Nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?
Nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?

1. Nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?

Theo quy định hiện hành, thời gian báo trước khi người lao động nghỉ việc tính theo ngày bình thường (bao gồm cả ngày làm việc và ngày nghỉ). Cụ thể ngày báo trước khi nghỉ việc của người lao động theo tưng trường hợp được quy định như sau:

  • Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 45 ngày khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

  • Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 30 ngày khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

  • Trường hợp 3: Người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 03 ngày khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng

  • Trường hợp 4: Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động có ngành, nghề, công việc đặc thù sẽ có thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ và thời hạn báo trước này có thể dài hơn lên đến ít nhất 120 ngày (quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Lưu ý: Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước.

Theo đó, trừ những trường hợp không cần phải báo trước thì khi xin nghỉ việc, người lao động phải đảm bảo thời gian báo trước như đã nêu trên, và thời hạn báo trước này sẽ được tính theo ngày bình thường (bao gồm cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, Tết). Riêng trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì thời gian báo trước sẽ được tính theo ngày làm việc

2. 07 loại giấy tờ cần phải lấy khi nghỉ việc mới nhất 2025

07 loại giấy tờ cần phải lấy khi nghỉ việc mới nhất 2025
07 loại giấy tờ cần phải lấy khi nghỉ việc mới nhất 2025

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Quyết định thôi việc.
  • Quyết định sa thải.
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
  • Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.
  • Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Theo đó, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi.

3. 05 khoản tiền ngư ời lao động được nhận khi nghỉ việc mới nhất 2025

  • Tiền trợ cấp thôi việc

Theo Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, tiền trợ cấp thôi việc được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019

Theo đó, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc là:

    • Hết hạn hợp đồng lao động
    • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
    • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
    • Người lao động bị phạt từ, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án
    • Người lao động chết; bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết
    • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
    • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp người lao động không được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là:

    • Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu
    • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

Lưu ý: Trường hợp người lao động được nhận trợ cấp thôi việc sẽ không được nhận thêm trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật Lao động 2019.

  • Tiền trợ cấp mất việc làm

Căn cứ tại Điều 47 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do NSDLĐ cho người lao động thôi việc theo khoản 11 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Theo đó, các trường hợp khi chấm dứt lao động mà người lao động được hưởng tiền trợ cấp mất việc là:

  • Trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý: Trường hợp người lao động đã được nhận trợ cấp mất việc sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.

  • Tiền trợ cấp thất nghiệp

Tiền trợ cấp thất nghiệp là tiền mà người lao động sẽ được nhận khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    • Thời gian hưởng: Theo Điều 46 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động 03 tháng, người lao động nộp hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do Nhà nước thành lập. Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
    • Mức hưởng: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
  • Tiền lương những ngày làm việc chưa được thanh toán

Người lao động còn được nhận khoản tiền cho những ngày làm việc mà chưa được thanh toán.

Ví dụ trường hợp thời điểm người lao động nghỉ việc chưa phải là ngày phát lương thì sẽ được nhận khoản tiền lương cho những ngày đi làm thực tế trong tháng đó.

Theo đó, Điều 48 Luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

Khoản 2 Điều 48 Luật Lao động 2019 quy định, NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì những khoản này được ưu tiên thanh toán.

  • Tiền lương còn của những ngày nghỉ phép năm

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trường hợp người lao động thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ tính số ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa sử dụng, tính theo mức lương quy định trong hợp đồng lao động để trả cho người lao động.

4. Nghỉ việc không báo trước bị phạt như thế nào?

Nghỉ việc không báo trước bị phạt như thế nào?
Nghỉ việc không báo trước bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động nghỉ ngang mà không báo trước theo quy định thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

5. 03 mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất 2025 và cách ghi chi tiết

5.1. Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: - Ban giám đốc công ty ..................

- Trưởng phòng Nhân sự

Tôi tên là: là nhân viên thuộc bộ phận .................. đã giao kết hợp đồng lao động với công ty có thời hạn tới ...........................

Song thời gian tới đây vì lý do ........................................................................................... mà tôi không thể thu xếp được tiếp tục làm việc tại công ty theo thời hạn đã giao kết trong hợp đồng lao động. Vì vậy, tôi viết đơn này kính mong được Ban giám đốc đồng ý cho tôi được thôi việc tại Công ty kể từ ngày ..... tháng ..... năm.

Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi đã nhận được sự tin tưởng, quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, anh/chị quản lý và các đồng nghiệp. Tuy thời gian làm việc không dài song bản thân tôi đã có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm trong chuyên môn của mình. Tôi thật lòng biết ơn và trân quý khoảng thời gian đã làm việc tại đây.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc Công ty ngày càng phát triển và thành công hơn nữa.

Tôi rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Trong khi chờ đơi xự chấp thuận của Ban giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc theo phân công công việc.

Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ công việc cho anh/chị ..... trước khi nghỉ việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động và sự chỉ đạo từ Ban Giám đốc.

Xin trân trọng cảm ơn!

………….., ngày...... tháng ...... năm .....

Người viết đơn

(ký ghi rõ họ tên)

5.2. Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi : ................................

...............................

Tôi tên là : ....................................................................................................

Chức vụ : ........................................... Bộ phận : .............................................................

Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể từ ngày.....

....................................................................................................

Lý do: .....................................................

Tôi đã bàn giao công việc cho :...................Bộ phận : ....................................................................................................

Các công việc được bàn giao :

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc. Tôi xin chân thành cảm ơn.

………….., ngày...... tháng ...... năm .....

Trưởng bộ phận

(ký ghi rõ họ tên)

Người viết đơn

(ký ghi rõ họ tên)

5.3. Mẫu đơn xin nghỉ việc số 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: - Ban Giám đốc Công ty ………………………………………………

- Trưởng phòng Nhân sự ………………………………………………

- Trưởng phòng .…………………………….…………………………

Tôi tên là: ...............................................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh: .........................................................................................................................

Chức vụ: ................ Bộ phận: ......................................................................................................

Tôi làm đơn này với nội dung:

Tôi xin phép được nghỉ việc tại Quý Công ty kể từ ngày…. tháng ……. năm………

với lý do: ...........................................................................................................................

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn…. năm làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Những ngày tháng làm việc tại Quý Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.

Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà: ........................................................ thuộc bộ phận : ..........................................................................................................................................

Các công việc được bàn giao:

(1) ...........................................................................................................................

(2) ..........................................................................................................................

Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.

Xin trân trọng cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Ý kiến Giám đốc

Người làm đơn

....................................................

....................................................

(Ký ghi rõ họ tên)

.............................................

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Nghỉ việc bàn giao công việc trong bao lâu?

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp khác.

6.2. Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng báo trước báo nhiêu ngày?

Báo trước ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Báo trước ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

6.3. Trợ cấp thôi việc được tính như thế nào?

Công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

6.4. Khi hai bên có nhu cầu sửa đổi bổ sung HĐLĐ thì cần báo trước cho bên kia ít nhất bao nhiêu ngày?

Thông thường, khi hai bên có nhu cầu sửa đổi bổ sung HĐLĐ thì cần báo trước cho bên kia ít nhất 03 ngày.