- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Mã số thuế (137)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (80)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Lao động (45)
- Căn cước công dân (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Hưởng BHTN (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Người phụ thuộc (14)
- Kinh doanh (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Ly hôn (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
Người nước ngoài là gì theo quy định của pháp luật Việt Nam?
1. Khái niệm người nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
Tùy theo từng góc độ và cách nhìn nhận, đánh giá trong từng lĩnh vực mà khái niệm người nước ngoài được hiểu theo những cách riêng.
Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì khái niệm người nước ngoài được hiểu như sau:
Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cá nhân nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài.”
Luật Đầu tư năm 2020 quy định chung về nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Khoản 29 Điều 4 Luật đấu thầu 2023 quy định: “Nhà thầu nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài tham dự thầu.”
Dưới góc độ pháp lý thì khái niệm người nước ngoài được hiểu cụ thể như sau:
Tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Cũng theo luật này tại khoản 5 Điều 3 thì: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.”
Khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 lại xác định người nước ngoài dựa theo một loại giấy tờ pháp lý được gọi là giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”
Từ các quy định trên, có thể thấy đặc điểm chung để xác định người nước ngoài là dựa vào quốc tịch của họ. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Họ có thể mang một hay nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch. Tóm lại, quốc tịch là cơ sở pháp lý để xác minh một người có phải là công dân của nước sở tại.
2. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài theo pháp luật:
2.1. Chế độ đãi ngộ cho người nước ngoài
Chế độ đãi ngộ quốc gia là cơ sở để xác định năng lực pháp luật của người nước ngoài tại nước sở tại bao gồm 3 vấn đề cơ bản sau:
- Là chế độ cho phép người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong các quan hệ xã hội nhất định.
- Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác tương đương hoặc bằng với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Ví dụ: trong giao kết hợp đồng.
- Người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân nước sở tại không phải ở tất cả mọi mặt, người nước ngoài bị hạn chế ở một số quyền nhất đinh. Ví dụ: quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử, quyền cư trú, quyền hành nghề, học tập trong lĩnh vực an ninh quốc phòng…
2.2. Chế độ tối huệ quốc dành cho người nước ngoài
Chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
Chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành và sẽ dành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của quốc gia đó.
Phạm vi áp dụng chủ yếu của chế độ này nằm trong thương mại và hàng hải được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm đưa lại những điều kiện và cơ hội như nhau cho công dân pháp nhân các nước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại trên lãnh thổ nước sở tại.
2.3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài
Chế độ này là người nước ngoài được hưởng những quyền ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng.
Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.
Áp dụng đối với nhân viên ngoại giao, lãnh sự và nhân viên của các tổ chức quốc tế.
Người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Trên thực tế các chế độ đãi ngộ đặc biệt này thường được áp dụng trong các quan hệ ngoại giao – quan hệ lãnh sự.
2.4. Chế độ có đi có lại dành cho người nước ngoài
Chế độ có đi có lại thể hiện ở việc một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như trước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.
Do các quốc gia có chế độ chính trị, nền kinh tế cũng như lịch sử khác nhau, cho nên trong thực tiễn chế độ có đi có lại được thể hiện dưới hai cách: có đi có lại thực chất và có đi có lại hình thức.
- Có đi có lại thực chất: là một nước dành cho cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài một số quyền và nghĩa vụ hoặc những ưu đãi nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng như những ưu đãi thực tế mà các cá nhân và pháp nhân của nước đó đã được hưởng ở nước ngoài kia. Có đi có lại thực chất được áp dụng ở những nước có cùng chế độ kinh tế – chính trị – xã hội.
- Chế độ có đi có lại hình thức: Một nước dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài một chế độ pháp lý nhất định như chế độ đãi ngộ như công dân hoặc chế độ đãi ngộ tội huệ quốc mà ở nước kia cũng đã dành cho công dân và pháp nhân nước mình một chế độ tương ứng như thế. Được áp dụng rất hữu hiệu trong quan hệ giữa các quốc gia có chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
3. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam
Người nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Việt Nam. Họ không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người nước ngoài có công với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật Việt nam, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài Luật nhập cảnh xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam quy định:
3.1. Quyền của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam:
Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:
- Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
- Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
- Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
- Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
- Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
- Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;
- Người không quốc tịch cư trú tại ViệtNam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Như vậy, có thể thấy đối với công dân nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt nam họ sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Nước ta đề cao nhân quyền và trong hiến pháp hay các quy định của Luật khác cũng rất đề cao vấn đề này, chính vì thế nên điều đầu tiên được nhắc tới về quyền chính là được bảo vệ tính mạng danh sự cho người nước ngoài, tính mạng, sức khỏe, thân thể con người vô cùng quan trọng. Quyền sống là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền.
Ngoài ra người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt nam khi có đăng kí tạm trú phù hợp với mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt nam. Thời hạn tối đa được chứng nhận tạm trú là 12 tháng theo quy định của pháp luật.
Người nước ngoài có quyền nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân Ví dụ như người thân của là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, còn quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, người thân của bà cần đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài đại sứ quán Việt Nam tại nơi mà người thân của bà đang định cư và để xin cấp hộ chiếu Việt Nam. Sau đó, người thân của bà có thể sử dụng hộ hiếu để nhập cảnh Việt Nam. Sau khi về nước, người thân của bà đến Công an Quận, huyện là nơi sẽ xin đăng ký thường trú để được giải quyết theo quy định.
3.2. Nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam:
Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;
- Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
Ngoài những quy định về quyền chúng tôi đưa ra như trên thì người nước ngoài có một số nghĩa vụ cụ thể do pháp luật quy định, như sống trên lãnh thổ việt Nam cần tuân thủ pháp luật Việt nam có nghĩa là cần thực hiện đúng và theo các quy định của pháp luật, bên cạnh đó cung có nghĩa vụ như tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam bởi đất nước ta rất giàu truyền thống văn hóa đó là những giá trị tốt đẹp cần lưu giữu nên người nước ngoài khi sang Việt nam sinh sống và làm việc phải có nghĩa vụ tôn trọng.
Nhập cảnh vào Việt nam và đi tại trên lãnh thổ Việt Nam phải có giấy tờ chứng minh được là người đó nhập cảnh hợp pháp để tránh những trường hợp cơ quan có thẩm quyền không quản lý hết được những trường hợp nhập cảnh và đương nhiên nếu kiểm tra mà người nước ngoài không có giấy tờ chứng minh hay nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thủ tục thường trú như thế nào?
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an.
Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú:
Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.
4.2. Thời gian trả kết quả:
Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
4.3. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
4.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4.5. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân.
4.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
4.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ thường trú.
4.9. Lệ phí (nếu có):
100 USD/thẻ.
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
Đơn xin thường trú.
4.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đảm bảo đúng các trường hợp và điều kiện cho thường trú theo quy định tại Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; cụ thể là:
- Các trường hợp được xét cho thường trú:
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
- Điều kiện xét cho thường trú:
1. Người nước ngoài quy định tại các trường hợp nêu trên được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Người nước ngoài có được phép kinh doanh bất động sản tại Việt Nam không
Người nước ngoài có được nhận trợ cấp thôi việc như người việt?
Có được lấy họ của cha là người nước ngoài để đăng ký khai sinh cho con ở Việt Nam không?