Chương VI Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Số hiệu: | 28/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 31/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2015 |
Ngày công báo: | 04/09/2015 | Số công báo: | Từ số 969 đến số 970 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Trường hợp người lao động (NLĐ) tham gia nhiều HĐLĐ, khi HĐLĐ đầu tiên hết hiệu lực thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) thuộc đối tượng tham gia BHTN kế tiếp phải nộp hồ sơ tham gia BHTN.
- NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ NLĐ được trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà NLĐ đã ghi theo Mẫu số 01 nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
+ NLĐ được TTDVVL giới thiệu việc làm mà NLĐ đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
+ NLĐ đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của TTDVVL nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của NSDLĐ nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển.
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/09/2015 và các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 13. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
3. Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.
4. Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.
5. Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
6. Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
Điều 14. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm
Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ trụ sở; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Danh sách lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm tại đơn vị và nêu rõ ngành, nghề đào tạo; thời gian đào tạo; địa điểm đào tạo của từng người lao động.
3. Cơ sở đào tạo (ghi rõ cơ sở đào tạo thuộc đơn vị hay liên kết đào tạo, nếu liên kết đào tạo đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề).
4. Hình thức tổ chức đào tạo và dự kiến thời gian khai giảng và bế giảng của khóa học.
5. Phương án duy trì việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm các nội dung sau:
a) Số lao động được tiếp tục làm việc hoặc thay đổi vị trí việc làm phù hợp với phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất kinh doanh;
b) Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động theo đúng phương án. Nếu người lao động không được bố trí việc làm thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
Điều 15. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Ví dụ 18: Doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lắp ráp thiết bị điện tử cho 100 người lao động. Khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 05/3/2015 đến ngày 15/5/2015 với mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng/người (trong đó: Tháng thứ nhất được tính từ ngày 05/3/2015 đến ngày 04/4/2015; tháng thứ hai được tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/5/2015). Do đó, khóa đào tạo này có số ngày lẻ được tính từ ngày 05/5/2015 đến ngày 15/5/2015. Số ngày lẻ này dưới 15 ngày nên được tính là ½ tháng. Như vậy, thời gian doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là 2,5 tháng với tổng số kinh phí được hỗ trợ là: 600.000 đồng x 100 người x 2,5 tháng = 150.000.000 đồng.
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
3. Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.
4. Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.
5. Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
6. Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ trụ sở; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Danh sách lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm tại đơn vị và nêu rõ ngành, nghề đào tạo; thời gian đào tạo; địa điểm đào tạo của từng người lao động.
3. Cơ sở đào tạo (ghi rõ cơ sở đào tạo thuộc đơn vị hay liên kết đào tạo, nếu liên kết đào tạo đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề).
4. Hình thức tổ chức đào tạo và dự kiến thời gian khai giảng và bế giảng của khóa học.
5. Phương án duy trì việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm các nội dung sau:
a) Số lao động được tiếp tục làm việc hoặc thay đổi vị trí việc làm phù hợp với phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất kinh doanh;
b) Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động theo đúng phương án. Nếu người lao động không được bố trí việc làm thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Ví dụ 18: Doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lắp ráp thiết bị điện tử cho 100 người lao động. Khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 05/3/2015 đến ngày 15/5/2015 với mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng/người (trong đó: Tháng thứ nhất được tính từ ngày 05/3/2015 đến ngày 04/4/2015; tháng thứ hai được tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/5/2015). Do đó, khóa đào tạo này có số ngày lẻ được tính từ ngày 05/5/2015 đến ngày 15/5/2015. Số ngày lẻ này dưới 15 ngày nên được tính là ½ tháng. Như vậy, thời gian doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là 2,5 tháng với tổng số kinh phí được hỗ trợ là: 600.000 đồng x 100 người x 2,5 tháng = 150.000.000 đồng.
FINANCIAL SUPPORT FOR TRAINING COURSES, REFRESHER COURSES FOR IMPROVEMENT OF OCCUPATIONAL SKILLS FOR JOB MAINTENANCE FOR EMPLOYEES
Article 13. Written request for financial support for training courses in occupational skills
A written request for financial support for training courses and refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees (hereinafter referred to as training courses in occupational skills) shall contain the following contents:
1. General information: name; address; date of incorporation; business lines or fields, representatives.
2. The business condition.
3. Quantity of employees in the entity, number of employees facing risk of reduction at the time of requesting for support (excluding employees having under-3 months’ labor contracts), number of employers request for support.
4. Causes of changes in business structure or technology.
5. Total budget for training courses in occupational skills for employees (enclosed with a detailed estimate, including expenditures on implementation of plans for training in occupation skills for employees).
6. Commitments of the organizations providing training courses in occupational skills and use employees according to the approved plan.
Article 14. Plan for training courses in occupational skills
Each plan for training courses in occupational skills shall include:
1. General information: name; address; date of incorporation; business lines or fields, representatives.
2. The list of employees participating in training courses in occupational skills and training disciplines, duration and places of each employee.
3. The training institution (affiliated to the entity or an educational association, if it is affiliated to an educational association, the training institution must attach the agreement on educational association and register the vocational training as prescribed in law on vocational training).
4. Form of training organization and expected opening and closing time course.
5. The plan for job maintenance for employees after improvement of occupational skills includes the following contents:
a) Number of employees who keep working or change positions appropriate to the plan for changes in business technology;
b) Commitment of employers to employ employees suitable for the plan. If the employee is not offered a job, the employer must refund all supportive funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills.
6. Estimated operating budget.
Article 15. The financial support amount for improvement of occupational skills prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 28/2015/ND-CP
1. If the course is provided by a vocational training facility, the specific support level shall be paid monthly according to actual learning time, tuition fees of every discipline or course as prescribed by vocational training facility provided that it does not exceed the level prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
2. If the course is provided by the employer, the specific support level shall be paid monthly according to actual learning time of every discipline or course provided that it does not exceed the level prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 28/2015/ND-CP.
3. If the period of the vocational course is not in full months, the period of shorter than 15 days shall be rounded up to ½ month and the period of 15 days and longer shall be rounded up to 1 month to determine the financial support amount.
Example 18: Enterprise N is paid financial support to provide a training course in electronics assembly for 100 employees. The training course starts on March 5, 2015 and finishes on May 15, 2015 with financial support of VND 600,000/month/employee (in which: the first month is from March 5, 2015 to April 4, 2015 and the second month is from April 5, 2015 to May 4, 2015). Accordingly, this course has a period which is not in full month from May 5, 2015 to May 15, 2015. This period of shorter than 15 days shall be rounded up to ½ month. Consequently, the period over which the enterprise N receives financial support is 2.5 month with the total support amount is: VND 600,000 x 100 employees x 2.5 months = VND 150,000,000
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực