Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
Số hiệu: | 61/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 22/07/2015 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 09/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo đó:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.
Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
- Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng (Thời hạn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận).
- Lãi suất vay vốn bằng với lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Nghị định 61/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và Luật Việc làm về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm.
1. Các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm:
a) Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch;
c) Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường;
d) Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quyết định thực hiện chính sách việc làm công đối với các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện; chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được và nhu cầu sử dụng lao động tham gia thực hiện chính sách việc làm công.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã về các nội dung thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công đăng ký tham gia dự án, hoạt động quy định tại Điều 3 Nghị định này với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công; niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với nhà thầu (nếu có), các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công trong danh sách người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên:
1. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm.
2. Người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
3. Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.
1. Người sử dụng lao động có sử dụng lao động tham gia chính sách việc làm công phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và bảo đảm các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công có sự tham gia của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các chế độ đối với người lao động.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chính sách việc làm công.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; kiểm tra và gửi kết quả thực hiện chính sách việc làm công đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công trên địa bàn; kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện chính sách việc làm công theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Cộng đồng dân cư giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
1. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, khảo sát thị trường lao động ngoài nước;
b) Quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam;
c) Xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn nội dung và mức hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Nguồn kinh phí để hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước. Riêng nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn.
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Học sinh các trường trung học phổ thông;
b) Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Định hướng nghề nghiệp;
b) Cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp;
c) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc;
d) Tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên lập nghiệp.
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp;
b) Thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp;
b) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp;
c) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp.
Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
1. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
2. Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn và giao chỉ tiêu thực hiện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
3. Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Bảo đảm đúng đối tượng, vì mục tiêu hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Bảo toàn vốn.
3. Thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch.
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.
1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Đối với mức vay trên 50 triệu đồng từ Quỹ, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
1. Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có).
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có);
- Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều này.
1. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
2. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
a) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn, đối tượng vay có thể thỏa thuận trả vốn vay trước hạn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện vốn vay được sử dụng không đúng mục đích, không bảo đảm chỉ tiêu tạo việc làm theo dự án vay vốn trong thời gian vay vốn thì báo cáo với cơ quan phê duyệt hồ sơ vay vốn ra quyết định thu hồi vốn vay trước thời hạn.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn vay đã thu hồi để cho vay, hạn chế vốn tồn đọng.
3. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn vay giữa các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm chuyển nguồn vốn vay theo quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bổ sung
1. Tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
a) Trích lập Quỹ dự phòng;
b) Chi kinh phí quản lý cho vay, thu hồi vốn vay, kiểm tra, giám sát;
c) Bổ sung vốn cho Quỹ.
2. Các cơ quan phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình thẩm định, giải ngân và thu hồi vốn vay được hưởng phí do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả từ lãi vốn vay.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng lãi vốn vay theo quy định tại Điều này.
Xử lý nợ rủi ro vốn vay thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình xây dựng kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hằng năm, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm cho các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình và Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện.
1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước về nguồn vốn bổ sung vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển vốn về Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương để thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thì được cấp bù chênh lệch lãi suất.
1. Bảo đảm đúng đối tượng.
2. Bảo toàn vốn.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch.
Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối với mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Thời hạn vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Lãi suất vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Người lao động có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi cư trú.
a) Giấy đề nghị vay vốn theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
b) Bản sao giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
c) Bản sao hợp đồng ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;
đ) Các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông báo cho người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn; người lao động có thể thỏa thuận về việc trả vốn vay trước hạn.
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương của người lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp, người lao động và Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận về việc doanh nghiệp chuyển tiền lương của người lao động để trả vốn vay.
Xử lý nợ rủi ro vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hằng năm, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo kế hoạch vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện.
1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước về nguồn vốn bổ sung vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển vốn về Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương để tổ chức thực hiện.
2. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.
2. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg; các quy định về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề; Điều 4 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo dự án đã được phê duyệt.
4. Các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo chương trình, dự án, đề án đã được phê duyệt.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 61/2015/ND-CP |
Hanoi, July 9, 2015 |
ON JOB CREATION POLICIES AND NATIONAL EMPLOYMENT FUND
Pursuant to the Law on the organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on employment dated November 16, 2013;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Government promulgates a Decree on job creation policies and National Employment Fund.
This Decree provides guidelines for the Labor Code and the Law on employment in terms of temporary employment policy, support for guest workers, job creation policies for young people and National Employment Fund.
1. The workers prescribed in Clause 1 Article 3 of the Law on employment.
2. The employers prescribed in Clause 2 Article 3 of the Labor Code.
3. Agencies, enterprises, organizations and individuals relating to contents prescribed in Article 1 of this Decree.
Section 1. SELECTION AND NOTIFICATIONS OF PROJECTS OR OPERATIONS ADOPTING TEMPORARY EMPLOYMENT POLICY
Article 3. Selection and notifications of projects or operations adopting temporary employment policy
1. The projects or operations prescribed in Clause 1 Article 18 of the Law on employment that are selected to adopt temporary employment policy include:
a) The projects or operations in terms of protection, management and use of soil, water and forest resources; responses to natural disasters and climate change;
b) The projects or operations in terms of preservation and development of culture and tourism;
c) The projects or operations in terms of construction, renovation and maintenance: traffic system, schools, nurseries, medical stations, markets, facilities serving the culture and sports operations; irrigation works, dike maintenance; facilities providing electricity, fresh water and environment hygiene;
d) Other projects or operations serving the community.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies; the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces); the Presidents of the People’s Committees of districts, district-level towns, and provincial-affiliated cities (hereinafter referred to as districts); the Presidents of the People’s Committees of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communes) shall decide the temporary employment policy adopted according to each project or operation prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 4. Notifications of projects or operations adopting temporary employment policy
1. Ministries, ministerial-level agencies, People's Committees of provinces, and People’s Committees of districts shall notify People’s Committees of communes where projects or operations adopting temporary employment policy are located in terms of scope and planned pieces of work; prospected quality, schedule and number of workers participating in the temporary employment policy.
2. People’s Committees of communes shall publicly post up notifications prescribed in Clause 1 of this Article at the head offices, places for community operations and by the means of media of the communes.
Section 2. PARTICIPATION IN TEMPORARY EMPLOYMENT POLICY
Article 5. Application for participation in temporary employment policy
1. Each worker wishing to participate in the temporary employment policy shall apply for joining projects or operations prescribed in Article 3 of this Decree with the People’s Committee of commune where he/she legally resides as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Each People’s Committee of commune shall make a list of workers participating in the temporary employment policy, and then publicly post up it at the head office, places for community operations and by the means of media of the commune.
Article 6. Selection of workers participating in temporary employment policy
Each People’s Committee of commune shall cooperate with contractors (if any), socio-political organizations, representatives of the communities obtaining benefits from a project or an operation adopting the temporary employment policy in selection of workers participating in the temporary employment policy from the list of registered workers according to the order of precedence as follows:
1. The entities prescribed in Clause 2 Article 19 of the Law on employment.
2. Workers in households whose primary business is agricultural production.
3. Workers who legally reside in the administrative division where the project or operation is executed.
Article 7. Benefits for workers participating in temporary employment policy
1. Each employer having workers participating in temporary employment policy must conclude labor contracts with the workers and offer benefits to workers as prescribed in law on labor.
2. With respect to projects or operations adopting the temporary employment policy in which communities participate as prescribed in law on bidding, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on benefits for workers.
Section 3. IMPLEMENTATION OF TEMPORARY EMPLOYMENT POLICY
Article 8. Responsibility of Ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall instruct and inspect the temporary employment policy, and send reports on the results of implementation of the temporary employment policy to the Government.
