Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì ? Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận bất động sản không ?

Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì ? Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận bất động sản không ?

Luật Quốc tịch Việt Nam quy định pháp lý về Quốc tịch Việt Nam do Quốc hội Việt Nam thông qua theo đó người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Không ít người thắc mắc liệu di chúc có yếu tố nước ngoài là gì ? Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận bất động sản hay không ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để cũng tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì ? Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận bất động sản không ?

Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì ? Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận bất động sản không ?

1. Quy định về Quốc tịch Việt Nam

Luật Quốc tịch Việt Nam là quy định pháp lý về Quốc tịch Việt Nam do Quốc hội Việt Nam thông qua. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam thể hiện quyền và nghĩa vụ của một người với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngược lại. Quốc tịch Việt Nam về cơ bản được trao cho một người (tự động hoặc qua thủ tục pháp lý) theo quan hệ huyết thống, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Nhà nước Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (trừ một số ngoại lệ đặc biệt) nhưng cũng đồng thời không cấm công dân được mang thêm các quốc tịch khác nghĩa là công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì không mất quốc tịch Việt Nam.

Theo Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về quốc tịch như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.

Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Như vậy, việc thôi quốc tịch Việt Nam có nghĩa là công dân đó sẽ mang một quốc tịch hoặc trong trường hợp không có quốc tịch, và trong trường hợp này có thể gọi là người nước ngoài.

2. Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì?

Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì ? Không còn quốc tịch Việt Nam có được nhận bất động sản không ?

Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết đi. Theo đó, di chúc có di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Chỉ khi không thể lập bằng văn bản thì mới sử dụng hình thức di chúc miệng.

Di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc có một hoặc một số đặc điểm liên quan đến nước ngoài, gồm:

    • Người lập di chúc và người nhận thừa kế theo di chúc là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    • Địa điểm lập di chúc ở nước ngoài;…

3. Có để lại di chúc cho người nước ngoài được không?

Không chỉ người để lại di sản có thể lập di chúc ở nước ngoài mà còn có thể để lại tài sản của mình cho người ở nước ngoài hoặc có quốc tịch nước ngoài. Do quyền của người để lại di chúc được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

    • Chỉ định người thừa kế;
    • Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
    • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
    • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
    • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
    • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Do đó, việc chỉ định ai làm người thừa kế là quyền của người để lại di chúc nên hoàn toàn có thể để tài sản lại cho người nước ngoài sau khi chết.

Như vậy, nếu một công dân thôi quốc tịch Việt Nam có thể được hưởng thừa kế. Tuy nhiên cần phải xem xét tài sản thừa kế để lại đó là gì, bởi pháp luật Việt Nam quy định những loại tài sản khi được hưởng thừa kế phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

4. Điều kiện di chúc có yếu tố nước ngoài có hiệu lực

– Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc

Căn cứ khoản 1 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

– Đối với người để lại di sản mang quốc tịch Việt Nam thì phải đảm bảo điều kiện để di chúc có hiệu lực như sau:

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Hình thức di chúc không trái quy định pháp luật;

– Đối với nước nước ngoài thì phải dựa theo quy định pháp luật mà người đó mang quốc tịch.

5. Một số loại tài sản cần lưu ý trong di chúc.

* Đối với tài sản là nhà ở

Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 thì:

  • Với tài sản là nhà ở thì người nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 thì mới có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu không thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó.
  • Cụ thể, theo Điều 8 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Với người nước ngoài thì được nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
    • Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
    • Trong đó, người nước ngoài chỉ được nhận thừa kế không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư… Nếu không thuộc các trường hợp trên thì người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
  • Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn nếu có nhu cầu. Thời hạn sở hữu nhà ở phải ghi rõ trong giấy chứng nhận.

* Đối với tài sản là đất ở

Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì cũng có quyền sở hữu đất ở gắn liền với nhà ở tại Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở.

Người nhận thừa kế theo di chúc sẽ không được cấp Giấy chứng nhận nếu là:

    • Người nước ngoài;
    • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam.

Những người này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở khi nhận thừa kế nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người khác.

    • Được đứng tên bên bán trong Hợp đồng mua bán nhà;
    • Được đứng tên bên tặng cho trong Hợp đồng tặng cho đất;
    • Nếu chưa bán hoặc cho thì có thể ủy quyền về việc nhận thừa kế gửi cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Ngoài ra, người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhân có thể ủy quyền cho người khác trông nom, tạm sử dụng và thực hiện nghĩa vụ về đất đai.