Chương 3: Nghị định 39/2003/NĐ-CP Trợ cấp mất việc làm
Số hiệu: | 39/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 26/05/2003 |
Ngày công báo: | 11/05/2003 | Số công báo: | Số 36 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động:
1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.
3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động và Điều 12, Điều 13 của Nghị định này.
Mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Trợ cấp mất việc làm được tính trên cơ sở mức lương quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.
2. Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ Luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng trợ cấp mất việc làm.
Riêng đối với người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện phương án sắp xếp lại và chuyển đổi theo các hình thức giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và cổ phần hóa thì áp dụng theo các chế độ quy định về lao động của nhà nước đối với các trường hợp này.
3. Thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc làm là từ đủ một năm (12 tháng) trở lên, nếu có tháng lẻ được quy định như sau:
a) Dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm.
b) Từ 1 đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương.
c) Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.
4. Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Bộ luật Lao động quy định như sau:
1. Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.
2. Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc lập, quản lý và sử dụng quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp.
Chapter III
JOB-LOSS ALLOWANCE
Article 11.- The following cases shall be considered restructuring or technological change as prescribed in Clause 1, Article 17 of the Labor Code:
1. Replacing all or part of machinery, equipment and technological process with advanced ones of higher labor productivity.
2. Changing products or product structures leading to the use of less laborers.
3. Changing the organizational structure: merging and/or dissolving some sections of the units.
If due to the above-stated changes, laborers lose their jobs, the employers shall have to re-train the laborers for new jobs. If the employers fail to create new jobs and let the laborers to leave their jobs, they must pay job-loss allowance according to the provisions in Clause 1, Article 17 of the Labor Code and Articles 12 and 13 of this Decree.
Article 12.- The job-loss allowance levels prescribed in Clause 1, Article 17 of the Labor Code is stipulated as follows:
1. Job-loss allowance shall be calculated on the basis of the wage levels prescribed in the Government’s Decree No. 114/2002/ND-CP of December 31, 2002 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on wages and salaries.
2. The time for calculation of job-loss allowance shall be the total time the laborers have actually worked for the employers until they lose their jobs. In cases where the laborers had previously worked in the State sector but not yet received the severance allowance or job-loss allowance, such period of time shall only be calculated for receipt of severance allowance prescribed in Article 42 of the Labor Code. The severance allowance shall be paid by the job-loss allowance reserve funds of the units where the laborers subject to job loss work, together with job-loss allowance.
Particularly for laborers working in enterprises undertaking plans for reorganization and transformation in the form of assignment, purchase, contractual assignment, lease or equitization of enterprises, the labor regimes prescribed by the State for these cases shall apply.
3. The working time entitled to job-loss allowance shall be the period of time of full one year (12 months) or more, in case of odd months, the following provisions shall apply:
a) The period of less than one month shall not be calculated for job-loss allowance.
b) The period of between 1 and under 6 months shall be calculated as equal to 6 months of work for enjoyment of the job-loss allowance equal to half of one month’s salaries.
c) The period of full 6 months or more shall be calculated as equal to 1 year of work for enjoyment of the job-loss allowance equal to one month’s salaries.
4. The job-loss allowance and severance allowance shall be paid directly to laborers in lump-sum at their working places or at places most convenient for the laborers within 7 days as from the date they lose their jobs.
Article 13.- Reserve fund for job-loss allowance as defined in Clause 3, Article 17 of the Labor Code shall be prescribed as follows:
1. Enterprises shall have to set up reserve funds for job-loss allowance so as to pay allowances in time to their laborers subject to job loss.
2. The levels of deduction for job-loss allowance reserve funds shall be between 1% and 3% of the total salary funds used as basis for enterprises to pay the social insurance premiums and be accounted into their production costs or circulation charges.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in providing for the setting up, management and use of job-loss allowance reserve funds of enterprises.