2. Ministries, ministerial-level agencies shall take charge and instruct the execution of projects or operations adopting the temporary employment policy; inspect and send reports on results of implementation of temporary employment policy to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. People’s Committees shall execute the projects or operations adopting the temporary employment policy; inspect and send reports on results of implementation of temporary employment policy as guided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 9. Community’s monitoring of implementation of temporary employment policy
1. Each community shall monitor the employment and implementation of regulations applicable to workers participating in the temporary employment policy in the administrative division.
2. Each socio-political organization shall monitor the employment and implementation of regulations applicable to workers participating in the temporary employment policy in the administrative division.
Article 10. Support for guest workers
If a worker who is an ethnic, a member of a poor household, a near poor household or a household having agricultural land withdrawn, or a relative of people with meritorious services to the revolution wishes to be a guest worker, he/she shall be eligible for:
1. The support for vocational training, foreign languages and training of necessary knowledge, including:
a) Tuition fees;
b) Food expenses in real learning time;
c) Travel expenses (round-trip tickets) for the distance between the residence and the training institution of 15 km or longer or 10 km or longer applicable to employees who legally reside in severely disadvantaged areas.
Employees in poor districts may also receive expenses for accommodation and essential personal items.
2. The financial support for procedures for passports, visas, check-ups, criminal records before the workers sent abroad to work as prescribed.
3. Support for risk settlement throughout the overseas working time as prescribed.
4. Financial support for training in professional skills on request of the host country.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant agencies in providing guidelines for procedures and amount of financial support for each entity.
Article 11. Provision of loans guest workers
1. Each worker who is a member of a poor household or a household having agricultural land withdrawn and an ethnic is entitled to apply to the Vietnam Bank for Social Policies (hereinafter referred to as VBSP) for loans according to the guest worker program as prescribed.
2. Each worker who is a member of a near poor household or a relative of people with meritorious services to the revolution is entitled to apply to National Employment Fund for loans according to the guest worker program as prescribed in Section 3 Chapter V of this Decree.
Article 12. Support for development of overseas labor market
1. The support for development of overseas labor market:
a) Researching and surveying overseas labor market;
b) Disseminating information about Vietnam workforce;
c) Promoting overseas labor market.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant agencies in providing guidelines for financial support for overseas labor market.
The budget for guest worker programs shall be allocated from the government budget. The supportive budget for workers living households having agricultural land withdrawn shall comply with regulations in the Law on land and guiding documents.
Section 1. VOCATIONAL TRAINING FOR YOUNG PEOPLE COMPLETING MILITARY SERVICE, POLICE DUTIES AND YOUTH VOLUNTEER
Article 14. Entities eligible for vocational training
The young people completing military service, police duties or youth volunteer completing programs and projects in terms of socio-economic development shall be eligible for vocational training if they meet all requirements prescribed in Article 15 of this Decree.
Article 15. Requirements for vocational training
The entities prescribed in Article 14 of this Decree shall be eligible for vocational training if they meet all requirements below:
1. They apply for vocational training with a period of 12 month from the date on which they complete their military service, police duties; or programs and projects in terms of socio-economic development;
2. They have not received any other support for vocational training funded by government budget from the date on which they complete their military service, police duties; or programs and projects in terms of socio-economic development.
Article 16. Financial support for vocational training
1. If the entities prescribed in Article 14 of this Decree apply for intermediate-level or college-level vocational training, they shall be eligible for:
a) Tuition fee exemption or reduction and financial aid as prescribed in the Law on Education, the Law on vocational education and guiding documents.
b) Taking loans as prescribed in policies on credits for students in difficulties.
2. If the entities prescribed in Article 14 of this Decree apply for elementary-level vocational training, they shall be issued a vocational training voucher that is worth a maximum of 12-month base salary at the time in which the vocational training is provided and valid for 1 year from the date of issue.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall provide guidelines for implementation of support for vocational training applicable to those prescribed in Article 14 of this Decree.
Article 17. Supportive budget for vocational training
The supportive budget for vocational training applicable to those prescribed in Article 14 of this Decree shall comply with law on government budget.
Section 2. SUPPORTING YOUTH PEOPLE IN BUILDING CAREER AND STARTING BUSINESSES
Article 18. Supporting youth people in building career
1. Eligible entities:
a) Students of upper secondary schools;
b) Students of higher education institutions and vocational education institutions;
c) Graduates of higher education institutions and vocational education institutions.
2. Contents:
a) Career orientation;
b) Provision of information about jobs and career;
c) Training in job-search and working skills;
d) Probation programs at enterprises and organizations;
dd) Concessional loans from National Employment Fund as prescribed.
3. According to the socio-economic condition of each period, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant agencies shall request the Prime Minister to decide to support youth people in building career.
Article 19. Supporting youth people in starting businesses
1. Eligible entities:
a) Youth people wishing to start their own businesses;
b) Youth people built up their own businesses.
2. Contents:
a) Provide knowledge about law, enterprise administration and issues related to starting business;
b) Provide training courses in starting business;
c) Concessional loans from National Employment Fund as prescribed.
3. According to the socio-economic condition of each period, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant agencies shall request the Prime Minister to decide to support youth people in starting businesses.
Section 1. MANAGEMENT AND USE OF NATIONAL EMPLOYMENT FUND
Article 20. Use of National Employment Fund
National Employment Fund (hereinafter referred to as Fund) shall be used in the following operations:
1. Granting concessional loans to small and medium-sized enterprises, cooperatives, artels, business households and employees for job creation, maintenance and extension.
2. Granting concessional loans to guest workers.
Article 21. Management of National Employment Fund
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform the role of regulatory agency in monitoring of the Fund; cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in allocation of sources of funds and employment targets to People's Committees of provinces and central agencies of Vietnam Women's Union, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Farmers' Union, Vietnam General Confederation of Labour, Vietnam Veterans Association, Vietnam Union of Cooperatives, and Vietnam Blind Association (hereinafter referred to as organizations in charge).
2. The People’s Committees of the provinces and central agencies of organizations in charge shall manage and use the fund sources of the Fund as prescribed in this Decree.
3. VBSP shall manage the Fund and grant loans as prescribed in this Decree. The VBSP shall send reports on results of implementation to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Section 2. GRANTING CONCESSIONAL LOANS TO SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES, COOPERATIVES, ARTELS, BUSINESS HOUSEHOLDS AND EMPLOYEES
Article 22. Rules for granting loans
1. Eligible borrowers for the purposes of support for job creation, maintenance and extension.
2. Fund preservation.
3. Simple and transparent procedures.
1. The entities eligible for loans (hereinafter referred to as borrowers) shall be prescribed in Clause 1 Article 12 of the Law on employment.
2. Small and medium-sized enterprises, cooperatives, artels or business households (hereinafter referred to as business entities) that employ many disabled people or ethnics as prescribed in Point a Clause 2 Article 12 of the Law on employment, in particular:
a) The business entity employing many disabled employees means that the number of disabled employees accounts for at least 30% of the total number of employees;
b) The business entity employing many ethnic employees means that the number of ethnic employees accounts for at least 30% of the total number of employees;
c) The business entity employing many disabled and ethnic employees means that the number of disabled and ethnic employees accounts for at least 30% of the total number of employees.
1. Regarding business entities, the maximum loan granted to 1 project is up to VND 1 billion and does not exceed VND 50 million for 1 employee having job.
2. Regarding employees, the maximum loan is VND 50 million.
The loan term does not exceed 60 months. The specific loan term shall be agreed between the VBSP and the borrower according to the fund sources, business cycle and solvency of the borrower.
1. With regard to those prescribed in Clause 1 Article 12 of the Law on employment, the loan interest shall equal (=) the loan interest applicable to poor households in each period as prescribed by the Prime Minister.
2. With regard to those prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on employment, the loan interest shall equal (=) 50% of the interest prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The overdue interest shall equal (=) 130% of the loan interest prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Regarding the loans of VND 50 million or greater from the Fund, the business entity must put up their property as collateral as prescribed by law.
Article 28. Application for loans
1. Each borrower shall submit an application for loans to a branch/transaction office of VBSP (hereinafter referred to as the local VBSP) where the project is executed.
2. Application for loans:
a) An application submitted by an employee consists of:
- An application form for loans certified by the People’s Committee of commune where the borrower has legal residence;
- A copy of the certification of priority entity prescribed in Point b Clause 2 Article 12 of the Law on employment (if any).
b) An application submitted by a business entity consists of:
- A loan proposal certified by the People’s Committee of the commune where the project is executed;
- A copy of any in the following documents: certificate of enterprise registration, certificate of cooperatives registration, cooperation contract, or certificate of business household registration;
- A copy of the certification of priority entity prescribed in Point a Clause 2 Article 12 of the Law on employment (if any);
- Other documents related to collateral (if any).
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on Clause 2 of this Article.
Article 29. Assessment and approval for application for loans
1. With respect to a project for which the fund source is managed by the People's Committee of province:
a) Within 10 working days, from the date on which the application for loans is received, the local VBSP shall assess and submit it to the President of People’s Committee of district where the project is executed for approval;
b) Within 05 working days, from the date on which the application for loans is received, the President of People’s Committee of district where the project is executed shall consider approving. If the application is rejected, they must provide explanation in writing for the local VBSP.
2. With respect to a project for which the fund source is managed by an organization in charge:
a) Within 10 working days, from the date on which the application for loans is received, the local VBSP shall assess and submit it to the Head of provincial agency of the organizations in charge for approval;
b) Within 05 working days, from the date on which the application for loans is received, the Head of provincial agency of the organizations in charge shall consider approving. If the application is rejected, they must provide explanation in writing for the local VBSP.
Article 30. Recovery and use of loans
1. Each local VBSP and relevant agencies shall recover principal and interest of the due loans, the borrower may agree with the bank about the repayment of loan before its maturity date. During the loan period, if any loan amount is used improperly or the employment targets are not achieved according to the loan proposal, the VBSP, Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, Committee division of Labor, War Invalids and Social Affairs, or the organization in charge shall request the agency approving the application for loan to recover the loan before the maturity date.
2. The VBSP shall use the recovered loans to re-grant loans in order to avoid idle capital.
3. In exceptional circumstances that require adjustment to the fund sources between the local governments, the organizations in charge or VBSP shall report the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration. The VBSP shall transfer the fund sources as decided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 31. Use of loan interests
1. The loan interests shall be used as follows:
a) Build up a reserve fund;
b) Cover expenditures on lending, recovery of loans, inspection and supervision;
c) Build up the Fund.
2. Loan interests shall be used to pay agencies cooperating with VBSP in assessment, disbursement, and recovery of loans.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on use of loan interests as prescribed in this Article.
Article 32. Settlement of risk loans
Settlement of risk loans shall comply with regulations on settlement of risk debts at banks for social policies prescribed by the Government.
Article 33. Formulation and approval for plans for loans and employment targets
1. Every year, each People's Committee of province and each central agency of organizations in charge shall formulate a plan for loans and employment targets and send it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send the final plan to the Prime Minister for decision.
2. Every year, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the approved plan for loans and employment targets for local governments, organizations in charge and banks for social policies.
1. According to cost estimates of government budget in terms of the fund source additionally financed for support for job creation, maintenance and extension, the Ministry of Finance shall finance to the VBSP. The VBSP shall transfer the fund to local VBSP to implement the approved plan.
2. If the VSBP mobilizes fund source to grant loans for job creation, maintenance and extension, it shall be covered interest difference.
Section 3. GRANTING CONCESSIONAL LOANS TO GUEST WORKERS
Article 35. Rules for granting loans
1. Eligible borrowers.
2. Fund preservation.
3. Simple and transparent procedures.
The maximum loan equals (=) 100% of expenses for overseas working according to the contract concluded between the worker and the service provider.
Regarding the loans of VND 50 million or greater, the business entity must put up their property as collateral to apply for concessional loans for guest worker program.
The loan term shall not exceed the guest worker’s working time written on the contract concluded between the worker and the service provider.
1. The loan interest for the guest workers shall equal (=) the loan interest applicable to poor households in each period as prescribed by the Prime Minister.
2. The overdue interest shall equal (=) 130% of the loan interest prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 40. Application for loans
1. Each guest worker wishing to request concessional loans shall submit an application for loans to the local VSBP in their residence.
2. An application for loans shall include:
a) An application for loans as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs which certifies the legal residence of the worker by the People’s Committee of the commune;
b) A copy of the certification of priority entities prescribed in Clause 2 Article 11 of this Decree;
c) A copy of the contract concluded between the worker and the service provider;
d) A copy of unexpired passport of the worker;
dd) Other documents related to collateral (if any).
Article 41. Assessment and approval for application for loans
Within 10 working days, from the date on which the application for loans is received, the local VSBP shall carry out the assessment and approval. If the application is rejected, they must provide explanation in writing for the worker.
1. The VBSP shall recover principal and interest of the due loans, the borrower may agree with the bank about the repayment of loan before its maturity date.
2. Regarding service provider holding salaries of the guest workers, the service provider, the workers and the VSBP may agree to use the workers’ salaries to repay the loans.
Article 43. Use of loan interests
1. The loan interests shall be used as follows:
a) Appropriate a reserve fund;
b) Provide for expenditures on lending and recovery of loans;
c) Add capital for the Fund.
2. The Ministry of Finance shall provide guidance on use of loan interests as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 44. Settlement of risk debts
Settlement of risk loans applicable to guest workers shall comply with regulations on settlement of risk debts at the VSBP prescribed by the Government.
Article 45. Formulation and approval for plans for loans
1. Every year, each People's Committee of province shall formulate a plan for concessional loans applicable to guest workers and send it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send the final plan to the Prime Minister for decision.
2. Every year, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the approved plan for loans for the guest workers and the VSBP.
1. According to cost estimates of government budget in terms of the fund source additionally financed for concessional loans applicable to guest workers, the Ministry of Finance shall finance to the banks for social policies. The VBSP shall transfer the fund to local VBSP to implement the approved plan.
2. If the VSBP mobilizes fund source to grant concessional loans for guest workers, it shall be covered interest difference.
ARTICLE 47. EFFECT AND IMPLEMENTATION
1. This Decree comes into force from September 1, 2015.
2. The following legislative documents shall be annulled from the effective date of this Decree: Decision No. 71/2005/QD-TTg dated April 5, 2005 of the Prime Minister on management and administration of National Employment Fund and Decision No. 15/2008/QD-TTg dated January 23, 2008 of the Prime Minister on amendments to Decision No. 71/2005/QD-TTg; regulations on supporting demobilized soldiers in vocational training prescribed in Decision No. 121/2009/QD-TTg dated October 9, 2009 of the Prime Minister on operation of vocational training facilities affiliated to the Ministry of National Defense and policies on supporting demobilized soldiers in vocational training; Article 4 of Decree No. 03/2014/ND-CP dated January 16, 2014 of the Government on guidelines for the Labor Code in terms of employment.
3. The projects funded by National Employment Fund that are approved before the effective date of this Decree shall be carried out according to the approved project.
4. The programs or projects for supporting guest workers that are approved before the effective date of this Decree shall be carried out according to the approved programs/project.
5. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and relevant agencies, enterprises, organizations or individuals shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực