Người mang hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Người mang hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

1. Nghĩa vụ quân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật đã quy định cụ thể về khái niệm nghĩa vụ quân sự trong Luật Nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:

1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là gì?

2. Độ tuổi và thời hạn phục vụ nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

Đối với độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ nghĩa vụ quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể như sau:

1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Độ tuổi và thời hạn phục vụ nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?
Độ tuổi và thời hạn phục vụ nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

3. Vậy người có hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, đã quy định rõ mối quan hệ giữa Nhà Nước và công dân Việt Nam như sau:

1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.

4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong đó, theo quy định tại khoản 2 đã nêu rõ, công dân Việt Nam (là người có quốc tịch Việt Nam) có nghĩa vụ phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng đã nêu rõ, công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định pháp luật, nếu một người có hai quốc tịch mà trong đó có 1 quốc tịch là Việt Nam thì họ vẫn sẽ được coi là công dân Việt Nam và có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ quân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.

Vậy người có hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Vậy người có hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

4. Ngoài việc tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân còn được coi là hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào khác không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài việc tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Ngoài việc tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân còn được coi là hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào khác không?
Ngoài việc tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân còn được coi là hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào khác không?

Xem thêm các bài viết liên quan:

Xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2024 như thế nào? Nộp đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ở đâu?

Tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 công dân được nhận trợ cấp bao nhiêu tiền nếu phục vụ trong thời gian 24 tháng?

Đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc làm hay không ? Doanh nghiệp không nhận người đi nghĩa vụ quân sự về thì có bị phạt không?