Chương I Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 : Những quy định chung
Số hiệu: | 24/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 12/03/2009 | Số công báo: | Từ số 145 đến số 146 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật quốc tịch Việt Nam - Theo Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: kể từ ngày 01/7/2009, người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam (QTVN) theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định. Bên cạnh đó, những người khác chỉ cần có 1 trong 4 loại giấy tờ sau là có thể người có QTVN: Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ QTVN thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh QTVN của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập QTVN, Quyết định cho trở lại QTVN, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Các điều kiện được nhập QTVN bao gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập QTVN; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Ngoài ra, người xin nhập QTVN có thể được nhập QTVN mà không phải có các điều kiện nói trên nếu: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước. Hồ sơ xin nhập QTVN gồm có các giấy tờ sau: Đơn xin nhập QTVN; Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập QTVN cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập QTVN cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có).
Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
Article 1. Vietnamese nationality
Vietnamese nationality reflects the cohesive relationship between individuals and the State of the Socialist Republic of Vietnam, giving rise to rights and obligations of Vietnamese citizens toward the State and rights and responsibilities of the State of the Socialist Republic of Vietnam toward Vietnamese citizens.
Article 2. Rights to nationality
1. In the Socialist Republic of Vietnam, every individual is entitled to a nationality. Vietnamese citizens will not be deprived of their Vietnamese nationality, except for cases prescribed in Article 31 of this Law.
2. The State of the Socialist Republic of Vietnam is a unified state of all ethnic groups living in the Vietnamese territory; all members of ethnic groups are equal in their right to have Vietnamese nationality.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. “Foreign nationality” is the nationality of a country other than the Vietnamese nationality.
2. “Stateless person” is a person who has neither Vietnamese nationality nor foreign nationality.
3. “Overseas Vietnamese” are Vietnamese citizens and persons of Vietnamese origin who permanently reside in foreign countries.
4. “Persons of Vietnamese origin residing abroad” are Vietnamese people who used to have Vietnamese nationality which had been determined at the time of their birth on the consanguinity principle and their offsprings and grandchildren are permanently residing in foreign countries.
5. “Foreigners residing in Vietnam” are foreign nationals and stateless persons who permanently or temporarily reside in Vietnam.
Article 4. The nationality principle
The State of the Socialist Republic of Vietnam recognizes that Vietnamese citizens have a single nationality, Vietnamese nationality, unless it is otherwise provided for by this Law.
Article 5. Relationships between the State and citizens
1. Persons who hold Vietnamese nationality are Vietnamese citizens.
2. Vietnamese citizens have their citizen rights guaranteed by the State of the Socialist Republic of Vietnam and have to fulfill their citizen obligations toward the State and the society as prescribed by law.
3. The State of the Socialist Republic of Vietnam adopts policies to create conditions for Vietnamese citizens in foreign countries to enjoy their civic rights and fulfill their civic obligations in conformity with the circumstance of living away from the country.
4. Rights and obligations of overseas Vietnamese citizens who also hold foreign nationality comply with relevant laws.
Article 6. Protection of Vietnamese citizens living abroad
The State of the Socialist Republic of Vietnam protects lawful rights of Vietnamese citizens living abroad.
Domestic state agencies and overseas Vietnamese representative missions shall take all necessary measures in accordance with laws of host countries and international law and practice to effect such protection.
Article 7. Policies toward persons of Vietnamese origin residing abroad
1. The State of the Socialist Republic of Vietnam adopts policies to encourage and create favorable conditions for persons of Vietnamese origin residing abroad to maintain close relations with their families and homeland and contribute to the building of their homeland and country.
2. The State adopts policies to create favorable conditions for persons who have lost their Vietnamese nationality to restore Vietnamese nationality.
Article 8. Restriction of the situation of non-nationality
The State of the Socialist Republic of Vietnam creates conditions for children born in the Vietnamese territory to have a nationality and stateless persons permanently residing in Vietnam to acquire Vietnamese nationality under this Law.
Article 9. Retention of nationality upon marriage, divorce or annulment of unlawful marriage
The marriage, divorce or annulment of unlawful marriage between a Vietnamese citizen and a foreigner does not alter Vietnamese nationality of the involved parties as well as their minor children (if any).
Article 10. Retention of nationality upon change of the spouse’s nationality
That a husband or wife acquires, restores or loses his/her Vietnamese nationality does not alter the nationality of his/her spouse.
Article 11. Papers proving Vietnamese nationality
One of the following papers can prove one’s Vietnamese nationality:
1. Birth certificate; in case the birth certificate does not clearly state the Vietnamese nationality of the holder, papers proving his/her parents’ Vietnamese nationality are required.
2. People’s identity card;
3. Vietnamese passport;
4. Decision permitting the naturalization in Vietnam, decision permitting the restoration of Vietnamese nationality, decision recognizing the adoption of a foreign child, and decision permitting a foreigner to adopt a Vietnamese child.
Article 12. Settlement of matters arising from the fact that a Vietnamese citizen concurrently holds a foreign nationality
1. Matters arising from the fact that a Vietnamese citizen concurrently holds a foreign nationality shall be settled under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party; for case where no treaties are available, these matters shall be settled according to international practice.
2. Pursuant to this Law, the Government shall conclude, propose the conclusion of, or decide on the accession to, treaties to settle matters arising from the fact that a Vietnamese citizen concurrently holds a foreign nationality.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực