Chương III Nghị định 61/2015/NĐ-CP: Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Số hiệu: | 61/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 22/07/2015 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 09/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo đó:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.
Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
- Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng (Thời hạn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận).
- Lãi suất vay vốn bằng với lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Nghị định 61/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
1. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, khảo sát thị trường lao động ngoài nước;
b) Quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam;
c) Xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn nội dung và mức hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Nguồn kinh phí để hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước. Riêng nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn.
Article 10. Support for guest workers
If a worker who is an ethnic, a member of a poor household, a near poor household or a household having agricultural land withdrawn, or a relative of people with meritorious services to the revolution wishes to be a guest worker, he/she shall be eligible for:
1. The support for vocational training, foreign languages and training of necessary knowledge, including:
a) Tuition fees;
b) Food expenses in real learning time;
c) Travel expenses (round-trip tickets) for the distance between the residence and the training institution of 15 km or longer or 10 km or longer applicable to employees who legally reside in severely disadvantaged areas.
Employees in poor districts may also receive expenses for accommodation and essential personal items.
2. The financial support for procedures for passports, visas, check-ups, criminal records before the workers sent abroad to work as prescribed.
3. Support for risk settlement throughout the overseas working time as prescribed.
4. Financial support for training in professional skills on request of the host country.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant agencies in providing guidelines for procedures and amount of financial support for each entity.
Article 11. Provision of loans guest workers
1. Each worker who is a member of a poor household or a household having agricultural land withdrawn and an ethnic is entitled to apply to the Vietnam Bank for Social Policies (hereinafter referred to as VBSP) for loans according to the guest worker program as prescribed.
2. Each worker who is a member of a near poor household or a relative of people with meritorious services to the revolution is entitled to apply to National Employment Fund for loans according to the guest worker program as prescribed in Section 3 Chapter V of this Decree.
Article 12. Support for development of overseas labor market
1. The support for development of overseas labor market:
a) Researching and surveying overseas labor market;
b) Disseminating information about Vietnam workforce;
c) Promoting overseas labor market.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant agencies in providing guidelines for financial support for overseas labor market.
The budget for guest worker programs shall be allocated from the government budget. The supportive budget for workers living households having agricultural land withdrawn shall comply with regulations in the Law on land and guiding documents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực