Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật lao động làm việc nguy hiểm độc hại
Số hiệu: | 25/2013/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 18/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2013 |
Ngày công báo: | 01/01/2014 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mở rộng đối tượng hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật
Vừa qua, Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH được ban hành nhằm hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động (NLĐ) làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại.
Theo quy định mới, NLĐ làm các công việc không thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vẫn sẽ được xem xét hưởng chế độ bổi dưỡng bằng hiện vật.
Cụ thể, để được hưởng chế độ trong trường hợp trên NLĐ phải đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với NLĐ thuộc đối tượng trên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/12/2013 và thay thế Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT .
Văn bản tiếng việt
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2013/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
Căn cứ Điều 141 Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại,
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:
a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);
b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
d) Hợp tác xã;
đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động.
Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng;
- Mức 2: 15.000 đồng;
- Mức 3: 20.000 đồng;
- Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:
a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;
b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.
Điều 4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Khi người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Tổ chức đo môi trường lao động định kỳ hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hoặc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm, đối chiếu với quy chuẩn, tiêu chuẩn về vệ sinh lao động để áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý tổng hợp và có ý kiến để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết định mức bồi dưỡng.
3. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức để cải thiện điều kiện lao động, thì phải căn cứ vào kết quả mới về môi trường lao động và các yếu tố vi sinh vật có hại để điều chỉnh các mức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.
4. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.
5. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng.
6. Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ, ngành và địa phương
1. Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định, gồm có các tài liệu sau:
a) Biểu tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kết quả đo môi trường lao động hằng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường lao động.
3. Tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
2. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT THEO ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT |
Điều kiện lao động |
Chỉ tiêu về môi trường lao động |
Mức bồi dưỡng |
1 |
Loại IV (Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) |
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. |
Mức 1 |
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. |
Mức 1 |
||
Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. |
Mức 2 |
||
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. |
Mức 2 |
||
2 |
Loại V (Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) |
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép |
Mức 2 |
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. |
Mức 2 |
||
Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; |
Mức 3 |
||
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. |
Mức 3 |
||
3 |
Loại VI (Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) |
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép |
Mức 3 |
Trực tiếp tiếp xúc với các gây bệnh truyền nhiễm. |
Mức 3 |
||
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm. |
Mức 4 |
||
Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. |
Mức 4 |
MẪU TỔNG HỢP CÁC NGHỀ, CÔNG VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
(Kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔNG HỢP CÁC NGHỀ, CÔNG VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT NĂM .....
TT |
Nghề, công việc |
Các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép |
Cơ quan thực hiện đo và ngày, tháng, năm đo |
Mức bồi dưỡng đề nghị được hưởng |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………., ngày ….. tháng ........ năm …….. |
MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/2013/TT-BLDTBXH |
Hanoi, October 18, 2013 |
CIRCULAR
ON PROVISION OF PERQUISITES FOR WORKERS IN HARMFUL OR DANGEROUS ENVIRONMENTS
Pursuant to Article 141 of the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
At the request of the Director of the Department of Labor safety;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs provides guidance on provision of perquisites for workers in harmful or dangerous environments,
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Circular provides guidance on the provision of benefits in kind (perquisites) for workers in harmful or dangerous environments.
2. This Circular is applicable to officials, civil servants, workers, students, apprentices, or interns (hereinafter referred to as workers) in the following companies, organizations, and cooperatives:
a) Administrative agencies; public service agencies; the armed forces (including forces working in cipher);
b) Political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations;
c) Companies from every economic sector;
d) Cooperatives;
dd) Foreign organizations and international organizations having offices in the Socialist Republic of Vietnam;
e) Other organizations that employ workers.
The aforesaid companies, organizations, and cooperatives are hereinafter referred to as employer.
Article 2. Conditions for being provided with perquisites and level of perquisites
1. A worker is entitled to perquisites when the following conditions are satisfied:
a) Doing the jobs in the list of arduous, harmful and dangerous jobs or the list of extremely arduous, harmful and dangerous jobs promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b) Working in an environment with at least one dangerous or harmful factor below the hygiene standards established by the Ministry of Health, or in direct contact with infectious sources.
The factors mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall be identified by a unit capable of inspecting working environments as prescribed by the Ministry of Health (hereinafter referred to as inspecting unit).
2. Level of perquisites:
a) Levels of perquisites in the form of daily meals converted into cash:
- Level 1: 10,000 VND;
- Level 2: 15,000 VND;
- Level 3: 20,000 VND;
- Level 4: 25,000 VND.
b) The level of perquisites depends on the working environments and indicators specified in Appendix 1 to this Circular.
Article 3. Rules for provision of perquisites
1. The perquisites must be provided during the shift or working day in a convenient and hygienic way.
2. Perquisites must not be converted into cash or included in salaries.
3. If the work is not stationary and does not allow the provision of perquisites at one place (e.g. workers are itinerant, scattered, or few), the employer shall directly provide the perquisites for workers. In this case, the employer must make a list of recipients bearing the signatures of workers, and inspect the consumption of them.
4. Specific levels of perquisites:
a) If the worker satisfies the conditions in Clause 1 Article 2 of this Circular shall be given the full portion of perquisites if he works at least 50% of the normal working duration in a day, or half portion of the perquisites if he works less than 50% of the normal working duration in a day according to Appendix 1 to this Circular;
If the worker works overtime, the level of perquisites shall be increased in proportion to the number of overtime working hours under the same rule;
b) The employer shall consider providing perquisites at level 1 (10,000 VND) for the workers not doing the works in the list of arduous, harmful and dangerous jobs or the list of extremely arduous, harmful and dangerous jobs promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, but working in an environment that has at least one dangerous or harmful factor below the hygiene standard, or in direct contact with infectious sources.
5. The cost of perquisites shall be included in the regular expense, production and business cost of the employer, and considered a reasonable expense when calculating corporate income tax. The budget for provision of perquisites for students, apprentices and interns shall be provided by the governing body.
6. Workers in special fields or jobs who are provided with fixed portions as prescribed by the Government are not entitled to the perquisites prescribed in this Circular.
Article 4. Responsibilities of the employer
1. Adopt technical measures, enhance the use of occupational hygiene and safety equipment to improve the working environment; if the dangerous or harmful factors are not eliminated, perquisites must be provided for workers to prevent diseases and ensure their health. The provision of perquisites may be stopped when technical measures are taken, the use of occupational hygiene and safety equipment is enhanced, and all dangerous or harmful factors are eliminated.
2. Assess the working environment annually. Decide the level of perquisites for each job and work based on the result of working environment assessment, infectious sources and occupational hygiene standards according to Appendix 1 to this Circular.
If the working environment is so complicated that the level of perquisites cannot be determined, the employer shall send a list of works and jobs that need to be provided with perquisites to the Ministry or governing body or the People’s Committee of the province. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with the Ministry of Health in considering the lever of perquisites.
3. When adopting technical measures and improving the working conditions, the levels of perquisites shall be adjusted based on the new assessment of the working environment and harmful microorganisms according to Article 2 of this Circular.
4. Disseminate the purposes and importance of the perquisites, spread the contents of this Circular and internal regulations on this benefit among the workers.
5. Instruct the health department to establish the perquisite provision system that suitable for the enhancement of body immunity corresponding to the levels of perquisites.
6. Provide sufficient perquisites for workers in accordance with this Circular.
Article 5. Responsibilities of Ministries, governing bodies and local governments
1. Provide guidance on the implementation of this Circular to the companies and organizations under their management.
2. Send suggestions of works and jobs that need perquisite provision requested by the companies and organizations under their management to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health for consideration, including:
a) A list of works and jobs that need perquisite provision (the form in Appendix 2 to this Circular);
b) A result of annual assessment of working environment, given by the inspecting unit, specifying the dangerous and harmful factors at the workplace. For the works in direct contact with infectious sources prescribed in Point b Clause 1 Article 2 of this Circular, the result of annual assessment of working environment is exempt.
3. Inspect the adherence to of local companies and units of this Circular.
Article 6. Implementation
1. This Circular takes effect on December 05, 2013.
2. The Joint Circular No. 13/2012/TTLT-BLDTBXH-BYT dated May 30, 2012 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health providing guidance on the provision of perquisites for workers in harmful or dangerous environments are annulled on the effective date of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation must be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement./.
|
PP THE MINISTER |
APPENDIX 1
LEVELS OF PERQUISITES ACCORDING TO WORKING CONDITIONS
(promulgated together with the Circular No. 25/2013/TT-BLDTBXH dated October 18, 2013 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)
No. |
Working conditions |
Criteria for working environment |
Level |
1 |
Class IV (arduous, harmful, dangerous) |
Having at least 01 dangerous or harmful factor below the hygiene standard. |
Level 1 |
In direct contact with infectious sources |
Level 1 |
||
Having at least 02 dangerous or harmful factors below the hygiene standard. |
Level 2 |
||
Having at least 01 dangerous or harmful factor below the hygiene standard, and in direct contact with infectious sources |
Level 2 |
||
2 |
Class V (extremely arduous, harmful, dangerous) |
Having at least 01 dangerous or harmful factor below the hygiene standard |
Level 2 |
In direct contact with infectious sources |
Level 2 |
||
Having at least 02 dangerous or harmful factors below the hygiene standard; |
Level 3 |
||
Having at least 01 dangerous or harmful factor below the hygiene standard, and in direct contact with infectious sources |
Level 3 |
||
3 |
Class VI (extremely arduous, harmful, dangerous) |
Having at least 01 dangerous or harmful factor below the hygiene standard |
Level 3 |
In direct contact with infectious sources |
Level 3 |
||
Having at least 01 dangerous or harmful factor below the hygiene standard, and dangerous or harmful factors. |
Level 4 |
||
Having at least extremely dangerous or harmful factors and in direct contact with infectious sources |
Level 4 |
APPENDIX 2
LIST OF WORKS AND JOBS ELIGIBLE FOR PERQUISITES
(promulgated together with the Circular No. 25/2013/TT-BLDTBXH dated October 18, 2013 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)
NAME OF GOVERNING BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
LIST OF WORKS AND JOBS ELIGIBLE FOR PERQUISITES IN ...[YEAR]...
No. |
Work or job |
Inordinate harmful factors |
Assessing unit and date of assessment |
Suggested level of perquisites |
Notes |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[Location and date] [Signature and seal] |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực