- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Di chúc là gì? Quy định pháp luật hiện hành về chia thừa kế theo di chúc
Di chúc là một công cụ pháp lý quan trọng, cho phép cá nhân xác định và điều chỉnh cách thức phân chia tài sản của mình sau khi qua đời, theo ý muốn của mình. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu về quản lý tài sản trở nên cấp thiết hơn, việc hiểu rõ về di chúc và các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc chia thừa kế theo di chúc trở nên rất quan trọng. Di chúc không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên thừa kế mà còn giúp tránh các tranh chấp pháp lý, bảo vệ nguyện vọng cuối cùng của người lập di chúc. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về khái niệm di chúc, các yêu cầu pháp lý liên quan, và quy định của pháp luật hiện hành về việc chia thừa kế theo di chúc, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về quy trình và quy định liên quan đến việc lập và thực hiện di chúc trong thực tiễn.
1. Di chúc là gì ?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Về hình thức, pháp luật hiện hành tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Theo đó, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như đảm bảo thực hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết thì Bộ luật Dân sự khuyến khích lập di chúc bằng văn bản hơn so với di chúc miệng, trừ các trường hợp bất khả kháng, hạn chế năng lực hành vi của người để lại di chúc, đột tử …
Theo Điều 628 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng/ chứng thực.
Bên cạnh đó, theo Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 di chúc miệng sẽ thuộc trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Tuy nhiên, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
2. Tính hợp pháp của di chúc
2.1. Trường hợp di chúc hợp pháp
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Hiện nay theo quy định của Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc bằng văn bản có 04 loại, cụ thể:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có công chứng
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Mỗi loại di chúc trên phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể lập di chúc, về nội dung và về hình thức (có người làm chứng, công chứng, chứng thực) theo quy định thì mới có giá trị.
Tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Ngoài ra, tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động” là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do đó, vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
2.2. Trường hợp di chúc không hợp pháp hoặc không có di chúc
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm các trường hợp:
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
(1) Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
(2) Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
(3) Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
(4) Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
(5) Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
4. Thừa kế là gì?
Theo pháp luật hiện hành, từ khái niệm của di chúc, thừa kế được hiểu là sự chuyển giao tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Hiện nay, căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế sẽ được chia thành 2 hình thức chính là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người đó khi họ còn sống
- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
5. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc là gì?
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc là chia di sản thành các phần và giao cho những người thừa kế theo ý chí của người để lại di sản thể hiện trong di chúc.
Phân chia di sản theo di chúc là việc phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Việc phân chia di sản theo di chúc phải tuân theo các quy định sau:
+ Chia đều di sản cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc nhưng trường hợp nếu như di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trước khi chia di sản phải thực hiện định giá toàn bộ di sản thừa kế để xác định xem một phần di sản thừa kế khi được chia là bao nhiêu. Theo đó, mỗi người thừa kế được nhận phần di sản có giá trị bằng nhau.
+ Chia di sản theo tỷ lệ
Trường hợp người lập di chúc đã chỉ định những người thừa kế trong di chúc đồng thời xác định rõ ràng tỷ lệ nhận phần di sản của mỗi người là bao nhiêu trên tổng giá trị khối di sản trong di chúc đó thì sau khi định giá tài sản để xác định tổng giá trị của khối di sản thừa kế hiện còn vào thời điểm phân chia di sản, di sản được phân chia sẽ được chia cho người thừa kế dựa vào tỷ lệ mà họ được nhận
+ Chia di sản theo hiện vật
Cách phân chia di sản này được thực hiện trong trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc về người thừa kế di sản nào được hưởng di sản là hiện vật gì một cách cụ thể.
Di sản sẽ được chia cho từng người thừa kế như di chúc đã định sẵn, người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra phải xem xét đến trường hợp có những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không để tiến hành dành phần di sản thừa kế cho họ bằng hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật nếu như họ không được người viết di chúc cho hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc được hưởng ít hơn hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật.