Luật việc làm 2013 số 38/2013/QH13
Số hiệu: | 38/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 16/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1003 đến số 1004 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.
Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.
3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.
3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.
6. Hợp tác quốc tế về việc làm.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm.
1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước sử dụng các nguồn tín dụng khác để cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chính sách gián tiếp hỗ trợ tạo việc làm.
1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
a) Hỗ trợ học nghề;
b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;
c) Giới thiệu việc làm miễn phí;
Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.
Người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động sau đây:
1. Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này;
2. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm;
3. Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm:
a) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng;
c) Bảo vệ môi trường;
d) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương.
2. Các dự án, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công.
1. Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
b) Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện dự án, hoạt động không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:
a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
3. Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây:
1. Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động;
2. Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động;
3. Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm;
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.
1. Tình trạng, xu hướng việc làm.
2. Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.
3. Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thông tin về tiền lương, tiền công.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tổ chức thu thập, công bố và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đối với thông tin thị trường lao động là chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của pháp luật về thống kê.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thu thập và công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; xây dựng mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương.
4. Các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm định kỳ công bố thông tin thị trường lao động.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có trách nhiệm cung cấp chính xác và kịp thời thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động thuộc thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
1. Thông tin thị trường lao động trong quá trình xây dựng, vận hành, nâng cấp mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải được bảo đảm an toàn.
2. Thông tin thị trường lao động phải được bảo mật bao gồm:
a) Thông tin thị trường lao động gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;
b) Thông tin thị trường lao động đang trong quá trình thu thập, tổng hợp, chưa được người có thẩm quyền công bố;
c) Thông tin thị trường lao động thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động có trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động.
2. Người lao động được tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
1. Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm sự tự nguyện của người lao động;
b) Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;
d) Chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch.
2. Nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:
a) Kiến thức chuyên môn, kỹ thuật;
b) Kỹ năng thực hành công việc;
c) Quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề là tổ chức hoạt động có điều kiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực.
3. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, tổ chức và hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
1. Người lao động đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước. Trường hợp có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ đã công nhận, thừa nhận và ngược lại.
1. Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
b) Được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi đạt yêu cầu về trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
c) Khiếu nại về kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
b) Nộp phí đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
1. Người lao động làm công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Chính phủ quy định danh mục công việc quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
b) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Thu thập thông tin thị trường lao động;
d) Phân tích và dự báo thị trường lao động;
đ) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
e) Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
2. Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
3. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
4. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
4. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
5. Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
1. Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;
c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2. Người lao động có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết, thông qua các hình thức sau:
a) Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước; trái phiếu của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
b) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay.
3. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hoạt động dịch vụ việc làm cho đến hết thời hạn của giấy phép đã được cấp.
2. Trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành tiếp tục hoạt động dịch vụ việc làm thì đổi tên thành Trung tâm dịch vụ việc làm.
3. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn của giấy chứng nhận đã được cấp.
4. Thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định cửa Luật bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp được cộng để tính thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Chương IX - Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No: 38/2013/QH13 |
Hanoi, 16 November 2013 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Employment.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides employment creation support policies; labor market information; assessment and grant of certificates of national occupational skills; employment service organizations and activities; unemployment insurance; and state management of employment.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to workers, employers and other agencies, organizations and individuals involved in employment.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Worker means a Vietnamese citizen who is full 15 years or older, has ability to work and seeks employment.
2. Employment means an income-generating working activity not banned by law.
3. National occupational skills standards means regulations on professional knowledge, practice capacity, and ability to apply such knowledge and capacity in work, which are required for a worker to perform his/her work depending on each qualification level of skills of each occupation.
4. Unemployment insurance means a scheme aiming to compensate part of income of a worker when he/she becomes unemployed, support him/her to receive vocational training, maintain employment, or seek employment, on the basis of making contributions to the Unemployment Insurance Fund.
5. Public employment means paid temporary employment which is created through the implementation of state-funded projects or activities associated with socio-economic development programs in communes, wards or townships (below referred to as communes).
Article 4. Principles of employment
1. Ensuring the right to work and freely choose jobs and workplaces.
2. Ensuring equality in employment opportunities and incomes.
3. Ensuring working under safe and hygienic conditions.
Article 5. State policies on employment
1. To adopt socio-economic development policies aiming to create employment for workers, identify employment creation objectives in socio-economic development strategies and plans; to allocate resources for the implementation of employment policies.
2. To encourage organizations and individuals to create employment for others and for themselves with incomes at least equal to the minimum wage level, contributing to socio-economic and labor market development.
3. To adopt policies on employment creation support, labor market development and unemployment insurance.
4. To adopt policies on assessment and grant of certificates of national occupational skills in association with improvement of occupational skills qualifications.
5. To adopt preferential policies for sectors and trades that use workers with high professional and technical qualifications or use many workers, as suitable to socio-economic development conditions.
6. To support employers that employ many people with disabilities, women and ethnic minority people.
Article 6. Contents of the state management of employment
1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on employment.
2. Propagating, disseminating and educating about the law on employment.
3. Managing workers, labor market information, assessment and grant of certificates of national occupational skills, and unemployment insurance.
4. Managing the organization and operation of employment service centers and employment service enterprises.
5. Examining, inspecting, settling complaints and denunciations, and handling violations of the law on employment.
6. Carrying out international cooperation on employment.
Article 7. Competence to perform the state management of employment
1. The Government shall uniformly perform the state management of employment nationwide.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for the state management of employment.
Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, performing the state management of employment.
3. People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of employment in localities.
Article 8. Responsibilities of agencies, organizations and individuals for employment
1. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their functions and tasks, mobilize agencies, enterprises, units, organizations and individuals to create employment; and join state agencies in formulating, and supervising the implementation of, policies and laws on employment in accordance with law.
2. Agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, propagate and disseminate policies and laws on employment; create employment; and protect the lawful rights and interests of workers and employers in accordance with law.
3. Individuals shall take the initiative in seeking employment and participating in employment creation.
1. Committing discriminatory acts in employment and occupations.
2. Infringing upon the body, honor, dignity, property, the lawful rights and interests of workers or employers.
3. Recruiting or employing workers in contravention of law.
4. Enticing, promising and deceitfully advertising to deceive workers, or taking advantage of employment services or labor market information to commit illegal acts.
5. Committing fraud or forging dossiers in the implementation of employment policies.
6. Obstructing, or causing difficulties or damage to, the lawful rights and interests of workers or employers.
EMPLOYMENT CREATION SUPPORT POLICIES
Section 1. CREDIT INCENTIVES FOR EMPLOYMENT CREATION
Article 10. Credit incentives for employment creation
The State shall provide credit incentives from the National Employment Fund and other credit sources to support employment creation and maintain and expand employment.
Article 11. The National Employment Fund
1. Sources forming the National Employment Fund include:
a/ State budget;
b/ Supporting sources of domestic and foreign organizations and individuals;
c/ Other lawful sources.
2. The management and use of the National Employment Fund must comply with law.
Article 12. Borrowers of loans from the National Employment Fund
1. Eligible borrowers of loans from the National Employment Fund include:
a/ Small- and medium-sized enterprises, cooperatives, cooperative groups and business households;
b/ Workers.
2. The entities defined in Clause 1 of this Article that fall in the cases below may take loans from the National Employment Fund at lower interest rates:
a/ Small- and medium-sized enterprises, cooperatives, cooperative groups and business households that employ many people with disabilities or ethnic minority people;
b/ Ethnic minority people who are living in areas with extremely difficult socio-economic conditions, and people with disabilities.
Article 13. Conditions for loan borrowing
1. The entities defined at Point a, Clause 1, Article 12 of this Law may take loans from the National Employment Fund when fully meeting the following conditions:
a/ Having a loan-borrowing project that is feasible in the locality, suits their production and business lines and creates more stable jobs;
b/ Having a loan-borrowing project certified by a competent agency or organization in the locality where the project is implemented;
c/ Having loan collateral.
2. The entities specified at Point b, Clause 1, Article 12 of this Law may take loans from the National Employment Fund when fully meeting the following conditions:
a/ Having full civil act capacity;
b/ Wishing to take loans to create employment for themselves or attract more workers, as certified by a competent agency or organization in the locality where the project is implemented;
c/ Lawfully residing in the locality where the project is implemented.
3. The Government shall prescribe loan levels, duration and interest rates, the order and procedures for borrowing loans, and loan collateral conditions.
Article 14. Provision of preferential loans from other credit sources to support employment creation
Based on socio-economic conditions in each period, the State shall use other credit sources to provide preferential loans for the implementation of indirect policies to support employment creation.
Section 2. POLICIES TO SUPPORT EMPLOYMENT CHANGE FOR WORKERS IN RURAL AREAS
Article 15. Support for occupation or employment change for workers in rural areas
1. Based on socio-economic development strategies and plans, the State shall support occupation or employment change for workers in rural areas.
2. Workers in rural areas who participate in occupation or employment change are entitled to:
a/ Vocational training support;
b/ Free counseling on policies and laws on labor, employment and vocational training;
c/ Free job recommendation;
d/ Taking loans from the National Employment Fund as prescribed in Articles 11, 12 and 13 of this Law.
Article 16. Vocational training support for workers in rural areas
Workers in rural areas who attend vocational training courses of under three months or at primary level in vocational training institutions are entitled to support of vocational training expenses under the Prime Minister’s regulations.
Article 17. Support for small- and medium-sized enterprises, cooperatives, cooperative groups and business households to create employment for workers in rural areas Small- and medium-sized enterprises, cooperatives, cooperative groups and business households are entitled to the State’s support for development of production and business activities and expansion of on-spot employment for workers in rural areas through:
1. Taking loans from the National Employment Fund as prescribed in Articles 11, 12 and 13 of this Law;
2. Being supported in accessing information on outlet markets;
3. Enjoying tax exemption and reduction in accordance with tax laws.
Section 3. PUBLIC EMPLOYMENT POLICIES
Article 18. Contents of public employment policies
1. Public employment policies are implemented through state-funded projects or activities associated with socio-economic development programs in communes, including:
a/ Building infrastructure for agriculture, forestry, fisheries and salt production;
b/ Building public infrastructure facilities;
c/ Protecting the environment;
d/ Responding to climate change;
dd/ Other projects and activities serving the local communities.
2. For the projects and activities specified in Clause 1 of this Article, when selecting contractors under the bidding law, a bidding dossier or dossier of requirement must contain a requirement that the bid-participating contractors propose a plan on employment of the workers defined in Clause 1, Article 19 of this Law.
3. The Government shall detail the organization of implementation of public employment policies.
Article 19. Participants in public employment policies
1. Workers may participate in public employment policies when fully meeting the following conditions:
a/ Lawfully residing in the locality where the projects or activities are implemented;
b/ Participating on a voluntary basis.
2. The workers defined in Clause 1 of this Article who are ethnic minority people, members of poor households or households living just above the poverty line or households having agricultural land recovered, and unemployed or underemployed people are prioritized to participate in public employment policies.
3. Organizations and individuals are encouraged to employ the workers defined in Clause 1 of this Article when implementing projects or activities other than those specified in Clause 1, Article 18 of this Law.
Section 4. OTHER SUPPORT POLICIES
Article 20. Support for guest workers
1. The State shall encourage and create conditions for workers who have demand and ability to go abroad as guest workers.
2. Workers who are ethnic minority people, members of poor households or households living just above the poverty line or households having agricultural land recovered, and relatives of people with meritorious service to the revolution who wish to go abroad as guest workers, are entitled to the State’s support for:
a/ Vocational training and learning foreign languages; getting familiarized with the customs, habits and laws of Vietnam and the host country;
b/ Training to improve occupational skills qualifications to meet the requirements of the host country;
c/ Taking loans with preferential interest rates.
3. The Government shall detail support policies for guest workers as prescribed in this Article.
Article 21. Employment creation support for young people
1. The State shall encourage organizations and individuals to create employment for young people; and create conditions for young people to bring into play their initiative and creativity in employment creation.
2. The State shall provide employment creation support for young people through:
a/ Free job counseling, career orientation and job recommendation for young people;
b/ Vocational training in association with employment creation for young people who have completed their military or public security obligation and youth volunteers who have completed their tasks in socio-economic development programs or projects;
c/ Support for young people to start up their career or business.
3. The Government shall detail Points b and c, Clause 2 of this Article.
Article 22. Support for labor market development
The State shall provide support for labor market development through:
1. Collecting and providing labor market information, analyzing and forecasting labor markets, and linking labor supply and demand;
2. Modernizing employment service activities and labor market information systems;
3. Making investment to build the capacity of employment service centers;
4. Encouraging organizations and individuals to participate in labor market development.
Article 23. Contents of labor market information
1. Employment status and trends.
2. Information on labor supply and demand and labor supply and demand developments in labor markets.
3. Information on foreign workers in Vietnam and Vietnamese guest workers.
4. Information on salaries and wages.
Article 24. Management of labor market information
1. State management agencies in charge of statistics shall collect, publicize, develop and manage databases of labor market information being national statistics in accordance with the statistical law.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, collecting and publicizing labor market information in the sectors and fields under their management other than labor market information being national statistics; promulgate regulations on management, use and dissemination of labor market information; and develop labor market information networks and databases.
3. People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, manage labor market information in localities.
4. The agencies defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall periodically publicize labor market information.
Article 25. Collection, archive and synthesis of labor market information
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall organize and guide the collection, archive and synthesis of labor market information falling within its competence as specified in Clause 2, Article 24 of this Law.
2. People’s Committees at all levels shall organize the collection, archive and synthesis of labor market information in localities under their management.
3. Agencies, organizations, enterprises and individuals shall collect, archive and synthesize labor market information in accordance with law.
Article 26. Provision of labor market information
Agencies, organizations, enterprises and individuals shall accurately and timely provide labor market information in accordance with law.
Article 27. Analysis, forecast and dissemination of labor market information
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for the analysis, forecast and dissemination of labor market information falling within its competence.
2. People’s Committees at all levels shall organize the analysis, forecast and dissemination of labor market information in localities under their management.
Article 28. Safety assurance, confidentiality and archive of labor market information
1. Safety must be ensured for labor market information during the development, operation and upgrading of labor market information networks and databases.
2. Confidential labor market information includes:
a/ Labor market information associated with specific names and addresses of organizations and individuals, unless otherwise agreed by these organizations and individuals;
b/ Labor market information in the process of collection and synthesis not yet publicized by competent persons;
c/ Labor market information on the law-prescribed list of state secrets.
3. Agencies, organizations, enterprises and individuals that exploit and use labor market information shall ensure safety and confidentiality of, and archive such information in accordance with this Law and other relevant laws.
ASSESSMENT AND GRANT OF CERTIFICATES OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS
Article 29. Purposes of assessment and grant of certificates of national occupational skills
1. Assessment and grant of certificates of national occupational skills aim to recognize the levels of occupational skills of workers based on their qualifications.
2. Workers may participate in the assessment and be granted certificates of national occupational skills in order to improve their occupational capacity or seek appropriate employment or employment requiring such certificates.
Article 30. Principles and contents of assessment of national occupational skills
1. The assessment of national occupational skills must adhere to the following principles:
a/ Ensuring voluntariness of workers;
b/ Being based on national occupational skills standards;
c/ Conforming with each qualification level of skills of each occupation;
d/ Ensuring accuracy, independence, impartiality, equality and transparency.
2. Contents of assessment of national occupational skills include:
a/ Professional and technical knowledge;
b/ Work practice skills;
c/ Occupational safety and hygiene process.
Article 31. Occupational skills assessment organizations
1. Occupational skills assessment organization means an organization that operates under prescribed conditions and possesses a certificate for assessment and grant of certificates of national occupational skills granted by a competent state agency.
2. When fully meeting the conditions on physical foundations, equipment and staff, an occupational skills assessment organization will be granted a certificate for assessment and grant of certificates of national occupational skills by a competent state agency.
3. Occupational skills assessment organizations may collect charges in accordance with the law on charges and fees.
4. The Government shall detail the conditions for, and organization and activities of, the assessment and grant of certificates of national occupational skills.
Article 32. Development and publicization of national occupational skills standards
1. National occupational skills standards shall be developed for each qualification level of occupational skills for each occupation and the national occupational skills qualification framework. The number of qualification levels of occupational skills depends on the complexity of each occupation.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government- attached agencies shall assume the prime responsibility for developing national occupational skills standards for each occupation in the fields under their management and request the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to appraise and publicize national occupational skills standards.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the development, appraisal and publicization of national occupational skills standards.
Article 33. Certificates of national occupational skills
1. A worker who satisfies the requirements at a certain qualification level of occupational skills will be granted a certificate of national occupational skills at that level according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Certificates of national occupational skills are valid nationwide. In case of mutual recognition of certificates of national occupational skills between Vietnam and other countries or territories, the certificates of national occupational skills are valid in the countries or territories where they are recognized and vice versa.
Article 34. Rights and responsibilities of workers participating in the assessment and grant of certificates of national occupational skills
1. Workers who participate in the assessment and grant of certificates of national occupational skills have the following rights:
a/ To select occupational skills assessment organizations;
b/ To be granted certificates of national occupational skills when satisfying the requirements at the corresponding qualification level of occupational skills;
c/ To lodge complaints about the results of assessment of national occupational skills in accordance with law.
2. Workers who participate in the assessment and grant of certificates of national occupational skills have the following responsibilities:
a/ To observe rules and regulations on assessment and grant of certificates of national occupational skills which are issued by occupational skills assessment organizations;
b/ To pay charges for the assessment and grant of certificates of national occupational skills in accordance with law.
Article 35. Jobs requiring certificates of national occupational skills
1. Certificates of national occupational skills are required for workers who do jobs that directly affect the safety and health of themselves or of the community.
2. The Government shall provide a list of jobs specified in Clause 1 of this Article.
EMPLOYMENT SERVICE ORGANIZATIONS AND ACTIVITIES
Article 36. Employment services
1. Employment services include job counseling and recommendation; supply and recruitment of workers at the request of employers; and collection and provision of labor market information.
2. Employment service organizations include employment service centers and employment service enterprises.
Article 37. Employment service centers
1. Employment service centers are public non-business units, including:
a/ Employment service centers established by state management agencies;
b/ Employment service centers established by socio-political organizations.
2. Employment service centers must be established under the Prime Minister-approved master plans and satisfy the prescribed conditions on physical foundations, equipment and staff. Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People’s Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level) may decide on the establishment of employment service centers specified at Point a, Clause 1 of this Article; heads of central socio-political organizations may decide on the establishment of employment service centers specified at Point b, Clause 1 of this Article.
3. The Government shall detail the establishment conditions for, and organization and operation of, employment service centers.
Article 38. Tasks of employment service centers
1. Employment service centers have the following tasks:
a/ To provide job counseling and recommendation for workers and provide labor market information free of charge;
b/ To supply and recruit workers at the request of employers;
c/ To collect labor market information;
d/ To analyze and forecast labor markets;
dd/ To implement employment programs and projects;
e/ To provide occupational skills and vocational training in accordance with law.
2. Employment service centers established by state management agencies in charge of employment have the tasks specified in Clause 1 of this Article and shall receive dossiers of request for unemployment insurance and submit them to competent state agencies for decision.
Article 39. Employment service enterprises
1. Employment service enterprise means an enterprise established and operating under the law on enterprises and possessing an employment service license granted by the provincial-level state management agency in charge of employment.
2. An enterprise that fully satisfies the conditions on physical foundations, equipment, staff and deposit shall be granted an employment service license.
3. Employment service enterprises may establish employment service branches.
4. Employment service enterprises may collect charges in accordance with the law on charges and fees.
5. The Government shall detail this Article.
Article 40. Activities of employment service enterprises
1. Providing job counseling and recommendation for workers and employers.
2. Supplying and recruiting workers at the request of employers.
3. Collecting and providing labor market information.
4. Analyzing and forecasting labor markets.
5. Providing occupational skills and vocational training in accordance with law.
6. Implementing employment programs and projects.
Section 1. PRINCIPLES, PARTICIPANTS AND BENEFITS OF UNEMPLOYMENT INSURANCE
Article 41. Principles of unemployment insurance
1. Ensuring risk sharing among unemployment insurance participants.
2. The levels of payable unemployment insurance premiums are based on wages of workers.
3. The levels of unemployment insurance benefits are based on the levels and duration of payment of unemployment insurance premiums.
4. Unemployment insurance is implemented in a simple, easy and convenient manner, promptly and adequately ensuring the interests of unemployment insurance participants.
5. The Unemployment Insurance Fund is managed in a centralized, uniform, public, transparent and safe manner and protected by the State.
Article 42. Unemployment insurance benefits
1. Unemployment allowance.
2. Job counseling and recommendation support.
3. Vocational training support.
4. Support for training and retraining to improve qualifications of occupational skills for job maintenance for workers.
Article 43. Compulsory participants in unemployment insurance
1. Workers are obliged to participate in unemployment insurance when working under labor contracts or working contracts below:
a/ Labor contracts or working contracts of indefinite time;
b/ Labor contracts or working contracts of definite time;
c/ Seasonal or job-based working contracts with a term of between full 3 months and under 12 months.
In case a worker has signed and is performing more than one labor contract specified in this Clause, the worker and the employer under the labor contract signed first shall participate in unemployment insurance.
2. Workers defined in Clause 1 of this Article who are currently on pension or doing housework are not required to participate in unemployment insurance.
3. Employers obliged to participate in unemployment insurance include state agencies, public non-business units and people’s armed forces units; political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations; foreign agencies and organizations and international organizations operating in the Vietnamese territory; enterprises, cooperatives, households, business households, cooperative groups, other organizations and individuals that hire or employ workers under the labor contracts or working contracts specified in Clause 1 of this Article.
Article 44. Participation in unemployment insurance
1. Employers shall pay unemployment insurance premiums for workers to social insurance organizations within 30 days from the effective date of labor contracts or working contracts.
2. Monthly, employers shall pay unemployment insurance premiums at the level specified at Point b, Clause 1, Article 57 of this Law and make deductions from the wages of workers at the level specified at Point a, Clause
1, Article 57 of this Law, for simultaneous payment to the Unemployment Insurance Fund.
3. Based on the balance of the Unemployment Insurance Fund, the State shall transfer supporting funds from the state budget to the Fund at the level specified by the Government under Clause 3, Article 59 of this Law.
Article 45. Period of payment of unemployment insurance premiums
1. The period of payment of unemployment insurance premiums for receipt of unemployment insurance benefits is the total of consecutive or interrupted periods of payment of unemployment insurance premiums from the starting time of such payment to the time the worker terminates his/her labor contract or working contract under law but during which he/she has not yet received any unemployment allowance.
2. After a worker stops receiving unemployment allowance, his/her previous period of payment of unemployment insurance premiums is not counted for receiving unemployment allowance for the subsequent time. The period of payment of unemployment insurance premiums for the subsequent receipt of unemployment insurance benefits will be counted from the beginning, except the case of stopping receiving unemployment allowance under Points b, c, h, l, m and n, Clause 3, Article 53 of this Law.
3. The period of payment of unemployment insurance premiums is not counted for receiving job loss allowance or severance pay under the laws on labor and public employees.
Article 46. Receipt of unemployment allowance
1. Within 3 months after terminating his/her labor contract or working contract, a worker shall submit a dossier for receipt of unemployment allowance to an employment service center established by the state management agency in charge of employment.
2. Within 20 days after the employment service center receives a complete dossier, the competent state agency shall issue a decision on unemployment allowance receipt; in case the worker is ineligible for receiving unemployment allowance, the center shall issue a written reply to the worker.
3. The social insurance organization shall pay unemployment allowance to the worker within 5 days after receiving a decision on unemployment allowance receipt.
Section 2. SUPPORT FOR TRAINING AND RETRAINING TO IMPROVE OCCUPATIONAL SKILLS QUALIFICATIONS FOR JOB MAINTENANCE FOR WORKERS
Article 47. Support conditions, time and levels
1. Employers may receive financial support for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance for the workers defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pay unemployment insurance premiums, when fully meeting the following conditions:
a/ Having fully paid unemployment insurance premiums for workers obliged to participate in unemployment insurance for at least full 12 consecutive months by the time of request for support;
b/ Meeting difficulties due to economic recession or other force majeure causes, forcing them to undergo restructuring or change production and business technologies;
c/ Lacking funds for organizing training and retraining to improve occupational skills qualifications for workers;
d/ Having a plan on training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance, approved by a competent state agency.
2. The duration of support for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance for workers must comply with the approved plan, but must not exceed 6 months.
3. The Government shall detail this Article and specify the levels of financial support for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance for workers, ensuring the balance of the Unemployment Insurance Fund.
Article 48. Responsibility for training and retraining to improve occupational skills qualifications
1. Employers shall organize training and retraining to improve occupational skills qualifications and use workers under approved plans; use funds for eligible workers and proper purposes and report training results to competent state agencies after completion of training or retraining courses.
2. Workers shall abide by regulations on training and retraining to improve occupational skills qualifications.
Section 3. UNEMPLOYMENT ALLOWANCE
Article 49. Conditions for unemployment allowance receipt
A worker defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pays unemployment insurance premiums may receive unemployment allowance when fully meeting the following conditions:
1. Terminating the labor contract or working contract, except the following cases:
a/ He/she unilaterally terminates the labor contract or working contract in contravention of law;
b/ He/she receives monthly pension or working capacity loss allowance.
2. Having paid unemployment insurance premiums for at least full 12 months within 24 months before terminating the labor contract or working contract, for the case specified at Points a and b, Clause 1, Article 43 of this Law; or having paid unemployment insurance premiums for at least full 12 months within 36 months before terminating the labor contract, for the case specified at Point c, Clause 1, Article 43 of this Law.
3. Having submitted a dossier for receipt of unemployment allowance to an employment service center under Clause 1, Article 46 of this Law.
4. Having not yet found any job after 15 days from the date of submission of the dossier for receipt of unemployment allowance, except the following cases:
a/ He/she performs the military or public security obligation;
b/ He/she attends a training course of full 12 months or longer;
c/ He/she serves a decision on application of the measure to send him/her to a reformatory, compulsory education institution or compulsory detoxification establishment;
d/ He/she is kept in temporary detention or serves a prison sentence;
dd/ He/she goes abroad for settlement or as guest worker;
e/ He/she dies.
Article 50. Levels, duration and time of receipt of unemployment allowance
1. The monthly unemployment allowance level equals 60% of the average monthly wage of 6 consecutive months before the worker becomes unemployed on which unemployment insurance premiums are based, but must not exceed 5 times the basic wage level, for workers receiving wages under the State-prescribed regime, or must not exceed 5 times the region-based minimum wage level under the Labor Code, for workers who pay unemployment insurance premiums under the wage regime decided by employers at the time of termination of the labor contract or working contract.
2. The duration of unemployment allowance receipt is based on the number of months of payment of unemployment insurance premiums. This duration is 3 months if the period of payment of unemployment insurance premiums is between full 12 months and full 36 months, which is added with 1 month for each additional period of payment of full 12 months, but must not exceed 12 months.
3. The time for unemployment allowance receipt is counted from the 16 th day after the date of submission of a complete dossier for receipt of unemployment allowance as specified in Clause 1, Article 46 of this Law.
1. Persons on unemployment allowance are entitled to health insurance benefits in accordance with the law on health insurance.
2. Social insurance organizations shall pay health insurance premiums for persons on unemployment allowance from the Unemployment Insurance Fund.
Article 52. Notification of job seeking
1. While on unemployment allowance, monthly, a worker shall directly notify his/her job seeking to the employment service center of the locality where he/she currently receives unemployment allowance, except the following cases:
a/ He/she is sick or on maternity leave or has an accident as certified in writing by a competent health establishment prescribed by the law on medical examination and treatment;
b/ Force majeure cases.
2. The worker shall notify the case specified at Point a or b, Clause 1 of this Article to the employment service center of the locality where he/she currently receives unemployment allowance.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Article.
Article 53. Suspension, resumption and termination of unemployment allowance receipt
1. Persons on unemployment allowance will be suspended from receiving it if they fail to monthly notify their job seeking under Article 52 of this Law.
2. Workers who are suspended from receiving unemployment allowance may continue receiving it under the decisions on unemployment allowance receipt if the receipt duration has not yet expired and they monthly notify their job seeking under Article 52 of this Law.
3. A person on unemployment allowance will stop receiving it in the following cases:
a/ The duration of unemployment allowance receipt expires;
b/ He/she has found a job;
c/ He/she performs the military or public security service obligation;
d/ He/she receives monthly pension;
dd/ He/she has twice refused without a plausible reason to take up the job recommended by the employment service center of the locality where he/she currently receives unemployment allowance;
e/ He/she fails to monthly notify his/her job seeking under Article 52 of this Law for 3 consecutive months;
g/ He/she goes abroad for settlement or as guest worker;
h/ He/she attends a training course of full 12 months or longer;
i/ He/she is administratively sanctioned for violations of the law on unemployment insurance;
k/ He/she dies;
l/ He/she serves a decision on application of the measure to send him/her to a reformatory, compulsory education institution or compulsory detoxification establishment;
m/ He/she is declared by a court as missing;
n/ He/she is kept in temporary detention or serves a prison sentence.
4. Workers who stop receiving unemployment allowance in the cases specified at Points b, c, h, l, m and n, Clause 3 of this Article may have the period of payment of unemployment insurance premiums reserved for calculating the subsequent duration of receipt of unemployment allowance when they fully satisfy the conditions specified in Article 49 of this Law.
The reserved period equals the total of the periods of payment of unemployment insurance premiums minus the period during which the worker has received unemployment allowance, with one month of receipt of unemployment allowance equivalent to 12 months of payment of unemployment insurance premiums.
Section 4. SUPPORT FOR JOB COUNSELING, RECOMMENDATION AND TRAINING
Article 54. Job counseling and recommendation
The workers defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pay unemployment insurance premiums, have their labor contracts or working contracts terminated and wish to seek employment shall be provided with free job counseling and recommendation.
Article 55. Conditions for vocational training support
The workers defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pay unemployment insurance premiums are entitled to vocational training support when fully meeting the following conditions:
1. The conditions specified in Clauses 1, 3 and 4, Article 49 of this Law;
2. Having paid unemployment insurance premiums for at least full 9 months within 24 months before terminating labor contracts or working contracts under law.
Article 56. Duration and levels of vocational training support
1. The duration of vocational training support depends on the actual duration of vocational training but must not exceed 6 months.
2. The vocational training support levels must comply with the Prime Minister’s regulations.
Section 5. THE UNEMPLOYMENT INSURANCE FUND
Article 57. Levels of contribution to, sources and use of, the Unemployment Insurance Fund
1. The levels of and responsibility to pay unemployment insurance premiums are specified as follows:
a/ Workers shall pay unemployment insurance premiums equal to 1% of their monthly wage;
b/ Employers shall pay unemployment insurance premiums equal to 1% of the monthly wage fund of the workers currently participating in unemployment insurance;
c/ The State shall provide at most 1% of the monthly wage fund from the central budget as support for payment of unemployment insurance premiums of workers currently participating in unemployment insurance.
2. Sources forming the Unemployment Insurance Fund include:
a/ Contributions and support specified in Clause 1 of this Article;
b/ Profits from the Fund’s investment activities;
c/ Other lawful revenues.
3. The Unemployment Insurance Fund must be used for:
a/ Paying unemployment allowance;
b/ Supporting training and retraining activities to improve occupational skills qualifications for job maintenance for workers;
c/ Supporting vocational training;
d/ Supporting job counseling and recommendation;
dd/ Paying health insurance premiums for workers on unemployment allowance;
e/ Paying expenses for unemployment insurance management in accordance with the Law on Social Insurance;
g/ Making investment for preservation and growth of the Fund.
Article 58. Wages on which unemployment insurance premiums are based
1. For workers who receive wages under the State-prescribed regime, the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is the monthly wage on which compulsory social insurance premiums are based under the Law on Social Insurance. In case the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is higher than the twenty months’ region-based basic wage, the monthly wage on which unemployment insurance premiums will be equal to the twenty months’ region-based basic wage at the time of payment of unemployment insurance premiums.
2. For workers paying unemployment insurance premiums under the wage regime decided by employers, the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is the monthly wage on which compulsory social insurance premiums are based under the Law on Social Insurance. In case the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is higher than the twenty months’ region-based minimum wage, the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based will be equal to the twenty months’ region-based minimum wage as prescribed by the Labor Code at the time of payment of unemployment insurance premiums.
Article 59. Management of the Unemployment Insurance Fund
1. The Unemployment Insurance Fund may apply independent cost-accounting. Social insurance organizations shall collect, spend, manage and use the Unemployment Insurance Fund.
2. The Unemployment Insurance Fund’s investment activities must ensure safety, transparency, efficiency, and capital retrieval when necessary, through:
a/ Buying bonds and bills of the State and bonds of commercial banks with over 50% of charter capital owned by the State;
b/ Making investment in important projects under the Prime Minister’s decisions;
c/ Providing loans for the state budget, the Vietnam Development Bank, the Vietnam Bank for Social Policies, and commercial banks with over 50% of charter capital owned by the State.
3. The Government shall detail the percentages of state budget support; the management and use of the Fund; and the implementation of unemployment insurance.
Article 60. Transitional provisions
1. Enterprises that are granted job recommendation licenses before the effective date of this Law may continue providing employment services until these licenses expire.
2. Job recommendation centers that are established before the effective date of this Law that continue providing employment services must be renamed employment service centers.
3. Occupational skills assessment organizations that are granted certificates for assessment and grant of certificates of national occupational skills before the effective date of this Law may continue their operation until these certificates expire.
4. The period during which workers have paid unemployment insurance premiums under the Law on Social Insurance before the effective date of this Law but have not yet received any unemployment allowance will be added to the period of payment of unemployment insurance premiums under Article 45 of this Law.
1. This Law takes effect on January 1, 2015.
2. The provisions of Law No. 71/2006/QH11 on Social Insurance regarding unemployment insurance and Chapter IX - Assessment and Grant of Certificates of National Occupational Skills of Law No. 76/2006/QH11 on Vocational Training cease to be effective on the effective date of this Law.
Article 62. Implementation detailing and guidance
The Government and other competent state agencies shall detail and guide the implementation of articles and clauses as assigned in this Law.
This Law was passed on November 16, 2013, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 6th session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 54. Tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm
Điều 44. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 54. Tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 55. Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp