Chương 1: Nghị định 39/2003/NĐ-CP Chương trình việc làm
Số hiệu: | 39/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 26/05/2003 |
Ngày công báo: | 11/05/2003 | Số công báo: | Số 36 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chỉ tiêu tạo việc làm mới theo quy định tại Điều 14 của Bộ Luật Lao động được quy định là số lao động mới cần tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động.
2. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới:
a) Trong các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhất thiết phải có chỉ tiêu tạo việc làm mới.
b) Hằng năm, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân có sử dụng lao động phải báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới về các Bộ, ngành và địa phương.
c) Hằng năm, các Bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo chỉ tiêu tạo việc làm mới về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới năm năm và hằng năm.
3. Chính sách hỗ trợ việc làm:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều người lao động.
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách cho vay vốn để lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tự tạo việc làm và khuyến khích thu hút nhiều lao động.
c) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích phát triển công nghệ mới, kỹ thuật mới thu hút nhiều lao động.
d) Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích tạo việc làm ở khu vực nông thôn.
e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng là lao động nữ và lao động là người tàn tật;
Chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động.
g) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:
Chính sách khuyến khích người lao động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghệ mới;
Chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
h) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách giải quyết việc làm cho quân nhân, chiến sĩ công an nhân dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ.
1. Chương trình quốc gia về việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động, bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ Chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý điều hành hoạt động Quỹ quốc gia về việc làm.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch các nguồn tài chính hằng năm và năm năm cho Chương trình quốc gia về việc làm.
Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành và sử dụng như sau:
1. Quỹ quốc gia về việc làm hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước.
b) Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.
c) Các nguồn hỗ trợ khác.
2. Quỹ quốc gia về việc làm sử dụng vào các mục đích sau:
a) Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng.
b) Cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp.
c) Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
Chương trình giải quyết việc làm của địa phương:
1. Chương trình giải quyết việc làm của địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ Luật Lao động, bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình.
2. Hằng năm, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình và Quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện quyết định đó và báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quỹ giải quyết việc làm của địa phương được hình thành và sử dụng như sau:
1. Quỹ giải quyết việc làm của địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách của địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
b) Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
c) Các nguồn hỗ trợ khác.
2. Quỹ giải quyết việc làm được sử dụng theo đúng mục tiêu của Chương trình giải quyết việc làm của địa phương.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ quốc gia về việc làm và Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương.
Chapter I
EMPLOYMENT PROGRAMS
Article 1.- Job-creation norms and employment support policies
1. The job-creation norms defined in Article 14 of the Labor Code are prescribed as the numbers of new laborers that need to be additionally recruited to work regularly in enterprises, organizations, agencies and for individuals of all economic sectors, that employ laborers under labor contracts, due to the demands for establishment, expansion of scale and activities or labor rearrangement.
2. Formulation and realization of job-creation norms:
a) The programs, projects and plans on socio-economic development must include job-creation norms.
b) Annually, the employing enterprises, organizations, units and individuals shall have to report the results of realization of job-creation norms to the ministries, branches and localities.
c) Annually, the ministries, branches and localities shall have to sum-up and report their job-creation norms to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment.
d) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in guiding, inspecting and reporting to the Government on the results of, realization of five-year and annual job-creation norms.
3. Employment support policies:
a) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches in submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies on financial support, tax exemption and reduction, and on the application of other incentive measures for enterprises, organizations, units and individuals of all economic sectors to create jobs for many laborers.
b) Vietnam State Bank shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies on loan provision for laborers to work aboard for definite periods of time, create jobs for themselves and attract many laborers.
c) The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies to encourage the development of new technologies and techniques involving many laborers.
d) The Committee for Nationalities shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, preferential employment policies so as to attract and employ laborers being ethnic minority people.
e) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches in studying and promulgating policies to encourage job creation in rural areas.
f) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to study and submit to the Government for promulgation or promulgate according to its competence:
- Policies on support for job creation for female laborers and laborers being disabled;
- Policies on job-training and retraining for laborers.
g) The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as other concerned ministries and branches in studying and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence:
- Policies to encourage the laborers to study and raise their qualifications in order to meet requirements of the development of production and new technologies;
- Policies on job creation for students and pupils having graduated from universities, colleges and intermediate vocational schools.
h) The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as other concerned ministries and branches in studying, formulating and submitting to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, policies on job creation for armymen and policemen, who have fulfilled their duties.
Article 2.- National employment program:
1. The national employment program defined in Clause 1, Article 15 of the Labor Code, covers: objectives, norms, operation contents, time, solutions, financial sources, implementation organization and program management.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in submitting to the Government the national employment program and submitting to the Prime Minister for promulgation the mechanism for management and administration of the operation of the National Employment Fund.
3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in working out annual and five-year plans on financial sources for the national employment program.
Article 3.- The National Employment Fund shall be formed and used as follows:
1. The National Employment Fund shall be formed from the following sources:
a) The State budget.
b) Assistance from organizations and individuals at home and abroad.
c) Other assistance sources.
2. The National Employment Fund shall be used for the following purposes:
a) To provide loans capital under small-sized projects to create jobs for several subjects.
b) To provide loans for enterprises to help limit job losers and take on unemployed laborers.
c) To support the consolidation and development of the system of job-recommendation organizations as well as labor market development activities.
Article 4.- Local employment programs
1. Local employment programs defined in Clause 2, Article 15 of the Labor Code cover: objectives, norms, operation contents, time, solutions, financial sources, implementation organization and program management.
2. Annually, the provincial/municipal People’s Committees shall formulate the employment programs and funds of their respective localities and submit them to the People’s Councils of the same levels for decision; and organize the implementation of such decisions and report the results to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment.
Article 5.- Local employment funds shall be formed and used as follows:
1. Local employment funds shall be formed from the following sources:
a) The local budgets as decided by the provincial/municipal People’s Councils.
b) Assistance from organizations and individuals at home and abroad.
c) Other assistance sources.
2. The local employment funds shall be used for the right objectives of the local employment programs.
Article 6.- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment in formulating and promulgating the Regulation on financial management applicable to the National Employment Fund and the local employment funds.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực