Chương 6 Luật việc làm 2013: Bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: | 38/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 16/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1003 đến số 1004 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mở rộng đối tượng tham gia BHTN bắt buộc
Theo Luật việc làm vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 01/01/2015 toàn bộ người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Mức đóng BHTN vẫn là 2%, trong đó người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%.
Đáng chú ý là trường hợp người sử dụng lao động dưới 10 lao động cũng sẽ phải tham gia BHTN bắt buộc.
Các quy định về BHTN trong Luật Việc làm 2013 này sẽ thay thế cho toàn bộ các quy định trước đó tại Luật BHXH 2006; thời gian đã tham gia BHTN theo quy định cũ vẫn được cộng để tính thời gian tham gia BHTN.
Luật việc làm cũng quy định về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia; tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
1. Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;
c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2. Người lao động có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết, thông qua các hình thức sau:
a) Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước; trái phiếu của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
b) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay.
3. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Section 1. PRINCIPLES, PARTICIPANTS AND BENEFITS OF UNEMPLOYMENT INSURANCE
Article 41. Principles of unemployment insurance
1. Ensuring risk sharing among unemployment insurance participants.
2. The levels of payable unemployment insurance premiums are based on wages of workers.
3. The levels of unemployment insurance benefits are based on the levels and duration of payment of unemployment insurance premiums.
4. Unemployment insurance is implemented in a simple, easy and convenient manner, promptly and adequately ensuring the interests of unemployment insurance participants.
5. The Unemployment Insurance Fund is managed in a centralized, uniform, public, transparent and safe manner and protected by the State.
Article 42. Unemployment insurance benefits
1. Unemployment allowance.
2. Job counseling and recommendation support.
3. Vocational training support.
4. Support for training and retraining to improve qualifications of occupational skills for job maintenance for workers.
Article 43. Compulsory participants in unemployment insurance
1. Workers are obliged to participate in unemployment insurance when working under labor contracts or working contracts below:
a/ Labor contracts or working contracts of indefinite time;
b/ Labor contracts or working contracts of definite time;
c/ Seasonal or job-based working contracts with a term of between full 3 months and under 12 months.
In case a worker has signed and is performing more than one labor contract specified in this Clause, the worker and the employer under the labor contract signed first shall participate in unemployment insurance.
2. Workers defined in Clause 1 of this Article who are currently on pension or doing housework are not required to participate in unemployment insurance.
3. Employers obliged to participate in unemployment insurance include state agencies, public non-business units and people’s armed forces units; political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations; foreign agencies and organizations and international organizations operating in the Vietnamese territory; enterprises, cooperatives, households, business households, cooperative groups, other organizations and individuals that hire or employ workers under the labor contracts or working contracts specified in Clause 1 of this Article.
Article 44. Participation in unemployment insurance
1. Employers shall pay unemployment insurance premiums for workers to social insurance organizations within 30 days from the effective date of labor contracts or working contracts.
2. Monthly, employers shall pay unemployment insurance premiums at the level specified at Point b, Clause 1, Article 57 of this Law and make deductions from the wages of workers at the level specified at Point a, Clause
1, Article 57 of this Law, for simultaneous payment to the Unemployment Insurance Fund.
3. Based on the balance of the Unemployment Insurance Fund, the State shall transfer supporting funds from the state budget to the Fund at the level specified by the Government under Clause 3, Article 59 of this Law.
Article 45. Period of payment of unemployment insurance premiums
1. The period of payment of unemployment insurance premiums for receipt of unemployment insurance benefits is the total of consecutive or interrupted periods of payment of unemployment insurance premiums from the starting time of such payment to the time the worker terminates his/her labor contract or working contract under law but during which he/she has not yet received any unemployment allowance.
2. After a worker stops receiving unemployment allowance, his/her previous period of payment of unemployment insurance premiums is not counted for receiving unemployment allowance for the subsequent time. The period of payment of unemployment insurance premiums for the subsequent receipt of unemployment insurance benefits will be counted from the beginning, except the case of stopping receiving unemployment allowance under Points b, c, h, l, m and n, Clause 3, Article 53 of this Law.
3. The period of payment of unemployment insurance premiums is not counted for receiving job loss allowance or severance pay under the laws on labor and public employees.
Article 46. Receipt of unemployment allowance
1. Within 3 months after terminating his/her labor contract or working contract, a worker shall submit a dossier for receipt of unemployment allowance to an employment service center established by the state management agency in charge of employment.
2. Within 20 days after the employment service center receives a complete dossier, the competent state agency shall issue a decision on unemployment allowance receipt; in case the worker is ineligible for receiving unemployment allowance, the center shall issue a written reply to the worker.
3. The social insurance organization shall pay unemployment allowance to the worker within 5 days after receiving a decision on unemployment allowance receipt.
Section 2. SUPPORT FOR TRAINING AND RETRAINING TO IMPROVE OCCUPATIONAL SKILLS QUALIFICATIONS FOR JOB MAINTENANCE FOR WORKERS
Article 47. Support conditions, time and levels
1. Employers may receive financial support for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance for the workers defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pay unemployment insurance premiums, when fully meeting the following conditions:
a/ Having fully paid unemployment insurance premiums for workers obliged to participate in unemployment insurance for at least full 12 consecutive months by the time of request for support;
b/ Meeting difficulties due to economic recession or other force majeure causes, forcing them to undergo restructuring or change production and business technologies;
c/ Lacking funds for organizing training and retraining to improve occupational skills qualifications for workers;
d/ Having a plan on training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance, approved by a competent state agency.
2. The duration of support for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance for workers must comply with the approved plan, but must not exceed 6 months.
3. The Government shall detail this Article and specify the levels of financial support for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance for workers, ensuring the balance of the Unemployment Insurance Fund.
Article 48. Responsibility for training and retraining to improve occupational skills qualifications
1. Employers shall organize training and retraining to improve occupational skills qualifications and use workers under approved plans; use funds for eligible workers and proper purposes and report training results to competent state agencies after completion of training or retraining courses.
2. Workers shall abide by regulations on training and retraining to improve occupational skills qualifications.
Section 3. UNEMPLOYMENT ALLOWANCE
Article 49. Conditions for unemployment allowance receipt
A worker defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pays unemployment insurance premiums may receive unemployment allowance when fully meeting the following conditions:
1. Terminating the labor contract or working contract, except the following cases:
a/ He/she unilaterally terminates the labor contract or working contract in contravention of law;
b/ He/she receives monthly pension or working capacity loss allowance.
2. Having paid unemployment insurance premiums for at least full 12 months within 24 months before terminating the labor contract or working contract, for the case specified at Points a and b, Clause 1, Article 43 of this Law; or having paid unemployment insurance premiums for at least full 12 months within 36 months before terminating the labor contract, for the case specified at Point c, Clause 1, Article 43 of this Law.
3. Having submitted a dossier for receipt of unemployment allowance to an employment service center under Clause 1, Article 46 of this Law.
4. Having not yet found any job after 15 days from the date of submission of the dossier for receipt of unemployment allowance, except the following cases:
a/ He/she performs the military or public security obligation;
b/ He/she attends a training course of full 12 months or longer;
c/ He/she serves a decision on application of the measure to send him/her to a reformatory, compulsory education institution or compulsory detoxification establishment;
d/ He/she is kept in temporary detention or serves a prison sentence;
dd/ He/she goes abroad for settlement or as guest worker;
e/ He/she dies.
Article 50. Levels, duration and time of receipt of unemployment allowance
1. The monthly unemployment allowance level equals 60% of the average monthly wage of 6 consecutive months before the worker becomes unemployed on which unemployment insurance premiums are based, but must not exceed 5 times the basic wage level, for workers receiving wages under the State-prescribed regime, or must not exceed 5 times the region-based minimum wage level under the Labor Code, for workers who pay unemployment insurance premiums under the wage regime decided by employers at the time of termination of the labor contract or working contract.
2. The duration of unemployment allowance receipt is based on the number of months of payment of unemployment insurance premiums. This duration is 3 months if the period of payment of unemployment insurance premiums is between full 12 months and full 36 months, which is added with 1 month for each additional period of payment of full 12 months, but must not exceed 12 months.
3. The time for unemployment allowance receipt is counted from the 16 th day after the date of submission of a complete dossier for receipt of unemployment allowance as specified in Clause 1, Article 46 of this Law.
1. Persons on unemployment allowance are entitled to health insurance benefits in accordance with the law on health insurance.
2. Social insurance organizations shall pay health insurance premiums for persons on unemployment allowance from the Unemployment Insurance Fund.
Article 52. Notification of job seeking
1. While on unemployment allowance, monthly, a worker shall directly notify his/her job seeking to the employment service center of the locality where he/she currently receives unemployment allowance, except the following cases:
a/ He/she is sick or on maternity leave or has an accident as certified in writing by a competent health establishment prescribed by the law on medical examination and treatment;
b/ Force majeure cases.
2. The worker shall notify the case specified at Point a or b, Clause 1 of this Article to the employment service center of the locality where he/she currently receives unemployment allowance.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Article.
Article 53. Suspension, resumption and termination of unemployment allowance receipt
1. Persons on unemployment allowance will be suspended from receiving it if they fail to monthly notify their job seeking under Article 52 of this Law.
2. Workers who are suspended from receiving unemployment allowance may continue receiving it under the decisions on unemployment allowance receipt if the receipt duration has not yet expired and they monthly notify their job seeking under Article 52 of this Law.
3. A person on unemployment allowance will stop receiving it in the following cases:
a/ The duration of unemployment allowance receipt expires;
b/ He/she has found a job;
c/ He/she performs the military or public security service obligation;
d/ He/she receives monthly pension;
dd/ He/she has twice refused without a plausible reason to take up the job recommended by the employment service center of the locality where he/she currently receives unemployment allowance;
e/ He/she fails to monthly notify his/her job seeking under Article 52 of this Law for 3 consecutive months;
g/ He/she goes abroad for settlement or as guest worker;
h/ He/she attends a training course of full 12 months or longer;
i/ He/she is administratively sanctioned for violations of the law on unemployment insurance;
k/ He/she dies;
l/ He/she serves a decision on application of the measure to send him/her to a reformatory, compulsory education institution or compulsory detoxification establishment;
m/ He/she is declared by a court as missing;
n/ He/she is kept in temporary detention or serves a prison sentence.
4. Workers who stop receiving unemployment allowance in the cases specified at Points b, c, h, l, m and n, Clause 3 of this Article may have the period of payment of unemployment insurance premiums reserved for calculating the subsequent duration of receipt of unemployment allowance when they fully satisfy the conditions specified in Article 49 of this Law.
The reserved period equals the total of the periods of payment of unemployment insurance premiums minus the period during which the worker has received unemployment allowance, with one month of receipt of unemployment allowance equivalent to 12 months of payment of unemployment insurance premiums.
Section 4. SUPPORT FOR JOB COUNSELING, RECOMMENDATION AND TRAINING
Article 54. Job counseling and recommendation
The workers defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pay unemployment insurance premiums, have their labor contracts or working contracts terminated and wish to seek employment shall be provided with free job counseling and recommendation.
Article 55. Conditions for vocational training support
The workers defined in Clause 1, Article 43 of this Law who currently pay unemployment insurance premiums are entitled to vocational training support when fully meeting the following conditions:
1. The conditions specified in Clauses 1, 3 and 4, Article 49 of this Law;
2. Having paid unemployment insurance premiums for at least full 9 months within 24 months before terminating labor contracts or working contracts under law.
Article 56. Duration and levels of vocational training support
1. The duration of vocational training support depends on the actual duration of vocational training but must not exceed 6 months.
2. The vocational training support levels must comply with the Prime Minister’s regulations.
Section 5. THE UNEMPLOYMENT INSURANCE FUND
Article 57. Levels of contribution to, sources and use of, the Unemployment Insurance Fund
1. The levels of and responsibility to pay unemployment insurance premiums are specified as follows:
a/ Workers shall pay unemployment insurance premiums equal to 1% of their monthly wage;
b/ Employers shall pay unemployment insurance premiums equal to 1% of the monthly wage fund of the workers currently participating in unemployment insurance;
c/ The State shall provide at most 1% of the monthly wage fund from the central budget as support for payment of unemployment insurance premiums of workers currently participating in unemployment insurance.
2. Sources forming the Unemployment Insurance Fund include:
a/ Contributions and support specified in Clause 1 of this Article;
b/ Profits from the Fund’s investment activities;
c/ Other lawful revenues.
3. The Unemployment Insurance Fund must be used for:
a/ Paying unemployment allowance;
b/ Supporting training and retraining activities to improve occupational skills qualifications for job maintenance for workers;
c/ Supporting vocational training;
d/ Supporting job counseling and recommendation;
dd/ Paying health insurance premiums for workers on unemployment allowance;
e/ Paying expenses for unemployment insurance management in accordance with the Law on Social Insurance;
g/ Making investment for preservation and growth of the Fund.
Article 58. Wages on which unemployment insurance premiums are based
1. For workers who receive wages under the State-prescribed regime, the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is the monthly wage on which compulsory social insurance premiums are based under the Law on Social Insurance. In case the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is higher than the twenty months’ region-based basic wage, the monthly wage on which unemployment insurance premiums will be equal to the twenty months’ region-based basic wage at the time of payment of unemployment insurance premiums.
2. For workers paying unemployment insurance premiums under the wage regime decided by employers, the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is the monthly wage on which compulsory social insurance premiums are based under the Law on Social Insurance. In case the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based is higher than the twenty months’ region-based minimum wage, the monthly wage on which unemployment insurance premiums are based will be equal to the twenty months’ region-based minimum wage as prescribed by the Labor Code at the time of payment of unemployment insurance premiums.
Article 59. Management of the Unemployment Insurance Fund
1. The Unemployment Insurance Fund may apply independent cost-accounting. Social insurance organizations shall collect, spend, manage and use the Unemployment Insurance Fund.
2. The Unemployment Insurance Fund’s investment activities must ensure safety, transparency, efficiency, and capital retrieval when necessary, through:
a/ Buying bonds and bills of the State and bonds of commercial banks with over 50% of charter capital owned by the State;
b/ Making investment in important projects under the Prime Minister’s decisions;
c/ Providing loans for the state budget, the Vietnam Development Bank, the Vietnam Bank for Social Policies, and commercial banks with over 50% of charter capital owned by the State.
3. The Government shall detail the percentages of state budget support; the management and use of the Fund; and the implementation of unemployment insurance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực