Chương V Nghị định 61/2015/NĐ-CP: Quỹ quốc gia về việc làm
Số hiệu: | 61/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 22/07/2015 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 09/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo đó:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.
Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
- Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng (Thời hạn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận).
- Lãi suất vay vốn bằng với lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Nghị định 61/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
1. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
2. Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn và giao chỉ tiêu thực hiện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
3. Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Bảo đảm đúng đối tượng, vì mục tiêu hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Bảo toàn vốn.
3. Thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch.
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.
1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Đối với mức vay trên 50 triệu đồng từ Quỹ, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
1. Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có).
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có);
- Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều này.
1. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
2. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
a) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn, đối tượng vay có thể thỏa thuận trả vốn vay trước hạn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện vốn vay được sử dụng không đúng mục đích, không bảo đảm chỉ tiêu tạo việc làm theo dự án vay vốn trong thời gian vay vốn thì báo cáo với cơ quan phê duyệt hồ sơ vay vốn ra quyết định thu hồi vốn vay trước thời hạn.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn vay đã thu hồi để cho vay, hạn chế vốn tồn đọng.
3. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn vay giữa các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm chuyển nguồn vốn vay theo quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bổ sung
1. Tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
a) Trích lập Quỹ dự phòng;
b) Chi kinh phí quản lý cho vay, thu hồi vốn vay, kiểm tra, giám sát;
c) Bổ sung vốn cho Quỹ.
2. Các cơ quan phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình thẩm định, giải ngân và thu hồi vốn vay được hưởng phí do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả từ lãi vốn vay.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng lãi vốn vay theo quy định tại Điều này.
Xử lý nợ rủi ro vốn vay thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình xây dựng kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hằng năm, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm cho các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình và Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện.
1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước về nguồn vốn bổ sung vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển vốn về Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương để thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thì được cấp bù chênh lệch lãi suất.
1. Bảo đảm đúng đối tượng.
2. Bảo toàn vốn.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch.
Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối với mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Thời hạn vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Lãi suất vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Người lao động có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi cư trú.
a) Giấy đề nghị vay vốn theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
b) Bản sao giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
c) Bản sao hợp đồng ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;
đ) Các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông báo cho người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi cả gốc và lãi của vốn vay khi đến hạn; người lao động có thể thỏa thuận về việc trả vốn vay trước hạn.
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương của người lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp, người lao động và Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận về việc doanh nghiệp chuyển tiền lương của người lao động để trả vốn vay.
Xử lý nợ rủi ro vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hằng năm, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo kế hoạch vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện.
1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước về nguồn vốn bổ sung vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển vốn về Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương để tổ chức thực hiện.
2. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất.
Section 1. MANAGEMENT AND USE OF NATIONAL EMPLOYMENT FUND
Article 20. Use of National Employment Fund
National Employment Fund (hereinafter referred to as Fund) shall be used in the following operations:
1. Granting concessional loans to small and medium-sized enterprises, cooperatives, artels, business households and employees for job creation, maintenance and extension.
2. Granting concessional loans to guest workers.
Article 21. Management of National Employment Fund
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform the role of regulatory agency in monitoring of the Fund; cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in allocation of sources of funds and employment targets to People's Committees of provinces and central agencies of Vietnam Women's Union, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Farmers' Union, Vietnam General Confederation of Labour, Vietnam Veterans Association, Vietnam Union of Cooperatives, and Vietnam Blind Association (hereinafter referred to as organizations in charge).
2. The People’s Committees of the provinces and central agencies of organizations in charge shall manage and use the fund sources of the Fund as prescribed in this Decree.
3. VBSP shall manage the Fund and grant loans as prescribed in this Decree. The VBSP shall send reports on results of implementation to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Section 2. GRANTING CONCESSIONAL LOANS TO SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES, COOPERATIVES, ARTELS, BUSINESS HOUSEHOLDS AND EMPLOYEES
Article 22. Rules for granting loans
1. Eligible borrowers for the purposes of support for job creation, maintenance and extension.
2. Fund preservation.
3. Simple and transparent procedures.
1. The entities eligible for loans (hereinafter referred to as borrowers) shall be prescribed in Clause 1 Article 12 of the Law on employment.
2. Small and medium-sized enterprises, cooperatives, artels or business households (hereinafter referred to as business entities) that employ many disabled people or ethnics as prescribed in Point a Clause 2 Article 12 of the Law on employment, in particular:
a) The business entity employing many disabled employees means that the number of disabled employees accounts for at least 30% of the total number of employees;
b) The business entity employing many ethnic employees means that the number of ethnic employees accounts for at least 30% of the total number of employees;
c) The business entity employing many disabled and ethnic employees means that the number of disabled and ethnic employees accounts for at least 30% of the total number of employees.
1. Regarding business entities, the maximum loan granted to 1 project is up to VND 1 billion and does not exceed VND 50 million for 1 employee having job.
2. Regarding employees, the maximum loan is VND 50 million.
The loan term does not exceed 60 months. The specific loan term shall be agreed between the VBSP and the borrower according to the fund sources, business cycle and solvency of the borrower.
1. With regard to those prescribed in Clause 1 Article 12 of the Law on employment, the loan interest shall equal (=) the loan interest applicable to poor households in each period as prescribed by the Prime Minister.
2. With regard to those prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on employment, the loan interest shall equal (=) 50% of the interest prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The overdue interest shall equal (=) 130% of the loan interest prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Regarding the loans of VND 50 million or greater from the Fund, the business entity must put up their property as collateral as prescribed by law.
Article 28. Application for loans
1. Each borrower shall submit an application for loans to a branch/transaction office of VBSP (hereinafter referred to as the local VBSP) where the project is executed.
2. Application for loans:
a) An application submitted by an employee consists of:
- An application form for loans certified by the People’s Committee of commune where the borrower has legal residence;
- A copy of the certification of priority entity prescribed in Point b Clause 2 Article 12 of the Law on employment (if any).
b) An application submitted by a business entity consists of:
- A loan proposal certified by the People’s Committee of the commune where the project is executed;
- A copy of any in the following documents: certificate of enterprise registration, certificate of cooperatives registration, cooperation contract, or certificate of business household registration;
- A copy of the certification of priority entity prescribed in Point a Clause 2 Article 12 of the Law on employment (if any);
- Other documents related to collateral (if any).
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on Clause 2 of this Article.
Article 29. Assessment and approval for application for loans
1. With respect to a project for which the fund source is managed by the People's Committee of province:
a) Within 10 working days, from the date on which the application for loans is received, the local VBSP shall assess and submit it to the President of People’s Committee of district where the project is executed for approval;
b) Within 05 working days, from the date on which the application for loans is received, the President of People’s Committee of district where the project is executed shall consider approving. If the application is rejected, they must provide explanation in writing for the local VBSP.
2. With respect to a project for which the fund source is managed by an organization in charge:
a) Within 10 working days, from the date on which the application for loans is received, the local VBSP shall assess and submit it to the Head of provincial agency of the organizations in charge for approval;
b) Within 05 working days, from the date on which the application for loans is received, the Head of provincial agency of the organizations in charge shall consider approving. If the application is rejected, they must provide explanation in writing for the local VBSP.
Article 30. Recovery and use of loans
1. Each local VBSP and relevant agencies shall recover principal and interest of the due loans, the borrower may agree with the bank about the repayment of loan before its maturity date. During the loan period, if any loan amount is used improperly or the employment targets are not achieved according to the loan proposal, the VBSP, Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, Committee division of Labor, War Invalids and Social Affairs, or the organization in charge shall request the agency approving the application for loan to recover the loan before the maturity date.
2. The VBSP shall use the recovered loans to re-grant loans in order to avoid idle capital.
3. In exceptional circumstances that require adjustment to the fund sources between the local governments, the organizations in charge or VBSP shall report the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration. The VBSP shall transfer the fund sources as decided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 31. Use of loan interests
1. The loan interests shall be used as follows:
a) Build up a reserve fund;
b) Cover expenditures on lending, recovery of loans, inspection and supervision;
c) Build up the Fund.
2. Loan interests shall be used to pay agencies cooperating with VBSP in assessment, disbursement, and recovery of loans.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on use of loan interests as prescribed in this Article.
Article 32. Settlement of risk loans
Settlement of risk loans shall comply with regulations on settlement of risk debts at banks for social policies prescribed by the Government.
Article 33. Formulation and approval for plans for loans and employment targets
1. Every year, each People's Committee of province and each central agency of organizations in charge shall formulate a plan for loans and employment targets and send it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send the final plan to the Prime Minister for decision.
2. Every year, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the approved plan for loans and employment targets for local governments, organizations in charge and banks for social policies.
1. According to cost estimates of government budget in terms of the fund source additionally financed for support for job creation, maintenance and extension, the Ministry of Finance shall finance to the VBSP. The VBSP shall transfer the fund to local VBSP to implement the approved plan.
2. If the VSBP mobilizes fund source to grant loans for job creation, maintenance and extension, it shall be covered interest difference.
Section 3. GRANTING CONCESSIONAL LOANS TO GUEST WORKERS
Article 35. Rules for granting loans
1. Eligible borrowers.
2. Fund preservation.
3. Simple and transparent procedures.
The maximum loan equals (=) 100% of expenses for overseas working according to the contract concluded between the worker and the service provider.
Regarding the loans of VND 50 million or greater, the business entity must put up their property as collateral to apply for concessional loans for guest worker program.
The loan term shall not exceed the guest worker’s working time written on the contract concluded between the worker and the service provider.
1. The loan interest for the guest workers shall equal (=) the loan interest applicable to poor households in each period as prescribed by the Prime Minister.
2. The overdue interest shall equal (=) 130% of the loan interest prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 40. Application for loans
1. Each guest worker wishing to request concessional loans shall submit an application for loans to the local VSBP in their residence.
2. An application for loans shall include:
a) An application for loans as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs which certifies the legal residence of the worker by the People’s Committee of the commune;
b) A copy of the certification of priority entities prescribed in Clause 2 Article 11 of this Decree;
c) A copy of the contract concluded between the worker and the service provider;
d) A copy of unexpired passport of the worker;
dd) Other documents related to collateral (if any).
Article 41. Assessment and approval for application for loans
Within 10 working days, from the date on which the application for loans is received, the local VSBP shall carry out the assessment and approval. If the application is rejected, they must provide explanation in writing for the worker.
1. The VBSP shall recover principal and interest of the due loans, the borrower may agree with the bank about the repayment of loan before its maturity date.
2. Regarding service provider holding salaries of the guest workers, the service provider, the workers and the VSBP may agree to use the workers’ salaries to repay the loans.
Article 43. Use of loan interests
1. The loan interests shall be used as follows:
a) Appropriate a reserve fund;
b) Provide for expenditures on lending and recovery of loans;
c) Add capital for the Fund.
2. The Ministry of Finance shall provide guidance on use of loan interests as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 44. Settlement of risk debts
Settlement of risk loans applicable to guest workers shall comply with regulations on settlement of risk debts at the VSBP prescribed by the Government.
Article 45. Formulation and approval for plans for loans
1. Every year, each People's Committee of province shall formulate a plan for concessional loans applicable to guest workers and send it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send the final plan to the Prime Minister for decision.
2. Every year, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the approved plan for loans for the guest workers and the VSBP.
1. According to cost estimates of government budget in terms of the fund source additionally financed for concessional loans applicable to guest workers, the Ministry of Finance shall finance to the banks for social policies. The VBSP shall transfer the fund to local VBSP to implement the approved plan.
2. If the VSBP mobilizes fund source to grant concessional loans for guest workers, it shall be covered interest difference.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 21. Quản lý Quỹ quốc gia về việc làm
Điều 27. Điều kiện bảo đảm tiền vay
Điều 30. Thu hồi và sử dụng vốn vay
Điều 33. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm
Điều 34. Tổ chức chuyển vốn vay
Điều 35. Nguyên tắc cho vay vốn
Điều 37. Điều kiện bảo đảm tiền vay
Điều 41. Thẩm định, phê duyệt vốn vay
Điều 44. Xử lý nợ rủi ro vốn vay
Điều 45. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay