- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (85)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Định danh (52)
- Đường bộ (47)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Xử phạt hành chính (25)
- Hóa đơn (24)
- Xây dựng (23)
- Nghỉ phép (23)
- Bảo hiểm (22)
Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao lâu? Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?
1. Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao lâu?
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2025 là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng nếu thuộc các trường hợp được quy định.
Căn cứ Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ những không quá 06 tháng khi thuộc các trường hợp sau:
- Để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
2. Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 làm những gì?
Khi đi nghĩa vụ quân sự công dân sẽ thực hiện những công việc như sau:
- Huấn luyện quân sự: Học tập và thực hành các kỹ năng quân sự cơ bản như bắn súng, chiến thuật, di chuyển, và sinh tồn.
- Giáo dục về quốc phòng: Tìm hiểu về lịch sử quân đội, luật nghĩa vụ quân sự, và các kiến thức liên quan đến an ninh quốc gia.
- Tham gia các hoạt động diễn tập: Thực hiện các bài tập, diễn tập để rèn luyện khả năng phản ứng trong các tình huống khẩn cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ: Nếu cần thiết, tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự hoặc hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh.
- Đào tạo kỹ năng mềm: Phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm, lãnh đạo, và quản lý thời gian.
- Được trang bị kiến thức y tế: Học cách sơ cứu và chăm sóc sức khỏe cơ bản.
3. Năm 2025 đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì?
Năm 2025 công dân khi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng những quyền lợi, chính sách không chỉ cho bản thân mà còn cho thân nhân của mình. Cụ thể theo quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP đi nghĩa vụ quân sự sẽ được những quyền lợi như sau:
3.1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
(1) Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
(2) Chế độ nghỉ phép
Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:
- Nghỉ hàng năm: Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi: được phép nghỉ hàng năm, thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về), được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường;
- Thanh toán tiền thay cho nghỉ hàng năm: Trường hợp không thể giải quyết cho nghỉ phép do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn thì được thanh toán bằng tiền (mức tiền một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh);
- Nghỉ phép đặc biệt: Trường hợp đã nghỉ phép một năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về), được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường.
(3) Đãi ngộ đối với thân nhân
Theo Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp như sau:
- 3.000.000 đồng/suất/lần khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế;
- 500.000 đồng/người/lần khi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên, điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên;
- 2.000.000 đồng/thân nhân trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích;
- Miễn, giảm học phí đối với con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015.
(4) Chế độ phụ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2016/NĐ-CP:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 25 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng (Không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác);
- Hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ: hàng tháng được hưởng phụ cấp mức 0,2 so với mức lương cơ sở.
(5) Một số chế độ khác, chính sách khác:
Theo Điều 5 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ còn được đãi ngộ:
- Không mất phí chuyển tiền, bưu phẩm; bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng;
- Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành.
- Nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khoẻ, độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng và được cộng Điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành.
3.2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ
(1) Trợ cấp xuất ngũ một lần
Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, chính sách dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ gồm:
- Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội: được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ:
- Dưới 01 tháng: không được hưởng trợ cấp;
- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng: hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
- Ngoài ra, nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
- Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ;
- Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người; được tiễn đưa hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông), phụ cấp đi đường từ đơn về nơi cư trú.
(2) Một số chế độ, chính sách khác
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ còn được đãi ngộ:
- Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
- Được hỗ trợ đào tạo nghề khi xuất ngũ theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp sẽ giải quyết việc làm.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật; cơ quan BHXH địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng BHXH chịu trách nhiệm thanh toán chế độ BHXH theo quy định hiện hành.
- Trường hợp được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
- Trường hợp xuất ngũ do đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ khi về địa phương được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
4. Hết 3 tháng đầu đi nghĩa vụ quân sự thì tân binh làm gì?
Sau 3 tháng đầu huấn luyện cơ bản, nhìn chung trong giai đoạn tiếp theo, tân binh sẽ được phân công về các đơn vị cụ thể hoặc được huấn luyện chuyên sâu hơn. Thông thường sau khi hết 3 tháng đi nghĩa vụ thì các chiến sĩ sẽ thực hiện những công việc như sau:
- Phân công về các đơn vị
Các chiến sĩ sẽ được phân bổ đến các đơn vị trong quân đội như bộ binh, pháo binh, tăng thiết giáp, công binh, thông tin liên lạc, hậu cần hoặc các đơn vị đặc biệt khác. Quyết định phân bổ này dựa trên nhu cầu của quân đội, năng lực và sở trường của từng chiến sĩ, cũng như kết quả huấn luyện.
- Huấn luyện chuyên sâu
Tại các đơn vị mới, các chiến sĩ sẽ tiếp tục tham gia vào các khóa huấn luyện chuyên sâu để nâng cao kỹ năng và kiến thức phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. Ví dụ, nếu vào lực lượng công binh, họ sẽ học cách xây dựng công trình quân sự và xử lý bom mìn.
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ của đơn vị
Sau khi hoàn thành các khóa huấn luyện chuyên sâu, các chiến sĩ sẽ bắt đầu tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị, như bảo vệ biên giới, tham gia cứu hộ cứu nạn, tuần tra an ninh, hoặc diễn tập quân sự. Thời gian này, họ sẽ áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế, đồng thời tiếp tục rèn luyện và phát triển bản thân trong môi trường quân ngũ.
- Xây dựng tinh thần đồng đội và kỷ luật
Sau giai đoạn tân binh, các chiến sĩ sẽ chính thức trở thành thành viên của đơn vị, hòa nhập vào tập thể và xây dựng tình đồng đội. Đây là thời điểm quan trọng để phát triển tinh thần kỷ luật, sự đoàn kết, và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong mọi nhiệm vụ.
- Phát triển bản thân và chuẩn bị cho tương lai
Giai đoạn sau 3 tháng tân binh cũng là lúc các chiến sĩ định hướng tương lai trong quân đội. Họ có thể bắt đầu xác định tư tưởng xem sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì sẽ tiếp tục rèn luyện, phấn đấu thăng tiến trong quân ngũ, phục vụ lâu dài trong quân đội hay trở về đời sống dân sự với những kỹ năng và kinh nghiệm quý giá đã trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Đi học đại học hoãn nghĩa vụ quân sự đến bao nhiêu tuổi?
Về độ tuổi gọi nhập ngũ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
5.2. Thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ quân sự năm 2025
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ được gọi lên đường nhập ngũ vào tháng 02/2025 hoặc tháng 03/2025.
5.3. Khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?
Việc khám sức khỏe bao gồm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Đối với một số bệnh lý ví dụ như như bệnh trĩ hay giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng, và điều này có thể yêu cầu công dân cởi đồ để xác định tình trạng bệnh. Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, việc cởi đồ là cần thiết.
5.4. Năm 2025 nhập ngũ bao lâu thì được dùng điện thoại?
Hiện nay, pháp luật không đề cập đến quy định về việc sử dụng điện thoại của chiến sĩ nghĩa vụ.Vì vậy, việc sử dụng điện thoại sẽ tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng đơn vị. Thực tế, để bảo đảm tính bí mật trong quân đội, đặc biệt là trong ba tháng đầu của tân binh, một số đơn vị có thể cấm chiến sĩ sử dụng điện thoại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ quân sự hoặc chỉ cho phép sử dụng trong giới hạn nhất định. Một số đơn vị khác lại cho phép chiến sĩ dùng điện thoại trong khung giờ quy định để không ảnh hưởng đến công tác huấn luyện. Ngoài ra, các đơn vị cũng sẽ hỗ trợ binh sĩ liên lạc với gia đình và bạn bè thông qua điện thoại của đơn vị, đồng thời tạo điều kiện cho người nhà đến thăm chiến sĩ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Nghĩa vụ quân sự là gì? 07 điều quan trọng cần biết về nghĩa vụ quân sự 2025
- Trường hợp nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình?
- Người mang hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
- Học trường quân đội có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
- Năm 2025 đi nghĩa vụ quân sự có được về nhà nghỉ phép không?
- Thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2025