Nghị định 39/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
Số hiệu: | 39/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 26/05/2003 |
Ngày công báo: | 11/05/2003 | Số công báo: | Số 36 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2003 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39/2003/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Chỉ tiêu tạo việc làm mới theo quy định tại Điều 14 của Bộ Luật Lao động được quy định là số lao động mới cần tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động.
2. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới:
a) Trong các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhất thiết phải có chỉ tiêu tạo việc làm mới.
b) Hằng năm, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân có sử dụng lao động phải báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới về các Bộ, ngành và địa phương.
c) Hằng năm, các Bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo chỉ tiêu tạo việc làm mới về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới năm năm và hằng năm.
3. Chính sách hỗ trợ việc làm:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều người lao động.
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách cho vay vốn để lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tự tạo việc làm và khuyến khích thu hút nhiều lao động.
c) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích phát triển công nghệ mới, kỹ thuật mới thu hút nhiều lao động.
d) Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích tạo việc làm ở khu vực nông thôn.
e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng là lao động nữ và lao động là người tàn tật;
Chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động.
g) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:
Chính sách khuyến khích người lao động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghệ mới;
Chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
h) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách giải quyết việc làm cho quân nhân, chiến sĩ công an nhân dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ.
1. Chương trình quốc gia về việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động, bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ Chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý điều hành hoạt động Quỹ quốc gia về việc làm.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch các nguồn tài chính hằng năm và năm năm cho Chương trình quốc gia về việc làm.
Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành và sử dụng như sau:
1. Quỹ quốc gia về việc làm hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước.
b) Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.
c) Các nguồn hỗ trợ khác.
2. Quỹ quốc gia về việc làm sử dụng vào các mục đích sau:
a) Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng.
b) Cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp.
c) Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
Chương trình giải quyết việc làm của địa phương:
1. Chương trình giải quyết việc làm của địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ Luật Lao động, bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình.
2. Hằng năm, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình và Quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện quyết định đó và báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quỹ giải quyết việc làm của địa phương được hình thành và sử dụng như sau:
1. Quỹ giải quyết việc làm của địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách của địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
b) Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
c) Các nguồn hỗ trợ khác.
2. Quỹ giải quyết việc làm được sử dụng theo đúng mục tiêu của Chương trình giải quyết việc làm của địa phương.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ quốc gia về việc làm và Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương.
Việc tuyển lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 1 Điều 132 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển lao động Việt Nam theo yêu cầu của mình.
2. Người lao động có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm hoặc đăng ký tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc làm.
Thủ tục tuyển lao động:
1. Ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ trở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Nội dung bao gồm: nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển, thời hạn hợp đồng lao động, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêu cầu cần thiết khác nếu doanh nghiệp cần.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Bản sao sổ lao động (không cần công chứng). Trường hợp chưa được cấp sổ lao động thì phải có sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (không cần công chứng).
Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Các giấy tờ khác do doanh nghiệp quy định do tính chất nghiêm ngặt của công việc.
3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động phải vào sổ theo dõi và trao giấy biên nhận hồ sơ cho người lao động trong đó ghi rõ thời gian tuyển. Khi người lao động không trúng tuyển hoặc không đến dự tuyển, thì người sử dụng lao động phải trả hồ sơ cho người lao động và thu lại giấy biên nhận.
4. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí cho việc tuyển lao động (trừ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động) và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
5. Người sử dụng lao động tuyển lao động thông qua tổ chức giới thiệu việc làm phải trả phí giới thiệu việc làm cho tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.
6. Người lao động đăng ký tìm việc làm thông qua tổ chức giới thiệu việc làm cũng phải nộp hồ sơ cho tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này và nếu nhận được việc làm thì phải trả phí giới thiệu việc làm cho tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động đăng ký tìm việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này thì được miễn phí giới thiệu việc làm. Nhà nước hỗ trợ các trung tâm giới thiệu việc làm để thực hiện việc đăng ký tìm việc làm cho người lao động.
Việc cấp sổ lao động cho người lao động theo quy định tại Điều 183 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân đều được cấp sổ lao động.
2. Đối với những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động thì được cấp sổ lao động.
3. Người được cấp sổ lao động chịu trách nhiệm trả chi phí in ấn và phát hành sổ lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu sổ, cấp, sử dụng và quản lý sổ lao động.
Người sử dụng lao động, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động:
1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.
3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động và Điều 12, Điều 13 của Nghị định này.
Mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Trợ cấp mất việc làm được tính trên cơ sở mức lương quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.
2. Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ Luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng trợ cấp mất việc làm.
Riêng đối với người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện phương án sắp xếp lại và chuyển đổi theo các hình thức giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và cổ phần hóa thì áp dụng theo các chế độ quy định về lao động của nhà nước đối với các trường hợp này.
3. Thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc làm là từ đủ một năm (12 tháng) trở lên, nếu có tháng lẻ được quy định như sau:
a) Dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm.
b) Từ 1 đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương.
c) Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.
4. Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Bộ luật Lao động quy định như sau:
1. Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.
2. Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc lập, quản lý và sử dụng quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp.
Tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Bộ Luật Lao động, bao gồm: các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm.
Hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm:
1. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, được nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính và được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp chuyên hoạt động về giới thiệu việc làm phải bảo đảm đủ các điều kiện do Thủ tướng Chính phủ quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm và được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này thay thế Nghị định số 72/CP ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 39/2003/ND-CP |
Hanoi, April 18, 2003 |
DECREE
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING EMPLOYMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law amending and supplementing a number of articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Chapter I
EMPLOYMENT PROGRAMS
Article 1.- Job-creation norms and employment support policies
1. The job-creation norms defined in Article 14 of the Labor Code are prescribed as the numbers of new laborers that need to be additionally recruited to work regularly in enterprises, organizations, agencies and for individuals of all economic sectors, that employ laborers under labor contracts, due to the demands for establishment, expansion of scale and activities or labor rearrangement.
2. Formulation and realization of job-creation norms:
a) The programs, projects and plans on socio-economic development must include job-creation norms.
b) Annually, the employing enterprises, organizations, units and individuals shall have to report the results of realization of job-creation norms to the ministries, branches and localities.
c) Annually, the ministries, branches and localities shall have to sum-up and report their job-creation norms to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment.
d) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in guiding, inspecting and reporting to the Government on the results of, realization of five-year and annual job-creation norms.
3. Employment support policies:
a) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches in submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies on financial support, tax exemption and reduction, and on the application of other incentive measures for enterprises, organizations, units and individuals of all economic sectors to create jobs for many laborers.
b) Vietnam State Bank shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies on loan provision for laborers to work aboard for definite periods of time, create jobs for themselves and attract many laborers.
c) The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies to encourage the development of new technologies and techniques involving many laborers.
d) The Committee for Nationalities shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, preferential employment policies so as to attract and employ laborers being ethnic minority people.
e) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches in studying and promulgating policies to encourage job creation in rural areas.
f) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to study and submit to the Government for promulgation or promulgate according to its competence:
- Policies on support for job creation for female laborers and laborers being disabled;
- Policies on job-training and retraining for laborers.
g) The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as other concerned ministries and branches in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence:
- Policies to encourage the laborers to study and raise their qualifications in order to meet requirements of the development of production and new technologies;
- Policies on job creation for students and pupils having graduated from universities, colleges and intermediate vocational schools.
h) The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as other concerned ministries and branches in studying, formulating and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies on job creation for armymen and policemen, who have fulfilled their duties.
Article 2.- National employment program:
1. The national employment program defined in Clause 1, Article 15 of the Labor Code, covers: objectives, norms, operation contents, time, solutions, financial sources, implementation organization and program management.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in submitting to the Government the national employment program and submitting to the Prime Minister for promulgation the mechanism for management and administration of the operation of the National Employment Fund.
3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in working out annual and five-year plans on financial sources for the national employment program.
Article 3.- The National Employment Fund shall be formed and used as follows:
1. The National Employment Fund shall be formed from the following sources:
a) The State budget.
b) Assistance from organizations and individuals at home and abroad.
c) Other assistance sources.
2. The National Employment Fund shall be used for the following purposes:
a) To provide loans capital under small-sized projects to create jobs for several subjects.
b) To provide loans for enterprises to help limit job losers and take on unemployed laborers.
c) To support the consolidation and development of the system of job-recommendation organizations as well as labor market development activities.
Article 4.- Local employment programs
1. Local employment programs defined in Clause 2, Article 15 of the Labor Code cover: objectives, norms, operation contents, time, solutions, financial sources, implementation organization and program management.
2. Annually, the provincial/municipal People’s Committees shall formulate the employment programs and funds of their respective localities and submit them to the People’s Councils of the same levels for decision; and organize the implementation of such decisions and report the results to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment.
Article 5.- Local employment funds shall be formed and used as follows:
1. Local employment funds shall be formed from the following sources:
a) The local budgets as decided by the provincial/municipal People’s Councils.
b) Assistance from organizations and individuals at home and abroad.
c) Other assistance sources.
2. The local employment funds shall be used for the right objectives of the local employment programs.
Article 6.- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment in formulating and promulgating the Regulation on financial management applicable to the National Employment Fund and the local employment funds.
Chapter II
LABOR RECRUITMENT
Article 7.- The recruitment of Vietnamese labor under the provisions in Clause 2, Article 16 and Clause 1, Article 132 of the Labor Code, is prescribed as follows:
1. Employers may recruit Vietnamese laborers directly or through job-recommending organizations according to their requirements.
2. Laborers may make direct contacts or register at job-recommending organizations in order to find jobs.
Article 8.- Procedures for labor recruitment
1. At least 7 days before receiving the dossiers of registration for recruitment examination from laborers, the employers must announce on the mass media and post up at their headquarters their demands for labor recruitment. The contents thereof cover: professions, jobs, professional qualifications, number of laborers to be recruited, terms of labor contracts, wage levels, working conditions and some other requirements if the enterprises deem them necessary.
2. A dossier of registration for recruitment examination includes:
- The written registration for recruitment examination, made according to the form prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
- A copy of the labor book (notarization is not required). In cases where the labor book is not yet granted, there must be a curriculum vitae made according to the form prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
- Copies of diplomas and certificates as required for the to be-recruited positions (notarization is not required).
- Paper on health check by competent medical agencies.
- Other papers prescribed by enterprises due to the stringency of the jobs.
3. When receiving the dossiers of registration for recruitment examination, the employers shall have to make records on monitoring books and hand over receipts thereof to the laborers, clearly stating the recruitment time. In cases when the laborers fail or do not sit in the recruitment examination, the employers shall have to return the dossiers to such laborers and take back the receipts.
4. The employers shall have to pay all expenses for labor recruitment (except for dossiers of registration for recruitment examination) and be allowed to account these expenses into their production costs or circulation charges.
5. The employers that recruit laborers through job-recommending organizations shall have to pay job-recommendation charges to these job-recommending organizations as prescribed by law.
6. The laborers, who register to find jobs through job-recommending organizations shall also have to submit to such job-recommending organizations their dossiers as prescribed in Clause 2 of this Article and if they are employed, they must pay job-recommendation charges to job-recommending organizations as prescribed by law. The laborers who register to find jobs through job-recommending organizations under the provisions in Clause 1, Article 15 of this Decree shall be exempt from job-recommendation charges. The State shall support job-recommending centers for the latter to find jobs for the laborers.
Article 9.- The granting of labor books to laborers under the provisions in Article 183 of the Labor Code is prescribed as follows:
1. Laborers working under labor contracts in all enterprises, organizations, units or for individuals shall be granted labor books.
2. Those who are aged full 15 years or older, have working capacity and have entered into labor contracts shall also be granted labor books.
3. Those who are granted labor books shall have to pay expenses for printing and distribution of labor books.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall prescribe the form as well as the granting, use and management of labor books.
Article 10.- The employers, the ministries, branches and localities shall have to make periodical reports on labor recruitment and use according to the stipulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Chapter III
JOB-LOSS ALLOWANCE
Article 11.- The following cases shall be considered restructuring or technological change as prescribed in Clause 1, Article 17 of the Labor Code:
1. Replacing all or part of machinery, equipment and technological process with advanced ones of higher labor productivity.
2. Changing products or product structures leading to the use of less laborers.
3. Changing the organizational structure: merging and/or dissolving some sections of the units.
If due to the above-stated changes, laborers lose their jobs, the employers shall have to re-train the laborers for new jobs. If the employers fail to create new jobs and let the laborers to leave their jobs, they must pay job-loss allowance according to the provisions in Clause 1, Article 17 of the Labor Code and Articles 12 and 13 of this Decree.
Article 12.- The job-loss allowance levels prescribed in Clause 1, Article 17 of the Labor Code is stipulated as follows:
1. Job-loss allowance shall be calculated on the basis of the wage levels prescribed in the Government’s Decree No. 114/2002/ND-CP of December 31, 2002 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on wages and salaries.
2. The time for calculation of job-loss allowance shall be the total time the laborers have actually worked for the employers until they lose their jobs. In cases where the laborers had previously worked in the State sector but not yet received the severance allowance or job-loss allowance, such period of time shall only be calculated for receipt of severance allowance prescribed in Article 42 of the Labor Code. The severance allowance shall be paid by the job-loss allowance reserve funds of the units where the laborers subject to job loss work, together with job-loss allowance.
Particularly for laborers working in enterprises undertaking plans for reorganization and transformation in the form of assignment, purchase, contractual assignment, lease or equitization of enterprises, the labor regimes prescribed by the State for these cases shall apply.
3. The working time entitled to job-loss allowance shall be the period of time of full one year (12 months) or more, in case of odd months, the following provisions shall apply:
a) The period of less than one month shall not be calculated for job-loss allowance.
b) The period of between 1 and under 6 months shall be calculated as equal to 6 months of work for enjoyment of the job-loss allowance equal to half of one month’s salaries.
c) The period of full 6 months or more shall be calculated as equal to 1 year of work for enjoyment of the job-loss allowance equal to one month’s salaries.
4. The job-loss allowance and severance allowance shall be paid directly to laborers in lump-sum at their working places or at places most convenient for the laborers within 7 days as from the date they lose their jobs.
Article 13.- Reserve fund for job-loss allowance as defined in Clause 3, Article 17 of the Labor Code shall be prescribed as follows:
1. Enterprises shall have to set up reserve funds for job-loss allowance so as to pay allowances in time to their laborers subject to job loss.
2. The levels of deduction for job-loss allowance reserve funds shall be between 1% and 3% of the total salary funds used as basis for enterprises to pay the social insurance premiums and be accounted into their production costs or circulation charges.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in providing for the setting up, management and use of job-loss allowance reserve funds of enterprises.
Chapter IV
JOB-RECOMMENDING ORGANIZATIONS
Article 14.- Job-recommending organizations defined in Clause 1, Article 18 of the Labor Code include: job-recommending centers and enterprises specialized in job recommendation.
Article 15.- Operation of job-recommending organizations:
1. Job-recommending centers set up by State agencies or socio-political organizations are non-business units with revenues and part of expenses for their regular activities being covered by themselves according to the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002, which operate in the social domain, are assigned payroll and norms by the State or socio-political organizations, entitled to investment support from State budget source in term of equipment and facilities, material foundations, financial support, and entitled to tax exemption or reduction as prescribed by law.
2. Enterprises specialized in job-recommending activities must meet all conditions prescribed by the Prime Minister in the Regulation on job-recommending organizations and activities and be granted permits for job-recommending activities by the provincial/municipal People’s Committees.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall summit to the Prime Minister for promulgation the Regulation on job-recommending organizations and activities.
Chapter V
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 16.- This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
This Decree replaces the Government’s Decree No. 72/CP of October 31, 1995 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on employment.
Article 17.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and concerned ministries and branches shall, within the scope of their functions, tasks and powers, have to guide the implementation of this Decree.
Article 18.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |