Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm
Số hiệu: | 03/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/01/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2014 |
Ngày công báo: | 01/02/2014 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm
Ngày 16/01 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc làm và có một số điểm đáng chú ý sau:
- Thứ nhất, Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
Quỹ quốc gia này chỉ được sử dụng cho các hoạt động cho vay ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để hạn chế người lao động mất việc; hỗ trợ tổ chức dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động.
- Thứ hai, chi phí tuyển dụng lao động được hoạch toán vào chi phí sản xuất bao gồm: thông báo tuyển; tiếp nhận quản lý hồ sơ; tổ chức thi và thông báo kết quả.
Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm; chương trình việc làm địa phương; tuyển và quản lý lao động…
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2014 và thay thế Nghị định 39/2003/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm; Quỹ quốc gia về việc làm; chương trình việc làm địa phương và tuyển, quản lý lao động.
1. Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Bộ luật lao động là chỉ tiêu phản ánh số người lao động có việc làm tăng thêm trong kỳ báo cáo.
2. Ủy ban nhân dân các cấp phải xây dựng và tổ chức thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm.
3. Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm 05 năm và hằng năm.
1. Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
2. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
a) Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
b) Hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để hạn chế người lao động mất việc làm;
c) Hỗ trợ phát triển tổ chức dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm.
4. Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch bổ sung ngân sách nhà nước cho Quỹ quốc gia về việc làm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Chương trình việc làm của địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Bộ luật lao động, bao gồm: Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, đối tượng, phạm vi thực hiện, thời gian, tổ chức thực hiện và cơ chế, chính sách để thực hiện.
2. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình việc làm của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện chương trình và hằng năm báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và Khoản 2 Điều 168 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam;
2. Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm.
1. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển;
b) Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
c) Mức lương dự kiến;
d) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.
4. Người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
5. Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.
6. Người sử dụng lao động chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây:
a) Thông báo tuyển lao động;
b) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động;
c) Tổ chức thi tuyển lao động;
d) Thông báo kết quả tuyển lao động.
Trường hợp tuyển lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người sử dụng lao động lập số quản lý lao động, quản lý và sử dụng số theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2014.
2. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 03/2014/ND-CP |
Hanoi, January 16, 2014 |
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON EMPLOYMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 18, 2012 Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of the Labor Code on employment.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details a number of articles of the Labor Code on targets of new jobs; the National Employment Fund; local employment programs and labor recruitment and management.
Article 2. Subjects of application
1. Employees defined in Clause 1, Article 3 of the Labor Code.
2. Employers defined in Clause 2, Article 3 of the Labor Code.
3. Other agencies, enterprises, organizations and individuals related to the contents specified in Article 1 of this Decree.
TARGETS OF NEW JOBS, NATIONAL EMPLOYMENT FUND AND LOCAL EMPLOYMENT PROGRAMS
1. The target of new jobs specified in Clause 1, Article 12 of the Labor Code is a target showing the number of newly employed laborers within a reporting period.
2. People’s Committees at all levels shall formulate and organize the realization of the target of new jobs in programs, projects and five-year and annual socio-economic development plans.
3. The responsibility to report on results of the target of new jobs is as follows:
a/ Annually, People’s Committees of communes, wards, townships; and People’s Committees of districts, towns and provincial cities shall summarize results of the realization of the target of new jobs in localities to report to superior People’s Committees;
b/ Annually, People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) shall summarize results of realizing targets of new jobs in their localities and report them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding, examining, and reporting to the Government on results of realizing, five-year and annual targets of new jobs.
Article 4. National Employment Fund
1. The National Employment Fund is formed from the following sources:
a) The state budget;
b) Aid of organizations and individuals at home and abroad;
c) Other lawful aid sources.
2. The National Employment Fund is used for the following purposes:
a/ To provide preferential loans to small- and medium-sized enterprises, cooperatives, cooperative groups, business households and laborers to assist them in creating, maintaining and expanding jobs;
b/ To support enterprises in difficult circumstances due to economic recession in order to limit the number of job losers;
c/ To support the development of employment service organizations and the labor market information system.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation the mechanism for management and use of the National Employment Fund.
4. Annually, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in, formulating plans on additional allocation of the state budget to the National Employment Fund and submit them to the Prime Minister for decision.
Article 5. Local employment programs
1. Local employment programs referred to in Clause 1, Article 13 of the Labor Code cover targets, major tasks, subjects, scope of implementation, time, organization of implementation, mechanisms and policies for implementation.
2. Based on local socio-economic conditions in each period, provincial-level People’s Committees shall formulate local employment programs and submit them to same-level People’s Councils for decision; and organize the implementation of these programs and annually report implementation results to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
LABOR RECRUITMENT AND MANAGEMENT
The recruitment of Vietnamese laborers to work for Vietnamese employers; and to work in industrial parks, export processing zones, hi-tech zones and economic zones (below referred to as industrial zones) defined in Article 11 and Clause 2, Article 168 of the Labor Code is prescribed as follows:
1. Employers may recruit Vietnamese laborers directly or through employment service organizations or labor sub-lease enterprises.
2. Laborers may directly contact employers or register through employment service organizations to find jobs.
Article 7. Labor recruitment procedures and order
1. At least 5 working days before receiving dossiers of registration for recruitment examination from laborers, an employer, an employment service organization or a labor sub-lease enterprise shall publicly notify its demand for labor recruitment. A notification contains the following details:
a/ Professions, jobs, professional qualifications and number of laborers to be recruited;
b/ Type of labor contract to be signed;
c/ Offered wage level;
d/ Working conditions for each working position.
2. A dossier of registration for recruitment examination comprises:
a/ The written registration for recruitment examination, made according to the form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ Copies of diplomas and certificates of professional and technical qualifications, foreign language and computing skills as required for vacant positions;
c/ Health certificate prescribed by the Ministry of Health;
d/ Other necessary papers prescribed by law.
3. When receiving a dossier of registration for recruitment examination, an employer, an employment service organization or labor sub-lease enterprise shall manage such dossier and clearly notify the laborer of the recruitment time.
4. Employers, employment service organizations or labor sub-lease enterprises shall publicly notify results of labor recruitment within 5 working days from the date of obtaining such results.
5. For laborers who fail or do not sit the recruitment examination, employers, employment service organizations or labor sub-lease enterprises shall return dossiers of registration for recruitment examination to them within 5 working days after the laborers so request.
6. Employers shall pay all expenses for the labor recruitment and may account as their production and business costs the following expenses:
a/ Expense for the labor recruitment;
b/ Expense for receipt and management of dossiers of registration for recruitment examination;
c/ Expense for organization of recruitment examination;
d/ Expense for notification of recruitment results.
Employers that recruit laborers through employment service organizations shall pay employment service charges to these organizations as prescribed by law.
Article 8. Reports on use of labor
1. Within 30 days from the date of operation commencement, an employer shall declare the use of labor to the Labor, War Invalids and Social Affairs Division or Department (for employers operating in industrial parks) of the locality where its/his/her head office, branch or representative office is located.
2. Biannually or annually, an employer shall report on labor changes to the Labor, War Invalids and Social Affairs Division or Department (for employers operating in industrial parks) of the locality where its/his/her head office, branch or representative office is located.
3. Biannually or annually, a labor sub-lease enterprise shall report on the number of sub-leased laborers to the Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality where its head office, branch or representative office is located.
4. Biannually or annually, the Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall summarize the situation of labor use and change in labor of local enterprises and report them to the Labor, War Invalids and Social Affairs Department.
5. Biannually or annually, the Labor, War Invalids and Social Affairs Departments shall summarize the situation of labor use and change in local enterprises to report them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and provincial-level People’s Committees.
Article 9. Labor management book
Employers shall compile, manage and use labor management books as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
1. This Decree takes effect on March 15, 2014.
2. The Government’s Decree No. 39/2003/ND-CP of April 14, 2003, detailing and guiding a number of articles of the Labor Code on employment ceases to be effective on the effective date of this Decree.
Article 11. Implementation responsibility
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related agencies, enterprises, organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |