygiene at the working place.
Article 6. The period and documents of training
1. The period of training
The minimum period of training for each group is specified as follows:
a) Group 1 and group 4: total time of training will be not less than 16 hours, including examination time;
b) Group 2: total time of training will be not less than 48 hours, including time of theory and practice training and examination time;
c) Group 3: total time of training will be not less than 30 hours, including examination time.
2. Documents of training
Documents of training will be prepared, based on each object of training, practical conditions and the training framework curriculum promulgated by the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair.
Article 7. Standards of the training lecturers, archival of lecturer records
1. Standards of the training lecturers
a) Case of training general knowledge
Lecturers must be persons graduated university or higher and have one of the following conditions:
- Having worked on occupational safety and hygiene at state management agencies, associations, mass associations, or research agencies, for at least 5 years;
- Having worked on occupational safety and hygiene at non-business units, enterprises for at least 7 years and having certificate of the training lecturer granted at an eligible training service institution under decision on selection by the Department of Occupational safety, the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair;
b) Case of specialized training
- The lecturers of theory training must be persons graduated university or higher in suitable branches and have one of the following conditions:
+ Having worked involving occupational safety and hygiene at research agencies, associations, mass associations or the work of state management on occupational safety and hygiene, for at least 5 years.
+ Having worked in fields with strict requirements on occupational safety and hygiene at non-business units, enterprises for at least 5 years and having certificate of the training lecturer granted at an eligible training service institution under decision on selection by the Department of Occupational safety, the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair;
- Case of practical training:
+ Practical training for group 2: the practical lecturers must persons graduated college or higher, in a specialized branch suitable with content of training and must be fluent the work practicing with machinery, equipment, chemicals, jobs subject to practice according to the training framework curriculum for group 2 promulgated together with this Circular;
+ Practical training for group 3: Lecturers must be persons graduated intermediate-level schools or higher in a specialized branch suitable with training content; having worked in fields with strict requirements on occupational safety and hygiene or involving the work of occupational safety and hygiene at the establishments in line with content of training, for at least 5 years.
+ Practical training for group 4: Lecturers must be persons graduated technical-intermediate schools or higher or having worked practically for at least 5 years.
2. Archival of lecturer records of training
The training service institutions and the establishments organizing courses of training must archive copies of lecturer records including identity cards, specialized certificates, and confirmations for experiences of the training lecturers.
Article 8. The certified paper and certificate of training
1. Subjects who are granted the certified paper and certificate of training
a) Group 1: Persons who pass examination after participating in course of training will be granted the certified-training paper
b) Group 2, 3: Persons who pass examination after participating in course of training will be granted certificate of training.
c) Group 4: the training result will be recorded in monitoring book of training at the establishments.
2. Validity time of the certified paper and certificate of training; renew of the certified paper and certificate of training
a) Validity time of the certified paper and certificate of training
- The certified-training paper will be valid for 2 years;
- Certificate of training will be valid for 5 years;
b) Renew of the certified paper and certificate of training
- The establishments will prepare a list of persons possessing the certified-training paper before the expiry date for 60 days, enclosed with photocopies of the certified-training paper already been granted and send them to the training service institution granted the certified paper or certificate of training for being trained periodically. If the training result meet requirements, they will be renewed the certified-training paper;
- The establishments will prepare a list of persons possessing the certificate of training before the expiry date for 60 days, enclosed with photocopies of the certificate of training already been granted and send them to the training service institution granted the certificate for being renewed certificate of training;
- Do not renew for cases where the certified paper and certificate of training is expired as prescribed at Clause 5 of this Article;
c) The training service institutions shall print and grant the certified paper and certificate of training according to the form specified in this Circular (form 1, 2 Annex II).
3. If a certified paper or certificate of training is damaged or lost, holder of such certified paper or certificate of training shall prepare a written explanation with confirmation of the establishments and send it to the training service institution granted such certified paper or certificate of training for being renewed.
4. Management of the certified paper, certificate, monitoring book of training
a) The training service institutions shall open a monitoring book, grant number of the certified paper and certificate of training for the trained subjects (form No.3, at Annex II);
b) The establishments organizing course of training shall open a monitoring book of training at establishments (form No.4 at Annex II).
5. The certified paper, certificate of training will be expired in the following case:
a) The time stated in the certified paper, certificate of training is expired;
b) Persons granted the certified paper, certificate of training fail to participate in retraining, periodical training as prescribed at Article 9 of this Circular.
Article 9. Training in case of changing job, retraining and periodical training
1. Training in case of changing job
When the trained subjects change from this job to other job, equipment or technology changes, before receive job, these subjects must be trained content of occupational safety and hygiene in line with new job, and granted new certified paper or certificate of training; for the training subjects of group 4, result of training must be written in the monitoring book of training at establishments.
2. Retraining
If establishments stop operation or laborers leave job for 6 months or more, before turn back for working, laborers must be retrained contents as prescribed at Article 5 of this Circular as follows: Group 1 shall be trained content at point c Clause 1; group 2 shall be trained content at points b and c Clause 2; group 3 shall be trained content at points c, d, dd Clause 3; group 4 shall be trained content at point b Clause 4. The training period is equal to 50% of the initial training period.
3. Periodical training
a) Training for group 1:
Two year once since the effective date of the certified-training paper, the persons under group 1 must participate in periodical training to be renewed the certified-training paper at the training service institution.
b) Training for group 2, group 3
Two year once since the effective date of the certificate of training, the persons under groups 2, 3 must participate in periodical training at the training service institution granted certificate of training.
c) Training for group 4
It shall be organized at least once each year.
4. Program and period of periodic training
Program of periodic training apply as program of first-time training; period of periodic training is equal to 50% of the first-time training period.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực