Chương XI Bộ Luật lao động 2012: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
2. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ.
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.
5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
6. Giấy phép lao động bị thu hồi.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp, việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
1. Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người khuyết tật.
2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật.
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.
1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở .
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Người làm nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được áp dụng một số chế độ phù hợp về tuổi học nghề; về ký kết hợp đồng lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
1. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm thường xuyên tại nhà.
2. Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.
SEPARATE PROVISIONS FOR MINOR EMPLOYEES AND OTHER TYPES OF EMPLOYEES
A minor employee is an employee under 18 years of age.
Article 162. Employment of minors
1. An employer may only employ minors in work suitable to their health so as to ensure their physical, spiritual and personality development, and shall take care of minor employees regarding their work, wage, health and training in the course of their employment.
2. When employing minors, an employer shall keep a separate register fully recorded with the name, date of birth, work assigned, results of periodical medical checks of each minor employee, and shall present it at the request of a competent state agency.
Article 163. Principles of employment of minors
1. Employment of minors is prohibited in heavy, toxic and dangerous jobs or in workplaces or jobs which may adversely affect their personality, as determined in the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in coordination with the Ministry of Health.
2. The working time of minor employees aged from full 15 years to under 18 years must not exceed 8 hours per day and 40 hours per week.
The working time of employees aged under 15 years must not exceed 4 hours per day and 20 hours per week and the employer may not employ these minors to work overtime or at night.
3. Persons aged from full 15 to under 18 years may work overtime and at night in some occupations and jobs stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
4. An employer may not employ minors to manufacture and trade in alcohol, wine, beer, cigarettes, stimulants and other habit-forming substances.
5. An employer shall create opportunities for minor employees and employed persons aged under 15 years to receive general education.
Article 164. Use of employees aged under 15 years
1. An employer may only employ persons aged from full 13 to under 15 years in light jobs according to the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. When employing a person aged from full 13 to under 15 years, an employer shall comply with the following provisions:
a/ To sign the labor contract with his/her at-law representative and with the consent of the person aged from full 13 to under 15 years;
b/ To arrange working hours which do not overlap the school hours of the child;
c/ To ensure the working conditions and occupational safety and hygiene suitable to his/her age.
3. Employment of persons aged under 13 years is prohibited, except for some specific jobs stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
When employing persons aged under 13 years, an employer shall comply with Clause 2 of this Article.
Article 165. Prohibited jobs and workplaces for minor employees
1. Employment of minors is prohibited in the following jobs:
a/ Carrying and lifting of heavy objects which are beyond a minor’s physical strength;
b/ Manufacture, use or transportation of chemicals, gas and explosives;
c/ Maintenance of equipment and machines;
d/ Demolition of construction works;
e/ Melting, blowing, casting, rolling, molding and welding of metals;
f/ Sea diving, offshore fishing;
g/ Other jobs which are harmful to the health, safety or morality of minor employees.
2. Employment of minors is prohibited in the following workplaces:
a/ Underwater, underground, in cave and in tunnel;
b/ Construction site;
c/ Slaughter house;
d/ Casino, bar, dance hall, karaoke parlor, hotel, hostel, sauna, massage room;
e/ Other workplaces which are harmful to the health, safety or morality of minor employees.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue the lists referred to at Point g, Clause 1, and Point e, Clause 2, of this Article.
Article 166. Elderly employees
1. Elderly employee is a person who continues to work after the age defined in Article 187 of this Code.
2. Elderly employees are entitled to reduced daily working hours or to the regime of part-time work.
3. In the last working year before retirement, elderly employees are entitled to reduced normal working hours or to the regime of part-time work.
Article 167. Employment of elderly employees
1. When necessary, an employer may reach agreement with an elderly employee who has sufficient health conditions on the extension of the labor contract or the conclusion of a new labor contract in accordance with the provisions of Chapter III of this Code.
2. If, after retirement, an elderly employee is employed under a new labor contract, he/she still enjoys the rights and interests agreed upon in the labor contract, in addition to the rights and benefits under the retirement regime.
3. An employer may not employ elderly employees in heavy or dangerous jobs or jobs exposed to toxic substances that adversely affect their health, except in special cases as stipulated by the Government.
4. An employer is responsible for taking care of the health of elderly employees at the workplace.
Section 3. VIETNAMESE EMPLOYEES WORKING ABROAD, EMPLOYEES OF FOREIGN ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN VIETNAM, FOREIGN EMPLOYEES WORKING IN VIETNAM
Article 168. Vietnamese employees working abroad, employees of foreign organizations and individuals in Vietnam
1. The State encourages enterprises, agencies, organizations and individuals to seek and expand the labor market in order to send Vietnamese employees to work abroad.
Vietnamese employees working abroad shall comply with the laws of Vietnam and host countries, unless otherwise provided by treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. Vietnamese citizens working in foreign enterprises in Vietnam, working in industrial parks, economic zones, export processing zones, in foreign or international agencies and organizations in Vietnam, or working for foreign citizens in Vietnam shall comply with Vietnamese laws and are protected under law.
Article 169. Conditions for foreign citizens to work in Vietnam
1. A foreign citizen wishing to work in Vietnam must fully meet the following conditions:
a/ Possessing full civil act capacity;
b/ Possessing technical and professional qualifications and skills and health appropriate to the work requirement;
c/ Not being a criminal or subject to penal liability examination according to Vietnamese and foreign laws;
d/ Possessing a work permit granted by a competent Vietnamese state agency, except the cases specified in Article 172 of this Code.
2. Foreign employees working in Vietnam shall comply with the labor law of Vietnam and treaties to which Vietnam is a contracting party which have different provisions, and are protected by Vietnamese law.
Article 170. Conditions for employment of foreign citizens
1. Domestic enterprises, agencies, organizations, individuals and contractors may only employ foreign citizens in such positions as manager, managing director, expert and technical worker which Vietnamese employees are still unable to fill to meet production and business requirements.
2. Foreign enterprises, agencies, organizations, individuals and contractors shall, before employing foreign citizens to work in the territory of Vietnam, explain their labor demands and obtain written approval from competent state agencies.
Article 171. Work permits for foreign citizens to work in Vietnam
1. A foreign employee shall produce his/her work permit when carrying out immigration procedures and upon request of a competent state agency.
2. Any foreign citizen working in Vietnam without a work permit shall be deported from Vietnam according to the Government’s regulations.
3. Any employer employing foreign citizens without work permits shall be handled in accordance with law.
Article 172. Foreign citizens working in Vietnam who are exempt from work permit
1. Capital-contributing members or owners of limited liability companies.
2. Members of the Board of Directors of joint-stock companies.
3. Chiefs of representative offices and directors of projects of international organizations or non-governmental organizations in Vietnam.
4. Those who stay in Vietnam for under 3 months to offer services for sale.
5. Those who stay in Vietnam for under 3 months to deal with complicated technical or technological problems that adversely impact or are at risk of exerting adverse impacts on production and business activities and these problems cannot be handled by Vietnamese and foreign experts who are currently in Vietnam.
6. Foreign lawyers possessing a professional practice license in Vietnam in accordance with the Law on Lawyers.
7. It is in accordance with a treaty to which Vietnam is a contracting party.
8. Those who are studying and working in Vietnam, provided that the employer shall notify their employment to the provincial-level state management agency of labor 7 days in advance.
9. Other cases as stipulated by the Government.
Article 173. Validity duration of work permits
The maximum validity duration of a work permit is 2 years.
Article 174. Cases of termination of validity of work permits
1. The work permit expires.
2. The labor contract terminates.
3. The content of the labor contract is not consistent with the content of the granted work permit.
4. The contract in the field of business, trade, finance, banking, insurance, science and technology, culture, sports, education or medicine expires or terminates.
5. There is a written notice of the foreign side of the termination of sending of foreign citizens to work in Vietnam.
6. The work permit is revoked.
7. The enterprise, organization or partner in Vietnam or the foreign non-governmental organization in Vietnam ceases operation.
8. The foreign employee is sentenced to imprisonment, dies, or is declared to be dead or missing by a court.
Article 175. Grant, re-grant and revocation of work permits
The Government shall specify conditions for the grant, re-grant and revocation of work permits for foreign citizens working in Vietnam.
Article 176. State policies for disabled employees
l. The State protects the rights to work and to self-employment of disabled persons, and shall formulate policies to encourage and provide incentives for employers to create jobs for and employ disabled persons in accordance with the Law on Persons with Disabilities.
2. The Government shall stipulate the policy on providing concessional loans from the National Employment Fund for employers who employ disabled persons.
Article 177. Employment of disabled persons
1. An employer shall ensure working conditions, working tools and occupational safety and hygiene suitable to disabled employees and take regular care for their health.
2. An employer shall consult disabled employees before deciding on matters involving their rights and interests.
Article 178. Prohibited acts in employment of disabled persons
1. Employing a disabled person who has lost 51% or more of his/her working ability to work overtime and at night.
2. Employing a disabled person to perform a heavy or dangerous job or a job exposed to toxic substances on the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in coordination with the Ministry of Health.
Article 179. Domestic employees
1. Domestic employee is a person who regularly does housework for one or more families.
Housework includes cooking, housekeeping, babysitting, caring for sick persons, caring for the elderly, driving, and gardening and other housework which is not related to commercial activities.
2. This Code does not apply to employees who do housework in the form of piecework.
Article 180. Labor contracts for domestic employees
1. An employer shall sign a written labor contract with a domestic employee.
2. The duration of a labor contract for a domestic employee may be negotiated by both parties. Either party may unilaterally terminate the labor contract with an advance notice of 15 days.
3. The two parties shall agree and clearly write in the labor contract the form and time of wage payment, daily working hours and accommodation.
Article 181. Obligations of an employer
1. To fully implement the agreements stated in the labor contract.
2. To pay to the domestic employee his/her social insurance and health insurance as provided by law to enable the latter to self-manage his/her insurance.
3. To respect the honor and dignity of the domestic employee.
4. To provide a clean and hygienic accommodation for the domestic employee, if so agreed.
5. To create opportunities for the domestic employee to receive education and vocational training.
6. To pay travel expenses for the domestic employee to return home at the end of his/her service, except the case in which the domestic employee terminates the labor contract ahead of time.
Article 182. Obligations of a domestic employee
1. To fully implement the agreements in the labor contract signed by both parties.
2. To pay compensation as agreed upon or provided by law in case of damaging or losing the property of the employer.
3. To timely notify the employer of any possibilities and risks of accident, safety, health, life and property of the employer’s family and his/her own.
4. To denounce to competent agencies if the employer commits acts of mistreating, sexually harassing or forcing labor or other illegal acts.
Article 183. Prohibited acts of an employer
1. Mistreating, sexually harassing, forcing labor and using violence against the domestic employee.
2. Assigning work to the domestic employees not in accordance with the labor contract.
3. Keeping personal documents of the domestic employee.
Section 6. OTHER TYPES OF EMPLOYEES
Article 184. Persons working in the fields of arts and physical training and sports
Persons who work in the fields of arts and physical training and sports are entitled to some suitable regimes related to vocational training age, entry into labor contracts, working time, rest time, wage, wage-related allowances, bonus and occupational safety and hygiene as stipulated by the Government.
Article 185. Employees performing home-based work
1. Employees may negotiate with employers to regularly perform home- based work.
2. This Code does not apply to employees performing home-based work in the form of processing.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực