Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: | 28/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 31/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2015 |
Ngày công báo: | 04/09/2015 | Số công báo: | Từ số 969 đến số 970 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Trường hợp người lao động (NLĐ) tham gia nhiều HĐLĐ, khi HĐLĐ đầu tiên hết hiệu lực thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) thuộc đối tượng tham gia BHTN kế tiếp phải nộp hồ sơ tham gia BHTN.
- NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ NLĐ được trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà NLĐ đã ghi theo Mẫu số 01 nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
+ NLĐ được TTDVVL giới thiệu việc làm mà NLĐ đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
+ NLĐ đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của TTDVVL nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của NSDLĐ nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển.
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/09/2015 và các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây được viết tắt là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP).
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây được viết tắt là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP).
THAM GIA VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 3. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Người sử dụng lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.
2. Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động có hiệu lực đầu tiên thì khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp theo quy định của pháp luật lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng lao động nêu trên. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp nêu trên nộp cùng với hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
3. Trường hợp trước ngày 01/01/2015 người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng với người lao động và đang thực hiện hợp đồng lao động này, tính đến ngày 01/01/2015 thời hạn hợp đồng lao động nêu trên còn ít nhất 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kể từ ngày 01/01/2015 trở đi.
Điều 4. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi.
2. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Người sử dụng lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.
2. Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động có hiệu lực đầu tiên thì khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp theo quy định của pháp luật lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng lao động nêu trên. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp nêu trên nộp cùng với hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
3. Trường hợp trước ngày 01/01/2015 người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng với người lao động và đang thực hiện hợp đồng lao động này, tính đến ngày 01/01/2015 thời hạn hợp đồng lao động nêu trên còn ít nhất 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kể từ ngày 01/01/2015 trở đi.
1. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi.
2. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Điều 5. Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm).
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
4. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.
Điều 6. Từ chối nhận việc làm theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà người lao động đã ghi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
2. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm mà người lao động đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
3. Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của người sử dụng lao động nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.
1. Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm).
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
4. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà người lao động đã ghi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
2. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm mà người lao động đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
3. Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của người sử dụng lao động nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.
Điều 7. Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng |
= |
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp |
|
x |
60% |
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng, ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015). Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là (8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.
b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Ví dụ 3: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.
Ngày 28/9/2015, ông C thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 01/10/2015 đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông C không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng. Do đó, ông C tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.
Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông C chấm dứt hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).
2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.
3. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu |
= |
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp |
- |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp |
2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:
a) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Sau khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện trả hồ sơ cho người lao động. Trường hợp sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả mà người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của 03 tháng nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
Ví dụ 5: Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của ông Đ là ngày 16/3/2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18/3/2015 (tức là sau 02 ngày làm việc) ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.
b) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 6: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày 20/02/2015 đến ngày 19/5/2015. Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp).
Ví dụ 7: Bà Lê Thị T có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà T tính từ ngày 06/7/2015 đến ngày 05/10/2015. Tuy nhiên, đến hết ngày 05/01/2016 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) bà T vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai và thứ ba. Như vậy, bà T đã nhận trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà T không còn để bảo lưu.
Ví dụ 8: Bà Bùi Xuân H có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 29 tháng, bà được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà tính từ ngày 09/3/2015 đến ngày 08/6/2015. Bà H đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên và bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba bà đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định nên bà được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Tuy nhiên, đến hết ngày 08/9/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp), bà H vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, bà H đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và bị tạm dừng 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của bà H là 05 tháng.
c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 9: Ngày 24/3/2015, ông Trần Quang P chấm dứt hợp đồng lao động. Ông P có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng (tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp). Do đó, thời gian ông P được bảo lưu là 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp F (từ ngày 05/9/2015 đến ngày 04/12/2015) và tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp F, ông P nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông P là 14 tháng. Nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông P được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng.
Ví dụ 10: Ông Đỗ Văn G có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 35 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và không được bảo lưu tháng lẻ có đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn V có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 38 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và được bảo lưu 02 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông V tính từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/6/2015 (tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/4/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/4/2015 đến ngày 01/5/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/5/2015 đến ngày 01/6/2015). Tuy nhiên, ngày 25/4/2015 ông V thực hiện nghĩa vụ quân sự nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do đó không được nhận 01 tháng trợ cấp thất nghiệp cuối cùng mà được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông V là 12 tháng + 2 tháng = 14 tháng.
Ví dụ 12: Ông Nguyễn Văn L có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L tính từ ngày 10/3/2015 đến ngày 09/6/2015. Ngày 12/5/2015, ông L thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã tìm được việc làm để trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thực tế ngày 08/4/2015 ông đã thực hiện giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp P, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L là ngày 08/4/2015.
Ví dụ 13: Ông Đỗ Văn X có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 13 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông X tính từ ngày 03/3/2015 đến ngày 02/6/2015. Tuy nhiên, ngày 25/3/2015 ông X có việc làm, như vậy ông X đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên (từ 03/3/2015 đến ngày 02/4/2015) tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông X được bảo lưu là 01 tháng.
3. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được bảo lưu theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 18 và Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP là khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính từ tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định có trách nhiệm thực hiện thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp tại các Điểm b, c, d, đ của Khoản này thì người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Ví dụ 14: Bà Trần Thị T có quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp 06 tháng kể từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/9/2015 (ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng cụ thể như sau: Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất là ngày nhận trả kết quả, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 03 đến ngày 07/4, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 04 đến ngày 06/5, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ tư từ ngày 03 đến ngày 05/6, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ năm từ ngày 02 đến ngày 06/7, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ sáu từ ngày 03 đến ngày 07/8). Bà T có quyết định về việc hỗ trợ học nghề của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian học nghề của bà là 03 tháng tính từ ngày 15/4/2015 đến ngày 15/7/2015. Như vậy, chậm nhất vào ngày 20/4/2015 (sau 03 ngày làm việc kể từ ngày bà T được hỗ trợ học nghề), bà T phải gửi giấy xác nhận của cơ sở dạy nghề về việc đang học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba, thứ tư, thứ năm bà T không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, đến tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ sáu bà T phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
4. Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
a) Ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả;
b) Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5. Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.
Ví dụ 15: Bà Nguyễn Lan Y có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 02/7/2015 đến ngày 01/8/2015, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/8/2015 đến ngày 01/9/2015, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/9/2015 đến ngày 01/10/2015. Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, ngày 28/7/2015 bà Y làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khi ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai của bà Y là ngày 03 đến ngày 05/8/2015. Như vậy, bà Y không phải thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi cũng như nơi chuyển đến mà không bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
6. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm khi đã ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng |
= |
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp |
|
x |
60% |
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng, ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015). Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là (8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.
b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Ví dụ 3: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.
Ngày 28/9/2015, ông C thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 01/10/2015 đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông C không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng. Do đó, ông C tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.
Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông C chấm dứt hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).
2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.
3. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu |
= |
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp |
- |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp |
2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:
a) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Sau khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện trả hồ sơ cho người lao động. Trường hợp sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả mà người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của 03 tháng nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
Ví dụ 5: Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của ông Đ là ngày 16/3/2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18/3/2015 (tức là sau 02 ngày làm việc) ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.
b) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 6: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày 20/02/2015 đến ngày 19/5/2015. Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp).
Ví dụ 7: Bà Lê Thị T có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà T tính từ ngày 06/7/2015 đến ngày 05/10/2015. Tuy nhiên, đến hết ngày 05/01/2016 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) bà T vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai và thứ ba. Như vậy, bà T đã nhận trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà T không còn để bảo lưu.
Ví dụ 8: Bà Bùi Xuân H có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 29 tháng, bà được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà tính từ ngày 09/3/2015 đến ngày 08/6/2015. Bà H đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên và bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba bà đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định nên bà được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Tuy nhiên, đến hết ngày 08/9/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp), bà H vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, bà H đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và bị tạm dừng 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của bà H là 05 tháng.
c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 9: Ngày 24/3/2015, ông Trần Quang P chấm dứt hợp đồng lao động. Ông P có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng (tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp). Do đó, thời gian ông P được bảo lưu là 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp F (từ ngày 05/9/2015 đến ngày 04/12/2015) và tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp F, ông P nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông P là 14 tháng. Nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông P được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng.
Ví dụ 10: Ông Đỗ Văn G có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 35 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và không được bảo lưu tháng lẻ có đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn V có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 38 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và được bảo lưu 02 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông V tính từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/6/2015 (tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/4/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/4/2015 đến ngày 01/5/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/5/2015 đến ngày 01/6/2015). Tuy nhiên, ngày 25/4/2015 ông V thực hiện nghĩa vụ quân sự nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do đó không được nhận 01 tháng trợ cấp thất nghiệp cuối cùng mà được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông V là 12 tháng + 2 tháng = 14 tháng.
Ví dụ 12: Ông Nguyễn Văn L có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L tính từ ngày 10/3/2015 đến ngày 09/6/2015. Ngày 12/5/2015, ông L thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã tìm được việc làm để trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thực tế ngày 08/4/2015 ông đã thực hiện giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp P, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L là ngày 08/4/2015.
Ví dụ 13: Ông Đỗ Văn X có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 13 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông X tính từ ngày 03/3/2015 đến ngày 02/6/2015. Tuy nhiên, ngày 25/3/2015 ông X có việc làm, như vậy ông X đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên (từ 03/3/2015 đến ngày 02/4/2015) tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông X được bảo lưu là 01 tháng.
3. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được bảo lưu theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 18 và Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP là khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính từ tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định có trách nhiệm thực hiện thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp tại các Điểm b, c, d, đ của Khoản này thì người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Ví dụ 14: Bà Trần Thị T có quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp 06 tháng kể từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/9/2015 (ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng cụ thể như sau: Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất là ngày nhận trả kết quả, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 03 đến ngày 07/4, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 04 đến ngày 06/5, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ tư từ ngày 03 đến ngày 05/6, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ năm từ ngày 02 đến ngày 06/7, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ sáu từ ngày 03 đến ngày 07/8). Bà T có quyết định về việc hỗ trợ học nghề của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian học nghề của bà là 03 tháng tính từ ngày 15/4/2015 đến ngày 15/7/2015. Như vậy, chậm nhất vào ngày 20/4/2015 (sau 03 ngày làm việc kể từ ngày bà T được hỗ trợ học nghề), bà T phải gửi giấy xác nhận của cơ sở dạy nghề về việc đang học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba, thứ tư, thứ năm bà T không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, đến tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ sáu bà T phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
4. Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
a) Ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả;
b) Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5. Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.
Ví dụ 15: Bà Nguyễn Lan Y có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 02/7/2015 đến ngày 01/8/2015, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/8/2015 đến ngày 01/9/2015, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/9/2015 đến ngày 01/10/2015. Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, ngày 28/7/2015 bà Y làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khi ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai của bà Y là ngày 03 đến ngày 05/8/2015. Như vậy, bà Y không phải thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi cũng như nơi chuyển đến mà không bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
6. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm khi đã ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.
Điều 11. Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ 16: Bà Mai Thị K đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bà K có nhu cầu học nghề. Như vậy, bà K phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương để Trung tâm xem xét, tư vấn học nghề, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương quyết định việc hỗ trợ học nghề cho bà K.
2. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Ví dụ 17: Ông Nguyễn Văn M làm việc tại tỉnh Bình Dương, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục là 11 tháng. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông M có nhu cầu học nghề tại thành phố Hồ Chí Minh thì ông M nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 12. Giải quyết hỗ trợ học nghề
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động. Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.
Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để không thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này nếu người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm để nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
5. Hằng tháng, cơ sở dạy nghề lập danh sách và có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo tháng và thời gian thực tế người lao động tham gia học nghề.
6. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả hỗ trợ học nghề theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ 16: Bà Mai Thị K đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bà K có nhu cầu học nghề. Như vậy, bà K phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương để Trung tâm xem xét, tư vấn học nghề, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương quyết định việc hỗ trợ học nghề cho bà K.
2. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Ví dụ 17: Ông Nguyễn Văn M làm việc tại tỉnh Bình Dương, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục là 11 tháng. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông M có nhu cầu học nghề tại thành phố Hồ Chí Minh thì ông M nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh.
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động. Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.
Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để không thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này nếu người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm để nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
5. Hằng tháng, cơ sở dạy nghề lập danh sách và có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo tháng và thời gian thực tế người lao động tham gia học nghề.
6. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả hỗ trợ học nghề theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Bổ sung
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 13. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
3. Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.
4. Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.
5. Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
6. Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
Điều 14. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm
Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ trụ sở; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Danh sách lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm tại đơn vị và nêu rõ ngành, nghề đào tạo; thời gian đào tạo; địa điểm đào tạo của từng người lao động.
3. Cơ sở đào tạo (ghi rõ cơ sở đào tạo thuộc đơn vị hay liên kết đào tạo, nếu liên kết đào tạo đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề).
4. Hình thức tổ chức đào tạo và dự kiến thời gian khai giảng và bế giảng của khóa học.
5. Phương án duy trì việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm các nội dung sau:
a) Số lao động được tiếp tục làm việc hoặc thay đổi vị trí việc làm phù hợp với phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất kinh doanh;
b) Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động theo đúng phương án. Nếu người lao động không được bố trí việc làm thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
Điều 15. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Ví dụ 18: Doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lắp ráp thiết bị điện tử cho 100 người lao động. Khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 05/3/2015 đến ngày 15/5/2015 với mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng/người (trong đó: Tháng thứ nhất được tính từ ngày 05/3/2015 đến ngày 04/4/2015; tháng thứ hai được tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/5/2015). Do đó, khóa đào tạo này có số ngày lẻ được tính từ ngày 05/5/2015 đến ngày 15/5/2015. Số ngày lẻ này dưới 15 ngày nên được tính là ½ tháng. Như vậy, thời gian doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là 2,5 tháng với tổng số kinh phí được hỗ trợ là: 600.000 đồng x 100 người x 2,5 tháng = 150.000.000 đồng.
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
3. Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.
4. Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.
5. Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
6. Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ trụ sở; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Danh sách lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm tại đơn vị và nêu rõ ngành, nghề đào tạo; thời gian đào tạo; địa điểm đào tạo của từng người lao động.
3. Cơ sở đào tạo (ghi rõ cơ sở đào tạo thuộc đơn vị hay liên kết đào tạo, nếu liên kết đào tạo đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề).
4. Hình thức tổ chức đào tạo và dự kiến thời gian khai giảng và bế giảng của khóa học.
5. Phương án duy trì việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm các nội dung sau:
a) Số lao động được tiếp tục làm việc hoặc thay đổi vị trí việc làm phù hợp với phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất kinh doanh;
b) Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động theo đúng phương án. Nếu người lao động không được bố trí việc làm thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Ví dụ 18: Doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lắp ráp thiết bị điện tử cho 100 người lao động. Khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 05/3/2015 đến ngày 15/5/2015 với mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng/người (trong đó: Tháng thứ nhất được tính từ ngày 05/3/2015 đến ngày 04/4/2015; tháng thứ hai được tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/5/2015). Do đó, khóa đào tạo này có số ngày lẻ được tính từ ngày 05/5/2015 đến ngày 15/5/2015. Số ngày lẻ này dưới 15 ngày nên được tính là ½ tháng. Như vậy, thời gian doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là 2,5 tháng với tổng số kinh phí được hỗ trợ là: 600.000 đồng x 100 người x 2,5 tháng = 150.000.000 đồng.
Điều 16. Thông báo tình hình biến động lao động
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Điều 17. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
1. Báo cáo định kỳ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Định kỳ 06 tháng, trước ngày 31 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01, báo cáo về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo định kỳ của trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
a) Trước ngày 03 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 31 ban hành kèm theo Thông tư này (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm báo cáo);
b) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền hỗ trợ học nghề và kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
1. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai.
2. Căn cứ quyết định thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Tiền thu hồi theo quy định tại các Khoản 2 Điều này được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 19. Các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư
1. Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động thực hiện theo Mẫu số 01.
2. Phiếu giới thiệu việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 02
3. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 03.
4. Phiếu hẹn trả kết quả của trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề được thực hiện theo Mẫu số 04.
5. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 05.
6. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 06.
7. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động đang bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 07.
8. Đề nghị của người lao động về việc không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08.
9. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 09.
10. Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 10.
11. Giấy giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 11.
12. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc thực hiện chấm dứt chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 12.
13. Đề nghị của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến về việc tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 13.
14. Thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 14.
15. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 15.
16. Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng của người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 16.
17. Đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo Mẫu số 17
18. Đề nghị hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 18.
19. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 19.
20. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 20.
21. Xác nhận của trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 21.
22. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 22.
23. Thông báo của người lao động với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định thực hiện theo Mẫu số 23.
24. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 24.
25. Biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội thực hiện theo Mẫu số 25.
26. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 26.
27. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 27.
28. Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28.
29. Thông báo về tình hình biến động lao động của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 29.
30. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 30.
31. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng thực hiện theo Mẫu số 31.
32. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 32.
33. Người sử dụng lao động báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hằng năm thực hiện theo Mẫu số 33.
34. Quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 34.
35. Quyết định thu hồi tiền hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 35.
36. Quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 36.
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
1. Báo cáo định kỳ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Định kỳ 06 tháng, trước ngày 31 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01, báo cáo về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo định kỳ của trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
a) Trước ngày 03 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 31 ban hành kèm theo Thông tư này (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm báo cáo);
b) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai.
2. Căn cứ quyết định thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Tiền thu hồi theo quy định tại các Khoản 2 Điều này được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động thực hiện theo Mẫu số 01.
2. Phiếu giới thiệu việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 02
3. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 03.
4. Phiếu hẹn trả kết quả của trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề được thực hiện theo Mẫu số 04.
5. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 05.
6. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 06.
7. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động đang bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 07.
8. Đề nghị của người lao động về việc không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08.
9. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 09.
10. Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 10.
11. Giấy giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 11.
12. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc thực hiện chấm dứt chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 12.
13. Đề nghị của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến về việc tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 13.
14. Thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 14.
15. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 15.
16. Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng của người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 16.
17. Đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo Mẫu số 17
18. Đề nghị hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 18.
19. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 19.
20. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 20.
21. Xác nhận của trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 21.
22. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 22.
23. Thông báo của người lao động với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định thực hiện theo Mẫu số 23.
24. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 24.
25. Biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội thực hiện theo Mẫu số 25.
26. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 26.
27. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 27.
28. Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28.
29. Thông báo về tình hình biến động lao động của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 29.
30. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 30.
31. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng thực hiện theo Mẫu số 31.
32. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 32.
33. Người sử dụng lao động báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hằng năm thực hiện theo Mẫu số 33.
34. Quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 34.
35. Quyết định thu hồi tiền hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 35.
36. Quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 36.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
b) Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010.
3. Những trường hợp tính thời hạn theo dương lịch tại Thông tư này mà ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
b) Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010.
3. Những trường hợp tính thời hạn theo dương lịch tại Thông tư này mà ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 28/2015/TT-BLDTBXH |
Hanoi, July 31, 2015 |
ON GUIDELINES FOR ARTICLE 52 OF THE LAW ON EMPLOYMENT AND DECREE NO. 28/2015/ND-CP DATED MARCH 12, 2015 OF THE GOVERNMENT ON GUIDELINES FOR THE LAW ON EMPLOYMENT IN TERMS OF UNEMPLOYMENT INSURANCE
Pursuant to the Law on employment dated November 16, 2013;
Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015 of the Government on guidelines for the Law on employment in terms of unemployment insurance;
At the request of the Director of Department of employment,
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for Article 52 of the Law on employment and the Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015 of the Government on guidelines for the Law on employment in terms of unemployment insurance.
This Circular provides guidelines for Article 52 of the Law on employment and the Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015 of the Government on guidelines for the Law on employment in terms of unemployment insurance.
The regulated entities of this Circular are the regulated entities prescribed in Article 2 of the Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015 of the Government on guidelines for the Law on employment in terms of unemployment insurance (hereinafter referred to as Decree No. 28/2015/ND-CP).
APPLICATION FOR AND PAYMENT OF UNEMPLOYMENT INSURANCE PREMIUMS
Article 3. Application for unemployment insurance prescribed in Clause 2 Article 11 of Decree No. 28/2015/ND-CP
1. Each employer shall prepare and submit application for unemployment insurance of each employee who is compulsory to have unemployment insurance to a social security agency within 30 days from the date on which the labor contract/employment contract of the employee takes effect.
2. If an employee concludes multiple labor contracts that are all compulsory to have unemployment insurance and he/she is purchasing unemployment insurance under the first effective concluded labor contract, upon termination or change of such contract resulting in ineligibility for unemployment insurance, the employer of the next effective concluded labor contract which is compulsory to buy unemployment insurance for the employee shall prepare and submit the application for unemployment insurance for the employee to the social security agency within 30 days from the date on which the former contract is terminated or changed. The above application shall be submitted together with the application for social insurance which the employee is compulsory to have.
3. In the event that an employer has concluded a seasonal or work-specific labor contract with duration of between 3 months and shorter than 12 months with an employee before January 01, 2015 and such contract has been performed, the employer must buy unemployment insurance for such employee from January 01, 2015 in case the remaining contract term is 3 months or longer.
Article 4. Payment of unemployment insurance premiums
1. Each employee shall pay unemployment insurance premiums according to the salary level decided by his/her employer. If the monthly salary of the employee is greater than 20-month regional minimum wage, the employer and the employee must pay unemployment insurance premiums according to the 20-month regional minimum wage determined from January 1, 2015.
2. Procedures for payment of unemployment insurance premiums shall comply with guidance of Vietnam Social Security.
Article 5. Procedures for job consultancy and placement prescribed in Article 15 of Decree No. 28/2015/ND-CP
1. Each employee shall insert adequate personal information, the need for job consultancy and placement into the application for job consultancy and placement using the form No. 01 issued herewith and submit them to the employment service center affiliated to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the central-affiliated city or province (hereinafter referred to as the employment service center).
2. Each employment service center shall receive applications for job consultancy and placement and help employees to have suitable jobs according to the employees’ need and ability, and the employers’ demand.
3. The employment service center shall send a letter of recommendation using the form No. 2 issued herewith to the employee for recruitment.
4. The employment service center must monitor the results of recruitment and promptly support the employees.
Article 6. Refusal of jobs prescribed in Point dd Clause 1 Article 21 of Decree No. 28/2015/ND-CP
Any employee who is receiving unemployment benefit but refusing the job in any of the following cases shall be determined to have no valid reason:
1. The job matches the employee’s qualifications as specified in form No. 01 issued herewith but he/she did not participate in the recruitment.
2. The employee is recommended for a job that he/she used to have by the employment service center but he/she did not participate in the recruitment.
3. The employee participated in recruitment as recommended by the employment service center where he/she is receiving unemployment benefit and received a notice of employment sent by the employer but he/she refuses the job, unless that job differs from the recruitment ads issued by the employer.
Article 7. Employees refusing unemployment benefit
Within 15 working days from the date on which the claim for unemployment benefit is submitted, if the employee no longer wishes to receive unemployment benefit, he/she must directly submit an application for refusal of unemployment benefit using the form No. 08 issued herewith to the employment service center where the employee submitted the application for unemployment benefit.
The employment service center shall return the claim for unemployment benefit to the employee on the date on which the results are provided according to the note of appointment for results (hereinafter referred to as the appointment date).
Article 8. Unemployment benefit and payout months
1. The monthly unemployment benefit received by employees shall equal:
Monthly unemployment benefit |
= |
Average salary of 6 consecutive months over which the unemployment insurance premiums are paid before unemployment |
x |
60% |
a) In the last months before unemployment, if there is a period over which the payment for unemployment insurance premiums are paid (hereinafter referred to as payment period) that is interrupted, the 6-month payment period does not need to be continuous.
Example 1: Ms. Nguyen Thi A entered into a 24-month labor contract with E primary school with the monthly salary as follows: VND 2 million from September 1, 2013 to August 31, 2014 and VND 4 million from September 1, 2014 to August 31, 2015. However, from January 1, 2015 to June 30, 2015, Ms. A took maternity leave. Subsequently, due to family circumstances, Ms. A failed to keep performing the labor contract. Therefore, Ms. A submitted a letter of resignation as prescribed in law on labors and the E primary school issued a decision on acceptance for the resignation of Ms. A, which comes into force from the day on which it is signed, on July 1, 2015. Consequently, the salary amount on which the unemployment benefit premiums are paid is the average 6-month salary over the payment period before resignation (July, August, September, October, November, and December of 2014). Her monthly unemployment benefit equals (VND 2 million x 2 months + VND 4 million x 4 months)/6 x 60% = VND 2 million.
Example 2: Mr. Dao Van B had 38 consecutive month’s payment period (from January 1, 2012 to February 28, 2015), the monthly salary on which unemployment insurance is paid over the last 6 months before the labor contract termination (from September 9, 2014 to February, 2015) was VND 8 million. Mr. B was eligible for unemployment benefit for 3 months (hereinafter referred to as payout period, from April 5, 2015 to July 4, 2015). On May 2, 2015, Mr. B concluded a 12-month labor contract with enterprise X (the monthly salary on which unemployment insurance is paid was VND 7 million) and notified the employment service center as prescribed. From May 2, 2015, Mr. B stopped receiving unemployment benefit and 26-month payment period/payment period of 26 months was preserved. On July 28, Mr. B agreed to terminate the labor contract with enterprise X due to his sickness and claimed unemployment benefit for the second time. His payment period of 6 consecutive months comprises: December of 2014 and January, February, May, June and July of 2015. Consequently, his monthly unemployment benefit equals (VND 8 million x 3 months + VND 7 million x 3 months)/6 x 60% = VND 4.5 million.
b) The maximum monthly unemployment benefit to which the employee is eligible does not exceed 5-month base salary applicable to employees receiving salaries as prescribed by the State or does not exceed 5-month regional minimum wage as prescribed in the Labor Code applicable to employees receiving salaries decided by the employers at the time of labor contract termination.
Example 3: On October 1, 2015, Mr. Trinh Xuan C concluded a 12-month labor contract with enterprise F with the monthly salary level of VND 70 million. The enterprise F operates in the region I which applies the monthly regional minimum wage of VND 3.1 million as prescribed by the Government. Therefore, the monthly salary on which the unemployment insurance is paid is: 20 x VND 3.1 million = VND 62 million.
On September 28, 2015, Mr. C agreed to terminate the labor contract with the enterprise F and concluded a 3-month labor contract with enterprise G (from October 1, 2015 to December 31, 2015) with the monthly salary of VND 80 million. The enterprise G has the headquarter operated in the region IV which applies the monthly regional minimum wage of VND 2.15 million as prescribed by the Government. However, Mr. C did not work at the headquarter but work a branch that operates in region III and applies the monthly regional minimum wage of VND 2.4 million as prescribed by the Government. Accordingly, Mr. C bought and paid unemployment insurance premiums at the social security agency where the branch operates according to the monthly salary amount of: 20 x VND 2.4 million = VND 48 million.
When the labor contract with the enterprise G expired, Mr. C applied for unemployment benefit. Therefore, 60% of average salary of 6 consecutive months before the labor contract termination equals (VND 62 million x 3 months + VND 48 million x 3 months)/6 x 60% = VND 33 million. However, Mr. C may not receive the unemployment benefit which exceeds 5-month regional minimum wage as prescribed at the time of labor contract’ termination. Therefore, the monthly unemployment benefit to which Mr. C is eligible is VND 12 million (VND 2.4 x 5 = VND 12 million).
2. The months over which the unemployment benefits are received (hereinafter referred to as payout months) prescribed in Clause 4 Article 21 of Decree No. 28/2015/ND-CP shall be guided as follows:
The payout months shall be expressed as calendar months. Each payout month shall be determined from the first date on which the employee starts receiving unemployment benefit as prescribed in Clause 3 Article 50 of the Law on employment to the previous date of the same date of the next month.
Example 4: Mr. Cao Van D is entitled to receive 3-month unemployment benefit; the payout period of Mr. D is from March 11, 2015 to June 10, 2015. Accordingly, the payout months shall be determined as follows:
The first payout month is from March 11, 2015 to April 10, 2015;
The second payout month is from April 11, 2015 to May 10, 2015;
The third payout month is from May 11, 2015 to June 10, 2015.
3. Procedures and method of paying unemployment benefit as guided by Vietnam Social Security.
Article 9. Reservation of payment period
1. Reservation of payment period shall be determined as follows:
Payment period to be preserved |
= |
Total payment period |
- |
Payment period equivalent to the amount of unemployment benefit received |
2. The payment period shall be reserved in the following cases:
a) The employee fails to receive the decision on unemployment benefit payout as prescribed in Clauses 3 and 4 Article 18 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
After the decision on cancellation of unemployment benefit payout is issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, the employment service center shall return the claim for unemployment benefit to the employee. Within 3 months from the appointment date, if the employee fails to receive the social insurance at the employment service center, within 3 working days from the end date of the above period, the employment service center shall transfer his/her social insurance to the social security of province for management.
Example 5: Mr. Tran Van D had a 36-month payment period so that he was entitled to receive 3-month unemployment benefit. The appointment date is March 16, 2015. However, Mr. D did not come to receive the decision on unemployment benefit payout until March 18, 2015 (after 2 working days). Accordingly, within 7 working days from the deadline for unemployment benefit payout as prescribed, the employment service center shall request the Director of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs to cancel the decision on unemployment benefit payout. The payment period to be preserved of Mr. D is 36 months.
b) The employee fails to receive unemployment benefit amount prescribed in Clauses 6 Article 18 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
The social security agency shall, according to the decision on reservation of payment period, record the reserved payment period into the social insurance book as prescribed by Vietnam Social Security.
Example 6: Mr. Tran Van S had a 36-month payment period so that he was entitled to receive 3-month unemployment benefit. His payout period shall be determined from February 20, 2015 to May 19, 2015. However, until August 19, 2015 (after 3 months from the deadline for unemployment benefit payout), Mr. S still did not receive the unemployment benefit amount of the third payout month. Consequently, the payment period to be reserved of Mr. S is 12 months (equivalent to 1 payout month for which Mr. S failed to receive unemployment benefit)
Example 7: Ms. Le Thi T had a 12-month payment period so that she was entitled to receive 3-month unemployment benefit. Her payout period shall be determined from July 6, 2015 to October 5, 2015. However, until January 5, 2016 (after 3 months from the deadline for unemployment benefit payout), Ms. T still did not receive the unemployment benefit amount of the second and third payout month. Consequently, Ms. T had received 1 month’s unemployment benefit (equivalent to 12-month unemployment insurance payment), so that she has no payment period to be reserved.
Example 8: Ms. Le Thi T had a 29-month payment period so that she was entitled to receive 3-month unemployment benefit. The payout period of Ms. H shall be determined from March 9, 2015 to June 8, 2015. Ms. H received the first payout month and the second payout month had been suspended. In the third payout month, Ms. H went to the employment service center to give the monthly job seeking as prescribed so that she was entitled to receive the third payout month. However, until September 8, 2015 (after 3 months from the deadline for unemployment benefit payout), Ms. T still did not receive the unemployment benefit amount of the third payout month. Accordingly, Ms. T had received 1 month’s unemployment benefit (equivalent to 12-month payment period) and 1 month’s unemployment benefit was suspended (equivalent to 12-month payment period). Consequently, her payment period to be reserved is 5 months.
c) The remaining payment period in which the unemployment benefit is not received (hereinafter referred to as the remaining payment period) shall be reserved as prescribed in Clause 7 Article 18 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
The social security agency shall, according to the decision on the unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, record the reserved payment period into the social insurance book as prescribed by Vietnam Social Security.
Example 9: On March 24, 2015, Mr. Tran Quang P terminated the labor contract. Mr. P had a 47-month payment period so that he was entitled to receive 3 month’s unemployment benefit (equivalent to 36-month payment period). Accordingly, the payment period to be preserved of Mr. P is 11 months.
After the deadline for unemployment benefit payout, Mr. Point concluded a 3 month’s labor contract with enterprise F (from September 5, 2015 to December 4, 2015) and keep paying unemployment insurance premiums. When the labor contract with the enterprise F expired, Mr. P claimed for unemployment benefit payout for the second time. Therefore, his total remaining payment period was 14 months. If meeting all requirements for unemployment benefit payout, Mr. Point shall receive 3-month unemployment benefit.
Example 10: Mr. Do Van G had a 35-month payment period so that he was entitled to receive 3 month’s unemployment benefit and there is no payment period to be reserved as prescribed in Clause 7 Article 18 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
d) The unemployment benefit is cut as prescribed in Clauses 5 Article 21 Decree No. 28/2015/ND-CP.
The social security agency shall, according to the decision on cutting unemployment benefit, record the reserved payment period into the social insurance book as prescribed by Vietnam Social Security.
Example 11: Mr. Nguyen Van V had a 38-month payment period so that he was entitled to receive 3 month’s unemployment benefit and 2-month payment period was reserved as prescribed in Point c Clause 2 of this Article. His payout period shall be determined from March 2, 2015 to June 1, 2015 (the first payout month is from March 2, 2015 to April 1, 2015; the second payout month is from April 2, 2015 to May 1, 2015; the third payout month is from May 2, 2015 to June 1, 2015). However, on April 25, Mr. V had to do his military service. Accordingly, his unemployment benefit was cut and the last payout month was reserved (equivalent to 12-month payment). Therefore, his total payment period to be equals 12 months + 2 months = 14 months.
Example 12: Mr. Nguyen Van L had a 36-month payment period so that he was entitled to receive 3-month unemployment benefit. His payout period shall be determined from March 10, 2015 to June 9, 2015. On May 12, 2015, Mr. L notified the employment service center of having a job in order for employment service center to cut his unemployment benefit. However, on April 8, he concluded a 12-month labor contract with enterprise P and the contract took effect from the day on which it is signed. Consequently, his unemployment benefit is cut on April 8, 2015.
Example 13: Mr. Do Van X had a 12-month payment period so that he was entitled to receive 3-month unemployment benefit. His payout period shall be determined from March 3, 2015 to June 2, 2015. However, on March 25, 2015 he had a new job. Accordingly, he was entitled to received the first payout month (from March 3, 2015 to April 2, 2015) equivalent to 12-month payment and his payment period to be reserved is 1 month.
3. The payment period of the employee to be reserved as prescribed in Clauses 5, 6 and 7 Article 18 and Clause 5 Article 21 of Decree No. 28/2015/ND-CP shall be the payment period determined from the last payment month before the unemployment benefit is received.
4. The employee has the payment period reserved as prescribed shall follow the procedures for payment period reservation as prescribed by Vietnam Social Security.
Article 10. Notification of job seeking prescribed in Article 52 of the Law on employment
1. While on unemployment benefit payout, the employee shall directly and monthly notify his/her job seeking to the employment service center where he/she currently receives unemployment benefit using the form No. 16 issued herewith, except for regulations in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. An employee receiving unemployment benefit is not required to give his/her monthly job seeking in any of following cases:
a) The employee is 60 years of age or older (for male) or 55 years of age or older (for female);
b) The employee suffers from a sickness mentioned in the list of long-term sicknesses certified by the competent medical facility;
c) The employee has maternity leave certified by the competent medical facility. If an employee whose wife dies in childbirth has to raise his child directly, his child’s birth certificate and his wife’s death certificate are required.
d) The employee is taking a vocational course according to a decision of the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs which certified by the vocational training facility;
dd) The employee is performing a casual labor contract or an under-3-month labor contract.
Within 3 working days from the date on which the employee faces any of the situations prescribed in Points b, c, d, and dd of this Clause, the employee must send a registered mail or authorize another person to apply for exemption from monthly notification of job seeking using the form No. 17 issued herewith and attach an original copy or a certified true copy of any of the above documents to the employment service center where he/she is receiving unemployment benefit, if the document is received by post, the sending date on the postmark. After the deadline for the aforesaid cases, the employee shall keep sending monthly notification of job seeking as prescribed.
Example 14: Ms. Tran Thi T received a decision on 6 -month unemployment benefit within from March 2, 2015 to September 1, 2015 (the date of monthly notification of job seeking as follows: the first payout month is the appointment date, the second payout month is from April 3 to April 7, the third payout month is from May 4 to May 6, the fourth receipt month is from June 3 to June 5, the fifth receipt month is from July 2 to July 6, the sixth payout months is from August 3 to August 7). Ms. T received a decision on provision for vocation course issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs with the duration of 3 months which is from April 15 to July 15, 2015. Accordingly, no later than April 20, 2015 (after 3 working days from the date on which she took the course), she must send the certification of taking vocation course issued by the vocational training facility to the employment service center where she is receiving unemployment benefit. In the third, fourth, and fifth payout months, Ms. T is not required to send the monthly notification of job seeking. However, in the sixth payout month, she must keep sending monthly notification of job seeking as prescribed.
3. The employee receiving unemployment benefit is not required to directly send monthly notification of seeking in any of following cases:
a) The employee suffers from a sickness not mentioned in the list prescribed in Point b Clause 2 of this Article certified by a competent medical facility;
b) The employee meets with an accident certified by the competent police authority or the medical facility;
c) The employee suffers from conflagration, flood, earthquake, tsunami, hostility or epidemic diseases certified by the President of the People’s Committee of commune, ward or town;
d) The employee’s parents, spouse or child dies; the employee or his/her child gets married certified by the People’s Committee of commune, ward or town.
If the employee fails to come to the employment service center, within 3 working days from the deadline for the monthly notification as prescribed, the employee must send registered mail or authorize another person to submit an original copy or a certified true copy of any the above documents to the employment service center where he/she is receiving unemployment benefit, if the document is received by post, the sending date of on the postmark.
4. The date of monthly notification of job seeking (hereinafter referred to as the notification dates) shall be specified in the Appendix on decision on unemployment benefit payout as follows:
a) The notification dates of the first payout month is the date on which the decision on unemployment benefit payout is received according to the note of appointment for providing results;
b) From the second month forwards, the employee must send the monthly notification within 3 working days from the first date of the payout month.
5. If the notification dates falls on the period over which the place of receiving unemployment benefit is changed as prescribed in Article 22 of Decree No. 28/2015/ND-CP, the employee is not required to send monthly notification of job seeking to the employment service center.
Example 15: Ms. Nguyen Lan Y received a decision on receipt of 3 -month unemployment benefit. The first payout month is from July 2, 2015 to August 1, 2015; the second payout month is from August 2, 2015 to September 1, 2015; the third payout month is from September 2, 2015 to October 1, 2015). After receiving the first payout month, on July 28, 2015, Ms. Y apply for change in the place of receiving unemployment benefit while her second notification dates fall from August 3 to August 5, 2015. Accordingly, she is not required to send monthly notification to the old or new employment service center without any suspension from unemployment benefit payout.
6. The employee receiving unemployment benefit shall be considered fulfilling his/her obligation to give monthly notifications of job seeking if they are accurate and have sufficient contents and the employee bears responsibility for their declaration.
Article 11. Application for vocational training support
Any employee wishing to take vocational course shall directly apply for vocational training support prescribed in Clause 2 Article 25 of Decree No. 28/2015/ND-CP shall be guided as follows:
1. The employee receiving unemployment benefit shall apply for vocational training support at the employment service center where the unemployment benefit is provided.
Example 16: Ms. Mai Thi K is receiving unemployment benefit in Hai Duong province. During the payout period, she wishes to take vocational courses. Accordingly, she must send an application for vocational training support to the employment service center of Hai Duong province for consideration. The Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of Hai Duong province shall consider deciding the vocational training support for her.
2. If an employee who has a payment period of at least 9 months but does not receive any unemployment benefit wishes to take a vocational course, she/he shall send an application for vocational training support together with a claim for unemployment benefit at the employment service center where the employee wishes to take the vocational course.
Example 17: Mr. Nguyen Van M works in Binh Duong province and has a payment period of consecutive 11 months. After terminating the labor contract, if he wishes to take vocational course in Ho Chi Minh City, he shall send an application for vocational training support together with a claim for unemployment benefit to the employment service center of Ho Chi Minh City.
Article 12. Vocational training support
1. The employment service center shall consider applications for vocational training support submitted by employees to determine their jobs, vocational training duration, starting time, vocational training support levels, vocational training facilities, and then it shall send them to the Director of Service of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision. The starting time of vocational course of employee shall be the date on which the decision on vocational training support is issued provided that it does not exceed 3 months from the deadline for unemployment benefit payout mentioned in the decision on unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Within 2 working days from the appointment date, if the employee does not come to receive the decision on vocational training support, he/she is considered to have no need for vocational training support excluding the case prescribed in Clause 3 of this Article. Within 7 working days, from the deadline for receiving the decision as prescribed, the employment service center shall request the Director of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs to cancel the decision on vocational training support.
The decision on cancellation of vocational training support shall be sent by the employment service center as follows: 1 copy to the social security of province to not pay the support amount to vocational training facility; 1 copy to the vocational training facility to not provide vocational course for the employee; and 1 copy to the employee. The decision on the cancellation the decision on vocational training support shall use the form No. 20 issued herewith.
3. Within 2 working days, from the deadline for receiving the decision on vocational training support, the employee may still receive or authorize another person to receive the decision on vocational training support in any of the following cases:
a) The employee suffers from a sickness or has maternity certified by a competent medical facility;
b) The employee meets with an accident certified by the competent police authority or the medical facility;
c) The employee suffers from conflagration, flood, earthquake, tsunami, hostility or epidemic diseases certified by the President of the People’s Committee of commune, ward or town;
4. Within 3 months from the appointment date, if the employee fails to receive the social insurance book at the employment service center, the employment service center shall transfer the social insurance book of the employee to the social security agency of province for management.
5. Every month, each vocational training facility shall make a list of employees participating vocational course with their signatures and transfer it to social security agency to settlement of budget for vocational training support and their actual learning time.
6. Procedures and method of paying vocational training support shall implement as prescribed by Vietnam Social Security.
FINANCIAL SUPPORT FOR TRAINING COURSES, REFRESHER COURSES FOR IMPROVEMENT OF OCCUPATIONAL SKILLS FOR JOB MAINTENANCE FOR EMPLOYEES
Article 13. Written request for financial support for training courses in occupational skills
A written request for financial support for training courses and refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees (hereinafter referred to as training courses in occupational skills) shall contain the following contents:
1. General information: name; address; date of incorporation; business lines or fields, representatives.
2. The business condition.
3. Quantity of employees in the entity, number of employees facing risk of reduction at the time of requesting for support (excluding employees having under-3 months’ labor contracts), number of employers request for support.
4. Causes of changes in business structure or technology.
5. Total budget for training courses in occupational skills for employees (enclosed with a detailed estimate, including expenditures on implementation of plans for training in occupation skills for employees).
6. Commitments of the organizations providing training courses in occupational skills and use employees according to the approved plan.
Article 14. Plan for training courses in occupational skills
Each plan for training courses in occupational skills shall include:
1. General information: name; address; date of incorporation; business lines or fields, representatives.
2. The list of employees participating in training courses in occupational skills and training disciplines, duration and places of each employee.
3. The training institution (affiliated to the entity or an educational association, if it is affiliated to an educational association, the training institution must attach the agreement on educational association and register the vocational training as prescribed in law on vocational training).
4. Form of training organization and expected opening and closing time course.
5. The plan for job maintenance for employees after improvement of occupational skills includes the following contents:
a) Number of employees who keep working or change positions appropriate to the plan for changes in business technology;
b) Commitment of employers to employ employees suitable for the plan. If the employee is not offered a job, the employer must refund all supportive funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills.
6. Estimated operating budget.
Article 15. The financial support amount for improvement of occupational skills prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 28/2015/ND-CP
1. If the course is provided by a vocational training facility, the specific support level shall be paid monthly according to actual learning time, tuition fees of every discipline or course as prescribed by vocational training facility provided that it does not exceed the level prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
2. If the course is provided by the employer, the specific support level shall be paid monthly according to actual learning time of every discipline or course provided that it does not exceed the level prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
3. If the period of the vocational course is not in full months, the period of shorter than 15 days shall be rounded up to ½ month and the period of 15 days and longer shall be rounded up to 1 month to determine the financial support amount.
Example 18: Enterprise N is paid financial support to provide a training course in electronics assembly for 100 employees. The training course starts on March 5, 2015 and finishes on May 15, 2015 with financial support of VND 600,000/month/employee (in which: the first month is from March 5, 2015 to April 4, 2015 and the second month is from April 5, 2015 to May 4, 2015). Accordingly, this course has a period which is not in full month from May 5, 2015 to May 15, 2015. This period of shorter than 15 days shall be rounded up to ½ month. Consequently, the period over which the enterprise N receives financial support is 2.5 month with the total support amount is: VND 600,000 x 100 employees x 2.5 months = VND 150,000,000
Article 16. Notification of changes in employees
1. Each employer shall send a notification of number of working employees until October 1, 2015 to the employment service center where its headquarters is located using the form No. 28 issued herewith within 30 days, from the above date.
With respect to entities established after October 1, 2015, it must send a notification of number of working employees to the employment service center where its headquarters is located using the form No. 28 issued herewith within 30 days from its date of incorporation.
2. Before every 3rd of a month, the employer shall send a notification of changes in working employees (if any, of the previous solar month) to the employment service center where its headquarters is located using the form No. 29 issued herewith.
3. If an employer decreases at last 50 employees, it must promptly notify the employment service center where its headquarters is located for consultancy and support.
Article 17. Periodic reports on unemployment insurance policy
1. Periodic reports of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs prescribed in Clause 3 Article 38 Decree No. 28/2015/ND-CP
Before every July 31 or January 31, each Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a report on implementation of unemployment insurance policy in the province to the Department of employment (the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs) and the People's Committee of province using the form No. 30 issued herewith.
2. Periodic reports of the employment service center prescribed in Clause 5 Article 34 of Decree No. 28/2015/ND-CP
a) Before every 3rd of a month, each employment service center shall send a report on implementation of unemployment insurance policy in the province to the Department of employment (the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs) and the People's Committee of province using the form No. 31 issued herewith;
b) Before every July 15 or January 15, each employment service center shall send a report on implementation of unemployment insurance policy in the province to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Department of employment (the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs) and the People's Committee of province using the form No. 32 issued herewith.
Article 18. Withdrawal of unemployment benefit, vocational training support and budget for training courses
1. If a legal violation is detected or the policy on unemployment insurance is implemented not in accordance with regulations of law, the agency that issued the decision on unemployment insurance receipt must issue a decision on withdrawal of improper benefit/support/funding.
2. Relevant agencies, organizations, and individuals shall implement the decision on withdrawal as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The withdrawn money prescribed in Clause 2 of this Article shall be transferred to the Unemployment insurance fund as prescribed by Vietnam Social Security.
1. Application for job consultancy and placement using the form No. 01.
2. Letter of recommendation using the form No. 02.
3. Claim for unemployment benefit using the form No. 03.
4. Note of appointment for providing results of employment service center given to claim for unemployment benefit or application for vocational training support submitted by employees using the form No. 04.
5. Decision on the unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 05.
6. Decision on suspension from the unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 06.
7. Decision on resume of unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 07.
8. Application for refusal of unemployment benefit using the form No. 08.
9. Decision on cancellation of decision on unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 09.
10. Application for change in place of receiving unemployment benefit using the form No. 10.
11. Letter of introduction issued by employment service center where the employee is receiving unemployment benefit for change in place of receiving unemployment benefit using the form No. 11.
12. Notification of cutting of unemployment benefit sent by the employment service center where the employee leaves to the social security of province using the form No. 12.
13. Notification of resuming of unemployment benefit payout sent by the employment service center where the employee arrives to the social security of province using the form No. 13.
14. Notification of failure to receive unemployment benefit of employee sent by the social security of province to the employment service center using the form No. 14.
15. Decision on reservation of payment period issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs upon the failure to receive unemployment benefit by employee using the form No. 15.
16. Monthly notification of job seeking sent by employee during the payout period using the form No. 16.
17. Request for exemption from monthly notification of job seeking using form No. 17.
18. Application for vocational training support using the form No. 18.
19. Decision on vocational training support issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 19.
20. Decision on cancellation of decision on vocational training support issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 20.
21. Certification of provision of unemployment benefit and vocational training support issued by employment service center using the form No. 21.
22. Notification of ineligibility for unemployment benefit payout and vocational training support issued by employment service center using the form No. 22.
23. Notification of cutting unemployment benefit sent by employee to employment service center using the form No. 23.
24. Decision on cutting unemployment benefit payout issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 24.
25. Transfer note of social insurance book using the form No. 25.
26. Decision on approval for plan for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees issued by the Director of Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 26.
27. Decision on training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees issued by the President of the People’s Committee of province using the form No. 27.
28. The initial notification of number of working employees using the form No. 28.
29. Notification of changes in employees sent by employer using the form No. 29.
30. Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a report on implementation of unemployment insurance in the first 6 months and in the year to the People’s Committee of the province and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 30.
31. The employment service center shall send a report on implementation of unemployment insurance in the month Service of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Department of employment (the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs) using the form No. 31.
32. The employment service center shall send a report on implementation of unemployment insurance in the first 6 months and in the year to Service of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Department of employment (the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs) using the form No. 32.
33. Each employer shall send a report on annual purchase of unemployment insurance to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs using the form No. 33.
34. The decision on withdrawal of unemployment benefit using the form No. 34.
35. The decision on withdrawal of vocational training support using the form No. 35.
36. The decision on withdrawal of financial support using the form No. 36.
1. This Circular comes into force from September 15, 2015. The policies of this Circular shall apply from January 1, 2015.
2. The following Circulars shall be annulled from the effective date of this Circular:
a) Circular No. 32/2010/TT-BLDTBXH dated October 25, 2010 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for Decree No. 127/2008/ND-CP dated December 12, 2008 of the Government on guidelines for the Law on Social insurance in terms of unemployment insurance;
b) Circular No. 04/2013/TT-BLDTBXH dated March 1, 2013 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on amendments to Circular No. 32/2010/TT-BLDTBXH dated October 25, 2010.
3. With regard to periods expressed in solar calendar in this Circular, if the last date of the period falls on a holiday or a weekly day off, it shall be changed into the succeeding working day after the holiday or the weekly day off.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
Điều 11. Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Điều 17. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp