Chương IV Nghị định 28/2015/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: | 28/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2015 |
Ngày công báo: | 01/04/2015 | Số công báo: | Còn hiệu lực |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó:
- Người lao động (NLĐ) đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.
- Trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động và đang tham gia BHTN theo hợp đồng có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì:
NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2015; các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó bao gồm nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực.
Trường hợp người lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và đang thực hiện hợp đồng lao động này thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên.
Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.
1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
1. Hồ sơ theo dõi việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo quy định tại Nghị định này là sổ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm được giao khoán theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Phí tư vấn, giới thiệu việc làm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí.
1. Người lao động ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm trên cơ sở nhu cầu, khả năng của người lao động và nhu cầu của thị trường lao động.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm bố trí nhân sự và cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm.
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.Bổ sung
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
3. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
5. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu tại Khoản 3 Điều này được cộng dồn theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.
6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
1. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp.
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Ngày mà người lao động được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày người lao động nhập ngũ.
Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng lương hưu hằng tháng của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:
- Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo;
- Việc làm mà người lao động đó đã từng làm.
e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì ngày người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Ngày mà người lao động được xác định bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là ngày người lao động bị xử phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
k) Chết
Ngày xác định người lao động chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích
Ngày mà người lao động mất tích được xác định trong quyết định của tòa án.
n) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù
Ngày mà người lao động được xác định bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù là ngày bắt đầu thực hiện quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g và h Khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp), trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.
3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n Khoản 1 Điều này thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
4. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.
Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp quá thời hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng nhiều nhất không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Bổ sung
8. Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.
1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
2. Thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
a) Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Sổ bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề (sau đây được viết tắt là cơ sở dạy nghề). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.
2. Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm.
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Quyết định về việc hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với người thất nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định này khi được giải quyết hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận đã giải quyết hỗ trợ học nghề vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp 01 bản để lưu hồ sơ.
Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.
5. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định.
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động bao gồm các nội dung cơ bản sau: Ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tình hình sản xuất, kinh doanh; số lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; những khó khăn, nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh; nguy cơ phải cắt giảm số lao động; nhu cầu kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
2. Phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Văn bản xác nhận của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
1. Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động phải nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để thẩm định.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động.
Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ; 01 bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo; 01 bản đến trung tâm dịch vụ việc làm; 01 bản đến người sử dụng lao động để thực hiện và 01 bản đến cơ sở dạy nghề cho người lao động trong trường hợp việc đào tạo không do người sử dụng lao động trực tiếp thực hiện. Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện tạm ứng 50% kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người sử dụng lao động theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện việc thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế của việc thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
1. Người sử dụng lao động tổ chức đào tạo hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động theo quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động theo phương án đã được phê duyệt.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
IMPLEMENTATION ORGANIZATIONS OF UNEMPLOYMENT INSURANCE
Section 1: UNEMPLOYMENT INSURANCE PARTICIPATION AND PREMIUM PAYMENT
Article 11. unemployment insurance participation
1. Application for unemployment insurance shall be application for compulsory social insurance, including the specific content of unemployment insurance participation.
2. Employers shall make and submit application for unemployment insurance of employees to social insurance organizations within 30 days from the date labor contract or employment contract of the employees take effect.
If employees have concluded a labor contract under seasonal work or under a certain job from 03 full months to less than 12 full months before January 01, 2015 and 01 are carrying out such labor contract, employers must pay unemployment insurance for such employees in case the contract term is in at least 03 months.
If employees conclude many labor contracts as defined in Paragraph 1, Article 43 of the Law on Employment and are participating in unemployment insurance under the first effective concluded labor contract, upon termination or change of contract workers resulting ineligibility for unemployment insurance of the employees, the employees and the employers under unemployment insurance participation of the next effective concluded labor contracts shall be responsible for participation in unemployment insurance as prescribed by law.
If employees take the unpaid maternity leave or sick leave for 14 working days or more, receiving social insurance allowance, employees postpone labor contract or working contract concluded in accordance with the law; such employees are not eligible for unemployment insurance during this period.
Article 12. unemployment insurance premium payment
1. The payment time of unemployment insurance premium of employers and employees shall be the payment time of compulsory social insurance.
2. Employees who are paying unemployment insurance premium shall be employees with the month preceding the date of termination of labor contracts or working contract paid unemployment insurance and certified by social insurance organizations Preceding months shall include the following time:
a) The employees with the month preceding the date of termination of the labor contract or working contract take unpaid maternity or sick leave for 14 working days or more, receiving the allowance of social insurance;
b) The employees with the month preceding the date of termination of the labor contract or working contract temporarily suspend the concluded labor contract or working contract were under the provisions of law without receiving monthly salary at the unit.
3. Payment month of unemployment insurance premium of employees shall be included if the employers and the employees have carried put the labor contract or working contract and have paid the unemployment insurance contribution premium.
Article 13. Record of payment of unemployment insurance premium, receipt of unemployment insurance allowance
1. Records of payment of unemployment insurance premium, receipt of unemployment insurance allowance of employees under the provisions of this Decree shall be social insurance books.
2. Vietnam social insurance shall issue the form of social insurance books.
Section 2: JOB CONSULTANCY, PLACEMENT
Article 14. Job consultancy, placement
1. Employees under the provisions in Clause 1, Article 43 of the Law on Employment who are participating in unemployment insurance but their labor contracts or working contract is terminated shall be counseled and place job for free through employment service center.
2. Funding for job consultancy and placement of employment service center shall be allocated according to the number of people applying for unemployment benefits of the preceding year and made settlement as prescribed on the basis of the actual number of people applying for unemployment benefits.
3. Fee for job consultancy and placement shall comply with the legislation on fees.
Article 15: job consultancy, placement
1. Employees shall record all information in job consultancy and placement sheet in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and submit directly to the employment service center.
2. Employment service center shall consult, place jobs on the basis of demand, ability of employees and needs of the labor market.
3. Employment service center shall arrange staff and facilities to consult and place jobs.
Section 3. UNEMPLOYMENT BENEFIT
Article 16. Application for unemployment benefit
1. A written form of unemployment benefit defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. An original or certified true copy of one of the following documents certifying the termination of the labor contract or working contract:
The labor contract or working contract expired or terminated under its term;
b) The resignation decision;
c) The dismission decision;
d) Disciplinary decisions on dismissal;
dd) The written notice or agreement of termination of the labor contract or working contract.
If employees participate in unemployment insurance under the provisions of Point c, Paragraph 1 of Article 43 of the Law on Employment, the documents certifying the termination of the labor contract under seasonal work or under a certain job from full 03 months to less than 12 months shall be the original or certified true copy of such contract.
3. Social insurance books
social insurance organizations shall certify the premium payment of unemployment insurance and return the social insurance book to employees within 05 working days from receipt of the request of the employers.
Employers being agencies, units and enterprises of the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security shall, within 30 days, social insurance of the Ministry of National Defense , social insurance of the people’s public security forces shall certify the premium payment of unemployment insurance and return the social insurance book to employees from the date of receipt of the request of the employers.
Article 17. Submission of application for unemployment benefit
1. Within 03 months from the date of termination of labor contract or working contract, employees who have no jobs and need unemployment benefit shall directly submit 01 application for unemployment benefits in accordance with the provisions of Article 16 of this Decree to employment service center in the locality where employees want to receive unemployment benefits.
2. Employees are entitled to authorize another person to submit the application by post in one of the following cases:
a) Sickness, Maternity certified by a competent medical facility;
b) Accident certified by traffic policemen or competent medical facilities;
c) Fires, floods, earthquakes, tsunami, Enemy-inflictes destruction, epidemic diseases certified by the Chairman of the People's Committees at commune level.<0}
Submission date of application for unemployment benefits in the above cases shall be the date the authorized person directly submit the application or the date of the postmark in case of submission by post
3. Employment service centers shall receive, inspect the applications, record the appointment paper of reply in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and give it directly to the applicants application or sent by post to the applicants submitting the application by post; if the applications are not in accordance with the provisions of Article 16 of this Decree, employment service centers shall return to the applicants and state clearly the reason.
Article 18. Settlement of unemployment benefits
1. Employment service centers shall consider, request the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on unemployment benefits of employees within 20 working days from receipt of a satisfactory application in accordance with regulations, if the application is submitted by post, the date of receipt shall be the date stamped on the postmark.
If employees have not found jobs within 15 working days from the date of submission of application for unemployment benefits decided on unemployment benefit by the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs, the employment service centers shall certify the settlement of unemployment benefits of employees in the social insurance boos and return to the employees along with the decision of unemployment benefits after snapping the social insurance books for records.
The time of unemployment benefits of employees shall be calculated from the 16th working day from the date of submission of the application for unemployment benefits.
Decision on unemployment benefits shall be sent by employment service center as follows: 01 shall be sent to social insurance in central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial social Insurance) to pay unemployment benefits and grant health insurance cards for employees; 01shall be sent to employees who are entitled to unemployment benefits. Decision on unemployment benefits shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
If employees are not entitled to unemployment benefits, the employment service center must notify in writing and clearly state the reasons.
2. Payment of unemployment benefit
a) Social insurance organization shall pay unemployment benefit for the first month of the employees within 05 working days from receipt of the decision of unemployment benefits;
b) Social insurance organizations shall pay unemployment benefit for the employees from the second unemployment benefit month onwards within 05 working days from the 07th day of the month of unemployment benefit if they do not receive a decision of suspension or termination of unemployment benefit for the employees. If the above 07th day is a holiday, the payment deadline of unemployment benefits shall be the next working day.
3. Within 02 working days from the date of the appoinment paper of reply, if the employee does not receive the decision on the unemployment benefit, he/she shall be deemed to have no need for unemployment benefits except for cases specified in paragraph 4 of this Article. Within 07 working days from the date the employee does not receive the decision of the unemployment benefit as prescribed, the employment service center shall request the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on cancellation of the decision of unemployment benefits of the employees.
Decision on cancellation of the decision of unemployment benefits shall be sent by employment service center as follows: 01 shall be sent to social insurance at province level in order not to pay unemployment benefits for employees ; 01shall be sent to employees. Decision on cancellation of decision of unemployment benefits shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
4. Within 02 working days from the date of expiration of receipt of the decision of unemployment benefits, the employees are still entitled to receive or authorize others to receive the decision if they are in one of the following cases :
a) Sickness, Maternity certified by competent medical facility;
b) Accident certified by traffic policemen or competent medical facilities;
c) Fires, floods, earthquakes, tsunami, Enemy-inflictes destruction, epidemic diseases certified by the Chairman of the People's Committees at commune level.
5. Time for payment of unemployment insurance premium of employees in case of cancellation of decision of unemployment benefits referred to in paragraph 3 of this Article shall be accumulated under the provisions of Paragraph 1, Article 45 of the Law on Employment for the next receipt of unemployment benefit.
6. Within 03 months from the date of expiry of unemployment benefit of the employees under the decision of unemployment benefits, but the employees do not receive unemployment allowance and notify in writing to the social insurance organization where they are receiving unemployment allowance, such employees shall be determined to have no need for unemployment benefits. Time of payment of unemployment insurance premium corresponding to the unemployment allowance that the employees do not to get shall be stored as a basis of calculating the period of the next unemployment benefits when the employees are qualified for unemployment benefits as prescribed.
Within 07 working days after the above duration, the social insurance organizations must notify in writing to the employment service center where the employees are receiving unemployment benefits about their failure to receive unemployment allowance. Notification of failure to receive unemployment allowance shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Within 10 working days from receipt of the notice of the social insurance organization, employment service centers shall consider, request the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on reservation of the period of premium payment of unemployment insurance for employees.
Decision on reservation of period of payment of unemployment insurance premiums shall be sent by employment service center as follows : 01 shall be sent to the provincial Social Insurance to reserve the period of payment of unemployment insurance premium for the employees; 01shall be sent to employees. Decision on preservation of period of payment of unemployment benefit premium shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
7. Period of receipt of unemployment benefits shall be calculated based on months of payment of unemployment insurance premiums as defined in paragraph 2 of Article 50 of the Law on Employment. Employees who have paid unemployment insurance over 36 months, the months that have not settled the unemployment benefits shall be reserved as a basis of calculating the period of the next unemployment benefits when the employees are qualified for unemployment benefits as prescribed.
Article 19. Temporary suspension of unemployment benefits
1. Employees who are unemployment benefits must notify about finding employment under the provisions of Article 52 of the Law on Employment.
2. Within 02 working days from the date the employees do not notify about finding employment monthly as prescribed, employment service center where the employees are receiving unemployment benefits shall request the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on the temporary suspension of unemployment benefits of the employees.
Decision on temporary suspension of unemployment benefits shall be sent by employment service center as follows: 01 shall be sent to social insurance at province level in order to temporarily suspend the unemployment benefits for employees ; 01shall be sent to employees. Decision on temporary suspension of unemployment benefits shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
Article 20. Continuation of unemployment benefits
1. If employees temporarily suspended unemployment benefits under the provisions of Paragraph 1 of Article 53 of the Law on Employment are still in time of unemployment benefits in accordance with the decision of the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs but continue to make notification about finding jobs every month as prescribed, within 02 working days from the date the employees notify about finding employment, employment service center shall request to the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on the continuation of unemployment benefits for the employees
Decision on continuation of unemployment benefits shall be sent by employment service center as follows: 01 shall be sent to social insurance at province level in order to continue to pay unemployment benefits for employees ; 01shall be sent to employees. Decision on continuation of unemployment benefits shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
2. In the suspension period of unemployment benefits, the employees are not entitled to unemployment benefits.
Article 21. Termination of unemployment benefits
1. The cases employees who are entitled to unemployment benefits are terminated their unemployment benefits shall be defined as follows:
a) The duration of unemployment benefits is expired in accordance with the decision of unemployment benefits to employees;
b) Employees are having a job
The employees shall be determined to be employed in one of the following cases:
- Employees have concluded the labor contract or working contract for 03 full months or more. The date on which the employees are defined to have a job shall be the date their labor contract or working contract takes effect as prescribed by law;
- Entities who do not conclude the contract labor or working contract have hiring decisions. The date on which the employees are defined to have a job shall be the beginning date of job recorded in hiring decisions;
- Employees shall notify about getting a job to employee service center in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and submit directly to the employment service center. The date on which the employees are defined to have a job shall be the date stated in the notice of employment of the employees.
c) Employees fulfill military service, police duty
The date on which the employees are defined to fulfill military service, police duty shall be the date employees join the army.
d) Employees receive a monthly pension
The date on which the employees are defined shall be the first day of retirement pension stated in the decision on monthly pension of the competent authority.
dd) After 02 times the employees refuse the jobs placed by the employment service center where they are receiving unemployment benefits without a plausible reason.
Employees who are entitled to unemployment benefits refusing the job in one of the following cases shall be determined to have no plausible reason:
- Jobs matching trained occupations and qualifications of the employees;
- Jobs that the employees have worked.
e) During the period of unemployment benefits, employees do not notify monthly about finding a job to the employment service center for 03 consecutive months as prescribed ;
g) Employees go abroad to settle, to work with a term overseas under a contract
The date on which the employees are determined to settle abroad, to work with a term overseas under a contract shall be the date the employees exit as prescribed by legislation on entry and exit.
h) Employees study for a period of 12 full months or more
The date on which the employees are determined to study with duration of 12 months or more shall be the date of admission recorded in the notice of admission to domestic study. In case of abroad study, the date on which the employees are determined to study with duration of 12 months or more shall be the exit date as prescribed by legislation on entry and exit.
i) Employees are penalized for administrative violations due to violations of legislation on unemployment insurance
The date on which the employee is determined to be penalized for the above administrative violations shall be the date the employees are penalized by the decision of the competent authority.
k) Employees die
The date on which the employees are identified to be dead shall be the date of the death certificate.
l) Employees are abiding the decision on application of measures of taking to reform schools, compulsory detoxification centers
The date on which the employees are determined to abide the decision on application of measures of taking to reform school, compulsory detoxification centers shall be the starting date of administrative handling measures recorded in decisions of the competent authority.
m) Employees are declared to be missing by the court
The date on which the employees are missing shall be identified in the court's decision.
n) Employees are detained, serving the prison sentence
The date on which the employees are determined to be detained or to serve a prison sentence shall be the starting date of implementation of the decision of detention, imprisonment of the competent authority.
2. Within 03 working days from the date of termination of unemployment benefits under the provisions of the points b, c, d, g and h, Clause 1 of this Article, the employees must notify in writing the employment service center where they are receiving the unemployment benefits in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and enclose the documents relating to the termination of unemployment benefits (snapshot), in case of submission by post, it shall be the date of the postmark.
3. For employees who are entitled to unemployment benefits but terminated unemployment benefits in the cases specified at Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m and n Paragraph 1 of this Article, the employment service center jobs where the employees are entitled to unemployment benefits shall request the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on the termination of unemployment benefits to employees.
Decision on determination of unemployment benefits shall be sent by employment service center as follows: 01 shall be sent to social insurance at province level in order to terminate the unemployment benefits for employees ; 01shall be sent to employees. Decision on termination of unemployment benefits shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs
4. The employees who are entitled to unemployment benefits and terminated unemployment benefits on the dates of the month of unemployment benefits, the employees shall still receive unemployment benefits for the whole month.
5. The employees who are terminated unemployment benefits under the circumstances specified in points b, c, h, l, m and n Paragraph 1 of this Article, the period of unemployment insurance premium payment corresponding to the remaining time when the employees have not received unemployment benefits shall be reserved as a basis for calculating the time of unemployment benefits for the next unemployment benefit receipt when they are eligible for unemployment benefits under the provisions.
Reserved time shall be calculated by the total period of unemployment insurance premiums paid subtracting the time of unemployment benefits received under the principle of each month of unemployment benefit receipt corresponding to 12 months of paying unemployment insurance premium.
Article 22. Transfer of unemployment benefits
1. Employees who have received at least 01 month of unemployment allowance as prescribed and need to transfer the unemployment benefits to central-affiliated cities and provinces must request in writing to transfer the unemployment benefit in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and submit to the employment service center where they are receiving the unemployment benefits.
2. Within 03 working days from receipt of the request of the employees, the employment service centers shall provide the transfer application of unemployment benefits for the employees and submit the letter of introduction of transfer of unemployment benefits to the employment service center to which the employees transfer in the form prescribed by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs. Transfer application of unemployment benefits shall include:
a) A written form of transfer unemployment benefit of the employees;
b) A letter of introduction of transfer of unemployment benefit;
c) A snapshot of the decision on unemployment benefits;
d) A snapshot of the decision on vocational training support, decision on temporary suspension of unemployment benefits, decision on continuation of unemployment benefits (if any);
dd) A snapshot of the notice of finding monthly job (if any), and other papers in application for unemployment benefits.
3. Upon receipt of the application for transfer of unemployment benefits, the employee shall return the health insurance card to the social insurance organization which is paying the unemployment allowance to the employee.
4. Within 02 working days from the date of provision of application for transfer of unemployment benefits for the employees under the provisions of paragraph 2 of this Article, the employment service center from which the employees transfer shall submit the notice on transfer of unemployment benefit to the provincial Social Insurance to stop paying unemployment benefits in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
5. Within 10 working days from the date the employees receive the application for transfer of unemployment benefits, the employees must submit the application for transfer of unemployment benefits to the employee service centers where they transfer to except cases provided for in paragraph 6 of this Article.
From the date the employees receive the application for transfer of unemployment benefits, the employees shall exercise their rights and responsibilities while receiving unemployment benefits in accordance with the law.
6. Employees shall submit the application for transfer of unemployment benefits beyond the time limit prescribed in paragraph 5 of this Article, but within 07 working days from the date of expiration of transfer of unemployment benefits if they are in one in the following cases:
a) Sickness, Maternity certified by competent medical facility;
b) Accident certified by traffic policemen or competent medical facilities;
c) Fires, floods, earthquakes, tsunami, Enemy-inflictes destruction, epidemic diseases certified by the Chairman of the People's Committees at commune level.
7. Within 03 working days from receipt of the application for transfer of unemployment benefits submitted by the employees, the employment service centers shall submit a written request for permission for social insurance at province level to which the employees transfer to continue paying unemployment benefits and issue the health insurance cards for employees enclosed with the decision snapshot of unemployment benefits of the employees. The written request for permission of the provincial social insurance shall be in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
8. Organizations of Social Insurance to which the employees transfer and receive unemployment benefits shall make payment the unemployment allowance and issue the medical insurance for the employees as prescribed in law.
Article 23. Issuance and revocation of health insurance card
1. Issuance of health insurance card
Based on the decision of unemployment benefits, the social insurance organization shall issue the health insurance card for employees.
2. Revocation of health insurance card
If employees are entitled to unemployment benefits every month and terminated unemployment benefits, the employees shall not be entitled to health insurance and must return the health insurance card for the social insurance organization under the guidance of Vietnam Social Insurance.
Section 4: VOCATIONAL TRAINING SUPPORT
Article 24. Application for vocational training support
1. Application for vocational training support for employees receiving unemployment benefits shall include:
A written request for vocational training support in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
2. Application for vocational training support for unemployed workers who have paid unemployment insurance premiums for 09 full months, but are not eligible for unemployment benefits shall include :
a) A written request for vocational training support as specified in paragraph 1 of this Article;
b) An original or certified true copy of one of the papers prescribed in Clause 2, Article 16 of this Decree;
c) Social insurance books.
Article 25. Settlement of vocational training support
1. The employees meeting the conditions prescribed in Article 55 of the Law on Employment having a need for vocational training shall be supported 01 time to study 01 vocation at the training institution in accordance with the law on vocational training (hereinafter referred to as vocational training institutions). Methods of funding for vocational training shall be employed through vocational training institutions.
2. Employees having needs for vocational training must submit 01 set of application for vocational training support to the employment service centers.
a) Application for vocational training support as defined in Paragraph 1 of Article 24 of this Decree shall be submitted to the employment service center where the employees are entitled to unemployment benefits;
b) Application for vocational training support as defined in Paragraph 2 of Article 24 of this Decree shall be submitted to the employment service center at the locality of the employees having needs for vocational training ;
3. The employment service center shall inspect the application for vocational training support and give the appointment paper of reply to employees in the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs .
4. Within 15 working days from the date of receipt of a satisfactory application for vocational training support, the employment service center shall inspect and request the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs for decision on supporting vocational training for the employees.
Decision on vocational training support shall be sent by the employment service center as follows : 01 shall be sent to the vocational training institutions to conduct training for employees; 01 shall be sent to the employees Decision on the vocational training support in the form set by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs. If the employees are not supported for vocational training, the employment service centers must make a reply in writing and clearly state the reasons.
For unemployed persons specified in paragraph 2 of Article 24 of this Decree settled the vocational training support, the employment service center shall certify that vocational training support has been settled in social insurance books and snap 01 to store.
If the employee’s unemployment benefits have expires but he/she still continues the vocational training or prepares to participate in vocational training under the decision of the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs, they shall be supported for vocational training until the period of vocational training is expired.
5. Vocational training facility shall organize training for employees as decided by the Director of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs and shall make a list signed by the vocational trained employees and submit to social insurance organizations for make settlement the supportive budget for vocational training as prescribed.
Section 5: SUPPORT FOR TRAINING COURSES, REFRESHER COURSES FOR IMPROVEMENT OF OCCUPATIONAL SKILLS FOR JOB MAINTENANCE FOR EMPLOYEES
Article 26. Application for support
1. A written request for funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees shall include the following basic content: Lines or fields of manufacturing, business; production and trading; number of employees at the time of requesting for support; difficulties, causes of structural changes or technology of manufacturing, business; risk of reduction of the number of employees; funding needs for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for employees ; organizational commitment of training courses, refresher courses for improvement of occupational skills and use employees in accordance with the approved plans.
2. A project of change of the structure or production , business technologies approved by the competent authorities.
3. A plan for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance as specified in paragraph 4 of Article 3 of this Decree.
4. Proofs of insufficiency of funds to organize support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for employees under the provisions of paragraph 3 of Article 3 of this Decree.
5. A written confirmation of the social insurance institutions where the employers pay unemployment insurance premiums for employees under the provisions of Paragraph 1 of Article 3 of this Decree. The Minister of Labour – War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on Paragraph 1 and Paragraph 3 of this Article
Article 27. Settlement of funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees
1. Employers having needs for support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for employees must submit the application in accordance with the provisions of Article 26 of this Decree to the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs at its headquarters for verification.
2. Within 30 days of receipt of a satisfactory application of the employers under the regulations, the services of labour, war invalids and social affairs shall verify and approve the plan for training and retraining to improve occupational skills qualifications for job maintenance; take charge and cooperate with the service of finance and related units, agencies to verify the application for support for support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills as prescribed in article 3 of this decree and request the president of the people’s committee in central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the presidents of the provincial people’s committees) for consideration and decision on support funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees .
If the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs do not support funding, they must make a reply in writing and clearly state the reasons for the employers.
Decisions on support funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees shall be sent by the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs as follows : 01 shall be sent to the social insurance at province level to pay supportive budget; 01 shall be sent to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to report; 01 service centers to work; 01 shall be sent to the employers to implement and 01shall be sent to vocational training institutions for employees in case the employers do not directly train. Decisions on support funding for support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees shall comply with the form defined by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. Social insurance organization shall advance 50% of the supportive budget for support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees in accordance with the decision of the presidents of the provincial people’s committees within 05 working days from receipt of the decision of the presidents of the provincial people’s committees and make settlement as prescribed on the actual basis of implementation of the plan for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills .
Article 28. Implementation of support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees
1. Employers shall organize training or cooperate with vocational training institutions, employment service centers to organize training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for employees under the decision on support of Presidents of the provincial People’s Committees and ensure job maintenance for employees.
2. Employers shall conduct or cooperate with vocational training institutions to conduct training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees under the approved plan.
3. Services of Labour, War Invalids and Social Affairs shall monitor the implementation of support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees under the decision on support of Presidents of the provincial People’s Committees
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 6. Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động
Điều 9. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 14. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 19. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 20. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Điều 29. Quyền của người lao động
Điều 8. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp
Điều 10. Kế hoạch tài chính, quản lý, sử dụng và quyết toán
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 14. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 23. Cấp và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
Điều 24. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Điều 30. Nghĩa vụ của người lao động
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
Điều 38. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 15. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 38. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội