Luật Giáo dục 2005 số 38/2005/QH11
Số hiệu: | 38/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả.
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.
2. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.
1. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;
2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;
3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
1. Giáo dục phổ thông bao gồm:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.
2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
1. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình trung cấp chuyên nghiệp, quy định chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của trường mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học và các kỹ năng nghề, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chương trình dạy nghề của cơ sở mình.
2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp.
Giáo trình giáo dục nghề nghiệp do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trường trung cấp chuyên nghiệp;
b) Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).
2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.
1. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì được Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
2. Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
3. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề. Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
Giáo dục đại học bao gồm:
1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;
3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;
4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.
1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
1. Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới.
Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.
Đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình.
Đào tạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên môn; có đủ năng lực tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn.
2. Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Phương pháp đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
1. Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình, luận văn, luận án đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
2. Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo.
Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập; bảo đảm có đủ giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học.
1. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;
b) Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đủ số lượng, có khả năng xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo và tổ chức hội đồng đánh giá luận án;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ;
c) Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học; đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trong các chương trình khoa học cấp nhà nước; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học.
3. Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do Chính phủ quy định.
1. Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường cao đẳng hoặc trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng.
2. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học.
Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư; của ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư; của ngành y, dược là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, bằng cử nhân; của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.
3. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận văn và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ.
4. Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học cấp bằng tiến sĩ.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học trong nước quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định văn bằng tốt nghiệp tương đương trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của một số ngành chuyên môn đặc biệt.
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
1. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:
a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học có hướng dẫn.
3. Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung giáo dục của chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại các điều 29, 35 và 41 của Luật này.
4. Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục thường xuyên.
1. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;
b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
2. Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện các chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này.
4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học.
1. Học viên học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Trừ trường hợp học viên học hết chương trình trung học cơ sở quy định tại khoản này, học viên theo học chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp:
a) Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở cấp học và trình độ tương ứng;
b) Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập trong chương trình và được cơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục thường xuyên được quy định như thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục quy định tại các điều 31, 37 và 43 của Luật này.
2. Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 45 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên.
Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên.
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường được quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này.
1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định cụ thể về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Điều kiện thành lập nhà trường bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục;
b) Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Luật này, căn cứ nhu cầu phát triển giáo dục, ra quyết định thành lập đối với trường công lập hoặc quyết định cho phép thành lập đối với trường dân lập, trường tư thục.
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng, trường dự bị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳng nghề;
đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học.
2. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường ở các cấp học khác.
1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường.
2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Tài chính và tài sản của nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;
b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.
Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 58 của Luật này, đồng thời có các nhiệm vụ sau đây:
a) Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
b) Thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:
a) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;
c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây:
1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;
2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;
3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;
5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho trường chuyên, trường năng khiếu.
1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.
1. Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
3. Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, trường tư thục, trường công lập cấp có giá trị pháp lý như nhau.
4. Trường dân lập, trường tư thục chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ.
1. Trường dân lập, trường tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán.
2. Thu nhập của trường dân lập, trường tư thục được dùng để chi cho các hoạt động cần thiết của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường. Thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.
3. Trường dân lập, trường tư thục thực hiện chế độ công khai tài chính và có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính hằng năm cho cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính có thẩm quyền ở địa phương.
Tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở; tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn. Tài sản, tài chính của trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đối với trường tư thục được thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường.
Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 89 của Luật này.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục.
1. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng;
c) Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
2. Viện nghiên cứu khoa học, khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ có trách nhiệm ký hợp đồng với trường đại học để tổ chức đào tạo.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc phối hợp đào tạo của cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.
Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.
1. Cơ sở giáo dục được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật này.
3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
1. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo.
3. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng thuận lợi đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng này an tâm công tác; tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học.
1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:
a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
2. Những quy định trong các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 và 92 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:
a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
Người học có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Người học có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;
2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;
3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;
4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;
5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;
7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
1. Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian chờ phân công công tác và mức bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này.
Người học không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.
1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật.
2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.
3. Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này.
Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu của địa phương, có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp, cử người đi học cử tuyển theo đúng chỉ tiêu được duyệt và tiêu chuẩn quy định, phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp.
3. Người được cử đi học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác.
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.
1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:
1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ;
2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường;
3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.
2. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục.
2. Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và các chi phí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với cơ sở giáo dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lý, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được xem xét để miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.
2. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề để quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc trung ương.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường hoặc cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định.
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.
1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;
e) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:
a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.
Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ.
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;
b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục;
d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;
đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;
g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;
i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.
2. Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
2. Luật này thay thế Luật giáo dục năm 1998.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
Law No: 38/2005/QH11 |
|
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented following the Resolution No. 51/2001/QH10 of 25/12/2001 of the National Assembly Tenth Legislature, Tenth Session; This Law provides regulations on Education.
Article 1. Scope of regulations
The Education Law regulates the national educational system; schools, other educational institutions of the national educational system; of state agencies; of political organisations; socio-political organisations; of people's armed forces; organisations and individuals taking parts in educational activities.
The goals of educational are to educate the Vietnamese into comprehensively developed persons who possess ethics, knowledge, physical health, aesthetic sense and profession, loyal to the ideology of national independence and socialism; to shape and cultivate one's dignity, civil qualifications and competence, satisfying the demands of the construction and defense of the Fatherland.
Article 3. Characteristics and principles of education
1. The Vietnamese education is a socialist education with popular, national, scientific, and modern characteristics, based on Marxism-Leninism and Ho Chi Minh's Thoughts.
2. Educational activities must be conducted on the principles of learning coupled with practice, education linked to production, theories connected to practicability, and education at school combined with education in the family and in the society.
Article 4. National educational system
1. The national educational system consists of formal education and continuing education.
2. Educational levels and training qualifications of the national educational system include:
a) Early childhood education with crÌches and kindergartens;
b) General education with primary education, lower secondary education, and upper secondary education;
c) Professional education with professional secondary education and vocational training;
d) Undergraduate and postgraduate education (hereinafter referred to as higher education) with college, undergraduate, master and doctoral degrees.
Article 5. Requirements on contents and methods of education
1. Contents of education must ensure the basic, comprehensive, practical, modern, and systematic characters; with importance attached to ideological and civic conscious education; preserving and developing the good traditions and the national cultural identity, absorbing the essence of the mankind culture; and conforming to the psycho-physiology development of various age groups of learners.
2. Methods of education must bring into full play the activeness, the consciousness, the self-motivation, and the creative thinking of learners; foster the self-study ability, the practical ability, the learning eagerness and the will to advance forward.
Article 6. Educational programme
1. Educational programme shall reflect the goals of education; set the standards for knowledge, skills, scope and structure of educational contents, for methods and forms of organising educational activities, for evaluation methods of educational outcomes for each subject of every grade and level or educational qualifications.
2. Educational programme must ensure the modernity, stability, consistency, and inheritability among different levels and different educational qualifications, facilitating the streaming and transferability among educational qualifications, specialisations and forms of the national educational system.
3. Requirements on knowledge and skill contents defined in the educational programme must be concretised in textbooks used for general education, in syllabi and teaching materials used for professional education, higher education, and continuing education. Textbooks, syllabi and teaching materials must meet the requirements on educational methods.
4. Educational programme shall be implemented based on school year for early childhood education and general education, and based either on school year or on credit accumulation for professional education and higher education.
Study results of subjects or credits accumulated by learners after pursuing their studies in an educational programme are considered for transferable values for respective subjects or credits of other educational programmes when learners change their educational specialisations, forms of studies, or follow higher educational levels or qualifications.
The Minister of Education and Training shall stipulate the realisation of educational programme in the form of credit accumulation, the recognition for considering the transferable values of study results of subjects or credits.
Article 7. Languages used in schools and other educational institutions; teaching and learning of spoken and written languages of ethnic minorities; teaching of foreign languages
1. Vietnamese is the official language to be used in schools and other educational institutions. Based on the goals of educational and specific needs on the educational contents, the Prime Minister shall stipulate the teaching and learning via foreign languages in schools and other educational institutions.
2. The State shall enable ethnic minority people to learn their spoken and written languages in order to preserve and develop their ethnic cultural identity, helping pupils from ethnic minorities easily absorb knowledge when they study in schools and other educational institutions. The teaching and learning of these languages shall be conducted in accordance with the Government regulations.
3. Foreign languages defined in educational programme are the languages used commonly in international communication. The teaching of foreign languages in schools and other educational institutions should guarantee learners with continuing and effective learning process.
Article 8. Degrees/diplomas and certificates
1. Degrees/diplomas of the national educational system are conferred to learners upon successful completion of the level or degree of education as stipulated by this Law.
Degrees/diplomas of the national educational system consist of the following: lower secondary diploma, upper secondary diploma, professional secondary education diploma, college diploma, university degree, master degree and doctoral degree.
2. Certificates of the national educational system are granted to learners to acknowledge their learning results upon successful completion of courses for knowledge or professional upgrading.
Article 9. Educational development
Educational development is the first national priority with a view to improving people's knowledge, training manpower, and fostering talents.
Educational development must be linked with the requirements of socio-economic development, to the scientific-technological advances, and to the consolidation of national defence and security; must implement standardisation, modernisation, and socialisation; must ensure the balance in terms of qualifications, professional and regional structure; must expand scale on the basis of quality and efficiency assurance; and must link education with employment.
Article 10. Rights and obligations to learn of citizens
Learning is the right and obligation of every citizen.
Every citizen, regardless of ethnic origins, religions, beliefs, gender, family background, social status or economic conditions, has equal rights of access to learning opportunities.
The State shall undertake social equity in education and enable everyone to get access to education. The State and the community shall help the poor have access to education, enabling gifted people to develop their talents.
The State shall give priority in enabling children of ethnic minorities, children of families in areas with special socio-economic difficulties, targeted groups of socially prioritised policies, disabled and handicapped persons and beneficiaries of other social policies to realise their learning rights and obligations.
Article 11. Universalisation of education
1. Primary education and lower secondary education are universal education levels. The State shall make decisions on plans of universal education; shall assure conditions to implement the universalisation of education throughout the country.
2. All citizens within the defined age group shall have the obligation to learn in order
to obtain the level of universalised education.
3. Families shall have the responsibilities of facilitating or their members in the defined age group to pursue learning in order to obtain the level of universalised education.
Article 12. Socialisation of the cause of education
To develop education and to build a learning society are the responsibilities of the
State and of the whole population.
The State shall play the dominant role in developing the cause of education; carry out the diversification of schooling types and modes of education; encourage, promote and facilitate organisations and individuals to take part in the development of the cause of education.
It is the responsibility of all organisations, families and citizens to take care of education, to cooperate with schools in realising the goals of education, and to build a sound and safe educational environment.
Article 13. Investment for education
Investment for education is an investment for development.
The State shall give priority to the investment for education, encourage and protect the legal rights and benefits of Vietnamese organisations and individuals, overseas Vietnamese, foreign organisations and individuals to invest in education.
The State budget must hold the key role in the total resources invested in education.
Article 14. State management of education
The State shall carry out the unified management of the national educational system in terms of goals, programmes, contents, educational plans, teachers' standards, examination regulations and system of degrees/diplomas; focus on the management of educational quality, exercise decentralisation on educational management; strengthen the autonomy and accountabilities of educational institutions.
Article 15. Roles and responsibilities of teachers
Teachers play the decisive role in ensuring the quality of education.
Teachers must study and improve themselves continuously to set examples for learners.
The State shall organise education and training for teachers, issuing policies on employment and rewards, ensuring necessary material and spiritual conditions for teachers to fulfil their roles and responsibilities, preserving and developing the tradition of respecting teachers and honouring the teaching profession.
Article 16. Roles and responsibilities of educational management staff
Educational management staff play an important role in organising, managing and directing educational activities.
Educational management staff must study and improve themselves continuously
in terms of moral standards, qualifications, management competence and personal responsibility.
The State shall have plan to build and improve the quality of educational management staff in order to promote roles and responsibilities of educational management staff, ensuring the development of the cause of education.
Article 17. Educational quality accreditation
Educational quality accreditation is the major measure to define the level of achieving educational objectives, programmes, and contents for schools and other educational institutions.
Educational quality accreditation is conducted regularly throughout the country and for every educational institution. Results of the educational quality accreditation are publicly announced for the information and monitoring purposes of the whole society.
The Minister of Educational and Training shall be responsible for directing the implementation of educational quality accreditation.
Article 18. Scientific research
1. The State shall facilitate schools and other educational institutions in organising scientific-technological research, application, and dissemination; in combining education with research and production so as to improve educational quality, gradually implementing the role of a cultural, scientific and technological centre for the locality or the whole country.
2. Schools and other educational institutions shall cooperate with scientific research organisations, production-trade-service units to carry out education, scientific research and technology transfer for socio-economic development.
3. The State shall elaborate priority policy for the development of research, application and dissemination of educational sciences. Guidelines and policies concerning education must be formulated based on the results of scientific research, appropriate to the Vietnamese reality.
Article 19. No religious propagating in schools and other educational institutions
Neither religious propagating nor religious rituals are to be conducted in schools and other educational institutions of the national educational system, of the State agencies, of political organisations, of socio-political organisations and of the people's armed forces.
Article 20. Prohibition of making corrupt use of educational activities
It is prohibited to make corrupt use of educational activities to distort State guidelines, policies, legislation; to oppose the Socialist Republic of Vietnam, to separate the block of great national solidarity, to incite violence, to propagate invasion war, to arose the good traditions and customs, to publicise superstitious beliefs and bad customs, or to attract learners into social evils.
It is prohibited to make corrupt use of educational activities for self-interest purposes.
THE NATIONAL EDUCATIONAL SYSTEM
Section 1. EARLY CHILDHOOD EDUCATION
Article 21. Early childhood education
Early childhood education carries out the nurturing, caring, and educating children from three months to six years of age.
Article 22. Objectives of early childhood education
The objectives of early childhood education are to help children develop physically, emotionally, intellectually and aesthetically, in order to shape the initial elements of personality as well as to prepare children for the first grade.
Article 23. Requirements on contents and methods of early childhood education
1. The contents of early childhood education must be suited to the psycho- physiological development of children, balanced between nurturing, caring and educating, with a view to helping children develop a harmonious, healthy, and active body; know how to respect, love and regard grand-parents, parents, teachers, and elderly persons; be attached to brothers, sisters, and friends; be frank, forthright, natural, aesthetically sensitive and intellectually inquisitive.
2. The main method in early childhood education is to help children develop comprehensively through organising play activities while giving special attention to example posing, encouraging and promoting.
Article 24. Educational programme of early childhood education
1. Programme of early childhood education shall reflect the objectives of early childhood education; concretising requirements on nurturing, caring, and educating children at different age groups; regulating the organisation of activities in order to facilitate children to develop physically, emotionally, intellectually and aesthetically; providing guidelines to evaluate the development of children at early childhood age.
2. The Minister of Education and Training, based on the appraisals made by the National Review Council for Appraising Curricula of Early Childhood Education, shall make decisions on the issuance of programme for early childhood education.
Article 25. Institutions of early childhood education
Institutions of early childhood education include:
1. Crèches for children from 3 months to 3 years of age;
2. Kindergarten schools and classes for children from 3 years to 6 years of age;
3. Young sprout schools are those that combine crèches and kindergartens, for children from 3 months to 6 years of age.
1. General education consists of:
a. Primary education is conducted in five years of schooling, from the first to the fifth grade. The age of commencement to the first class is six;
b. Lower secondary education is conducted in four years of schooling, from the sixth to the ninth grade. Pupils entering the sixth grade must complete the primary educational programme, at the age of eleven;
c. Upper secondary education is conducted in three years of schooling, from the tenth to the twelfth grade. Pupils entering the tenth grade must have a Lower Secondary Education Diploma, at the age of fifteen.
2. The Minister of Education and Training shall make provisions on cases where schooling could be commenced at lower ages for pupils with early intellectual development, at ages higher for pupils living at disadvantaged socio-economic regions, pupils belonging to ethnic minorities, disabled and handicapped pupils, pupils with physical and intellectual disadvantage, orphan pupils, pupils of poor households according to the State regulations, pupils returning from overseas; pupils leaping grades; pupils repeating classes; on Vietnamese studies for children of ethnic minorities before entering the first grade.
Article 27. Objectives of general education
1. The objectives of general education are to help pupils develop comprehensively by acquiring morals, knowledge, physical health, aesthetic values and other basic skills, develop personal ability, flexibility and creativeness, with a view to forming the socialist Vietnamese personality, to building the civic conduct and duty, to preparing them for further studies or entering the work force, participating in the building and defending of the Fatherland.
2. Primary education aims to help the pupils form initial foundations for a correct and long-lasting moral, intellectual, physical and aesthetic developments, along with the development of basic skills for them to enter lower secondary education.
3. Lower secondary education is directed towards the pupils' consolidation and development of the outcomes of primary education, provision of a general and basic knowledge along with initial understanding on techniques and career orientation to enter upper secondary education, professional secondary education, vocational training or the workforce.
4. Upper secondary education is directed towards the pupils' consolidation and development of the outcomes of lower secondary education, completion of the general education and common understanding on techniques and career orientation, provision of conditions for pupils to develop their personal ability in order to choose their development direction, to enter universities, colleges, professional secondary education schools, vocational training schools or the workforce.
Article 28. Requirements on contents and methods of general education
1. The contents of general education must ensure the popular, basic, comprehensive, career-orienting, and systematic characteristics, linking or with the realities of life, appropriateness to the psycho-physiological characteristics of pupils, and meeting the objectives of education at each level.
Primary education must guarantee pupils to acquire simple and necessary knowledge about nature, society and human being; with basic skills in listening, reading, speaking, writing and calculating, with habits of physical exercise and hygiene; and with initial understanding of singing, dancing, music and arts.
Lower secondary education must consolidate and develop the contents learned in primary education, guarantee pupils the basic general knowledge in Vietnamese, mathematics, national history, other knowledge in social sciences, natural sciences, law, informatics, foreign languages; with necessary minimum understanding on techniques and career-orientation.
Upper secondary education must consolidate and develop the contents learned in lower secondary education and complete the contents of general education. Besides guaranteeing the general, basic, comprehensive, career-orienting knowledge for all pupils, there shall be advanced teaching in some subjects for developing the pupils' abilities and satisfying their needs.
2. The methods of general education are to promote the activeness, consciousness, initiatives and creativeness of pupils; to be appropriate to the characteristics of each grade and subject; to nurture the methods of self-study and the ability to work in team, to drill the ability of applying learned knowledge into practice; to have impact on pupils' emotional development, to bring them joy and pleasure of learning.
Article 29. Educational programme of general education, textbooks
1. Educational programme of general education must reflect the objectives of general education, setting the standards of knowledge, skills, scope and structure of the contents of general education, methods and forms of organising educational activities, evaluation methods for educational results for each subject of all grades and levels of general education.
2. Textbooks must concretise the requirements on knowledge contents and skills as defined in the educational programme of subjects of each grade of general education, meeting the requirements on methods of general education.
3. The Minister of Education and Training, based on appraisals made by the National Review Council for Appraising Educational Programme of General Educational and Textbooks, shall approve educational programme of general education and textbooks for official, uniformed and steady use in teaching and learning at general educational institutions.
Article 30. Institutions of general education
The institutions of general education include:
1. Primary schools;
2. Lower secondary schools;
3. Upper secondary schools;
4. Multi-level general schools;
5. Centres for general techniques and career orientation.
Article 31. Certification for completion of primary education and issuance of lower secondary diploma and upper secondary diploma
1. Pupils who complete primary education, meeting the requirements set by the Minister of Education and Training, will be certified in their school records by the principle of the primary school that they have completed the primary education.
2. Pupils who complete lower secondary educational programme, meeting the requirements set by the Minister of Education and Training, will be issued with diplomas of lower secondary education by the Head of the Bureau of Education and Training in the district, precinct, town or city under provincial administration (will be referred to as district level).
3. Pupils who complete upper secondary educational programme, meeting the requirements set by the Minister of Education and Training, will be eligible to take the examination and those who pass the examination are issued with diplomas of upper secondary education by the Director of the Department of Education and Training in province, city under central administration (will be referred to as provincial level).
Section 3. PROFESSIONAL EDUCATION
Article 32. Professional education
Professional education consists of:
1. Professional upper secondary education which is conducted from three to four years of studies for learners with lower secondary education diplomas; from one
to two years of studies for those with upper secondary education diplomas;
2. Vocational training which is conducted in less than one year for preliminary vocational programme and from one to three years for vocational upper secondary and college programme.
Article 33. Objectives of professional education
The objectives of professional education are to educate potential labourers who will be equipped with knowledge, professional skills at different levels, with morals, professional ethics, discipline awareness, industrialised habits and physical health, thus providing working people with employability, self- employability or ability to further study to improve professional qualifications, meeting the needs of socio-economic development, national defence and security.
Professional upper secondary education is directed towards the training of working people with basic knowledge and practical skills of a profession, having ability to work independently and creatively as well as to apply technology into work.
Vocational training is directed towards the training of technical workers directly participating in production and service to have the practical ability of a profession adequate to the relevant training qualification.
Article 34. Requirements on contents and methods of professional education
1. The contents of professional education must focus on the training of vocational abilities, paying attention to moral and physical education, as well as improving skills as required by each profession, improving educational qualification levels as required.
2. The methods of professional education must combine practical skill drilling and theoretical teaching, enabling learners to practice and to develop profession as required by each profession.
Article 35. Educational programme and syllabi of professional education
1. Educational programme professional education of professional education reflects the objectives of setting standards for knowledge, skills, scope and structure of the contents of professional education, methods and form of training, ways of evaluating training results for each subject, field, profession, training qualification of professional education; ensuring the demand for transferability with other educational programmes.
The Minister of Education and Training, in co-ordination with other relevant Ministers and Heads of ministry-equivalent agencies, based on the appraisals of the Sector Review Council for Programme of Professional Upper Secondary Education, shall define the core programme for professional upper secondary education which includes content structure, number of subjects, duration of the subjects, proportion of theory and practice, ensuring the objectives for each subject and profession to be trained. Professional upper secondary education schools shall define their own training programmes based on the core programme.
Head of the State agency in charge of management of vocational training, in co- ordination with other relevant ministers and heads of agencies equivalent to ministry, based on the review of the Sector Review Council for Programme of Vocational Training, shall define the core programme for each vocational training level, including content structure, number of subjects, duration of the subjects, proportion of theory and practice, ensuring the objectives for each subject and profession to be trained. Vocational training institutions shall define their own vocational training programmes based on the core programme.
2. Syllabi of professional education shall concretise requirements on contents of knowledge and skills defined in educational programme for each subject, field, profession, and training qualification of professional education, meeting the requirements of methods of professional education.
The preparation and approval of textbooks for official use as teaching and learning materials in professional educational institutions are to be organised by the head of school or director of vocational training centre based on the review of Textbook Review Councils appointed by the head of school or director of vocational training centre.
Article 36. Institutions of professional education
1. Institutions of professional education include:
a) Professional upper secondary education schools;
b) Vocational training colleges, vocational upper secondary schools, vocational training centres, vocational training classes (referred to as vocational training institutions).
2. Vocational training institutions could be organised independently or linked with production units, businesses or other educational institutions.
Article 37. Diplomas and certificates of professional education
1. Learners who complete preliminary vocational training programme, vocational skill upgrading programme, if meeting the requirements set by head of the state agency in charge of management of vocational training, will be eligible to take the test for the certificate. Learners who pass the test are issued with certificates by head of professional educational institution.
2. Learners who complete professional upper secondary education programme, if meeting the requirements set by the Minister of Education and Training, will be eligible to take the examination. Learners who pass the examination are issued with professional upper secondary education diplomas by head of school.
3. Learners who complete vocational upper secondary programme, meeting the requirements set by head of the state agency in charge of management of vocational training, will be eligible to take the examination. Learners who pass the examination are issued with vocational upper secondary diplomas by head of school. Learners who complete vocational training college programme, meeting the requirements set by head of the state agency in charge of management of vocational training, will be eligible to take the examination. Learners who pass the examination are issued with vocational college diplomas by head of school.
Higher education includes:
1. College education is conducted, depending on the discipline, from two to three years of study for persons with upper secondary education diplomas or professional secondary education diplomas; and from one and a half to two years of study for persons with professional secondary education diplomas in the same discipline;
2. University education is conducted, depending on the discipline, from four to six years of study for persons with upper secondary education diplomas or professional secondary educational diplomas; and from two and a half to four years of study for persons with professional secondary education diplomas in the same discipline; from one and a half to two years of study for persons with college diplomas in the same discipline;
3. Master education is conducted from one to two years of study for persons with university degrees;
4. Doctoral education is conducted over four years of study for persons with university degrees; and from two to three years of study for persons with master degrees. In special cases, the duration of doctoral education could be extended as stipulated by the Minister of Education and Training.
The Prime Minister shall give specific provisions for the equivalent qualifications to the master and doctoral education in some special fields of education.
Article 39. Objectives of higher education
1. The objectives of higher education are to educate learners in acquiring political and moral qualities, endeavour to serve the people, professional knowledge and practical skills relevant to the educational levels, and physical health, meeting the needs of construction and defense of the Fatherland.
2. College education shall equip students with professional knowledge and basic practical skills in one profession with the ability to solve common problems in the field of study.
3. University education shall help students acquire in-depth professional knowledge and fluently practical skills in one profession with the ability to work independently and creatively as well as to solve problems in the field of study.
4. Master education shall help students master theories, acquire advanced practical skills with the ability to work independently and creatively, as well as to identify and solve problems in the field of study.
5. Doctoral education shall help students acquire advanced level in theory and practice with the ability to conduct independent and creative research, to identify and solve emerging issues relating to science and technology, to guide scientific research and professional activities.
Article 40. Requirements on contents and methods of higher education
1. Requirements on contents of higher education:
The contents of higher education must have modern and developmental characteristics, ensuring a rational balance between basic knowledge, foreign languages and information technology, professional knowledge and subjects in Marxism-Leninism and Ho Chi Minh Thoughts; must inherit and develop further the good traditions and national cultural identity; up to the international and regional level.
College education must guarantee students basic scientific knowledge and necessary professional knowledge, focusing on drilling of basic skills and the ability to implement professional activities.
University education must guarantee students basic scientific knowledge and relatively complete professional knowledge, scientific working methodology and the ability to apply theory into professional activities.
Master education must ensure the supplementing and upgrading of students' knowledge obtained in undergraduate education; enhance interdisciplinary knowledge and the capability of conducting professional activities and research in their fields of study.
Doctoral education must ensure the completion and upgrading of students' basic scientific knowledge; provide in-depth understanding in specialised knowledge; and develop the capacity of conducting independent research and being creative in their professional activities.
2. Requirements on methods of higher education:
Methods of college and university education must pay attention to the advancement of self-consciousness in study, of ability for self-study, self-taught, developing creative thinking, drilling of practical skills, facilitating students in participating in research, experimentation and application.
Methods of master education shall be realised by combination of various modes of in-class study and self-study, self-research; with special attention to the improvement of practical skills and abilities to identify and solve professional problems.
Methods of doctoral education shall be mainly self-study, self-research under the supervision of instructors and scientists; with focus on the development of scientific research habits and creativity in identifying and solving professional problems.
Article 41. Educational programme and syllabi of higher education
1. Educational programme of higher education reflects objectives of higher education; setting standards for knowledge, skills, scope and structure of the contents of higher education, methods and forms of training, ways of evaluating training results for each subject, field, profession, training qualification of higher education; ensuring the demand of transferability with other educational programmes.
The Minister of Education and Training, based on the review of the Sector Review National Council for Programme of Higher Education, shall define the core programme for each field of education for college and university education, including content structure of all subjects, duration of education, proportion of education duration among different subjects, of theory and practice, internship. Colleges and universities shall design their own programmes based on the core programme.
The Minister of Education and Training shall define knowledge quantity, programme structure, thesis, and dissertation for master and doctoral education.
2. Syllabi of higher education concretise requirements on knowledge contents and skills as defined in the educational programme for each subject, field, and educational qualifications.
Heads of colleges and universities shall be responsible for the compilation and approval of syllabi for official use for each college, each university based on the review of the Syllabi Appraising Council appointed by the head of the institution, ensuring sufficient syllabi for teaching and learning.
The Minister of Education and Training shall be responsible for the compilation and approval of syllabi for common use by colleges or universities.
Article 42. Institutions of higher education
1. Institutions of higher education include:
a) Colleges providing college education;
b) Universities providing college, university education; master and doctoral education as assigned by the Prime Minister;
Research institutes providing doctoral education, co-operating with universities to offer master education as assigned by the Prime Minister.
2. Institutions of higher education will be assigned the task of doctoral education if they meet the following conditions:
a) To have sufficient quantity of professors, associate professors, and doctors with ability to build and conduct educational programmes, organising thesis evaluation council.
b) To have sufficient infrastructure and equipment, meeting the requirements of doctoral education;
c) To have experience in scientific research activities, having conducted research tasks of scientific subject of scientific programmes at State level, having experience in educating and fostering people for scientific research activities.
3. The specific organisational models of various types of higher educational institutions shall be stipulated by the Government.
Article 43. Degrees of higher education
1. Students who have completed the college programme and have met the criteria are eligible to take the examination and if meeting the requirements as stipulated by the Minister of Education and Training will be awarded with college diploma by head of college or rector of university.
2. Students who have completed the university programme and have met the criteria are eligible to take the examination or to defend the graduation theses or projects, and if meeting the requirements as stipulated by the Minister of Education and Training will be awarded with university degree by rector of university.
University degrees of technical fields are called engineer degree; of architecture are called architect degree, of medicines and pharmaceuticals are called medical doctor, pharmacist and bachelor degree; of basic sciences, education, law, economics are called bachelor degree, of all other fields are called university degree.
3. Students who have completed the master's training programme and have met the criteria are eligible to defend the graduation theses, and if meeting the requirements as stipulated by the Minister of Education and Training will be awarded with master degree by rector of university.
4. Students who have completed the doctoral educational programme and have met the criteria are eligible to defend the dissertations, and if meeting the requirements as stipulated by the Minister of Education and Training will be awarded with doctoral degree by rector of university or head of scientific research institute.
5. The Minister of Education and Training shall define the responsibility and authority for degree granting of local higher educational institutions stipulated in the paragraph 1 of the Article 42 of this Law when the institution is involved in joint educational programmes with foreign higher education institutions.
6. The Prime Minister shall give provisions for the equivalent qualifications to master and doctoral degrees in some special fields of training.
Section 5. CONTINUING EDUCATION
Article 44. Continuing education
Continuing education enables people to learn while in-service, to learn continuously and for lifelong for refinement of their personality, broadening their understanding, and for educational, professional, operational enhancement with a view to improving their quality of life, employability, self-employability, and adaptation to the social life.
The State shall make policies to develop continuing education, to implement education for all, to build a learning society.
Article 45. Requirements on educational programme, contents and methods of continuing education
1. The contents of continuing education are reflected in the following programmes:
a) Illiteracy eradication and continuing post-literacy education;
b) Educational programme responding to the needs of learners, updating of knowledge and skills, transferring of technology;
c) Training and upgrading programmes, programmes for enhancement of qualifications and professions.
d) Programmes leading to diplomas of the national educational system.
2. Forms to conduct continuing educational programmes leading to diplomas of the national educational system are as follows:
a) In-service learning;
b) Distance learning;
c) Guided self-learning.
3. The educational contents of the programmes as defined in items a, b, and c, paragraph 1 of this Article must guarantee the usefulness, and help the learners improve their working productivity and quality of life.
The educational contents of the programme as defined in item d, paragraph 1 of this Article, must guarantee the requirements on contents of the educational programme of the same educational level and educational qualifications defined in Articles 29, 35, and 41 of this Law.
4. The methods of continuing education must promote the initiatives and take advantage of the experience of learners, with an emphasis on the development of their self-taught ability, using modern facilities and information technology to improve quality and efficiency of teaching and learning.
5. The Minister of Education and Training, Head of the State agency in charge of management on vocational training, within their authority, shall give specific provisions on programme, syllabi, textbooks and materials of continuing education.
Article 46. Institutions of continuing education
1. Institutions of continuing education include:
a) Centres for continuing education organised at province and district levels;
b) Community learning centres organised at commune, ward, town (referred to as commune level);
2. Programmes of continuing education are also conducted at general educational institutions, professional educational institutions, higher educational institutions and through mass media.
3. Centres of continuing education that conduct programmes of continuing education as defined in paragraph 1, Article 45 of this Law are not eligible to conduct educational programmes leading to professional upper secondary education diploma, college diploma, or university degree. Community learning centres conduct educational programmes as defined in items a and c, paragraph 1, Article 45 of this Law.
4. General education institutions, professional education institutions, higher education institutions conducting programmes of continuing education must ensure the fulfilment of their own formal educational duties; they can only implement the programmes as defined in item d, paragraph 1, Article 45 of this Law as permitted by competent State educational authorities. Higher education institutions conducting programmes of continuing education leading to college or university degrees can link with local education institutions of universities, colleges, professional secondary schools, provincial continuing educational centres with conditions that local education institutions guarantee requirements on material facilities, equipment and management staff appropriate to college and university education levels.
Article 47. Diplomas and certificates of continuing education
1. Learners who complete lower secondary education programme, meeting the requirements set by the Minister of Education and Training, will be issued with diplomas of lower secondary education Besides, learners who have completed educational programmes as defined in item d, paragraph 1, Article 45 of this Law are eligible to take the examination for diplomas if they meet the following requirements:
a) Being registered at an educational institution authorised to provide the training at the relevant levels, in relevant qualifications;
b) Having completed the programme, fulfilled requirements on learning assessment and evaluation, and attested by the educational institution as eligible to take the examination according to the regulations set out by the Minister of Education and Training.
The authority in issuing continuing education diplomas is the same as provided for that defined in Article 31, 37, and 43 of this Law.
2. Learners who have completed educational programmes as defined in items a, b, and c, paragraph 1, Article 45 of this Law, and have met the criteria set out by the Ministry of Education and Training are eligible to take the examination; and if meeting the requirements will be issued with the continuing education certificates.
Directors of centres of continuing education shall issue continuing education certificates.
SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Section 1. SCHOOL ORGANISATION AND ACTIVITIES
Article 48. Schools in the national educational system
1. Schools in the national educational system are organised in the following forms:
a) Public schools are established, invested for infrastructure, covered financially for regular expenditures by the State;
b) People-founded schools are established, invested for infrastructure, covered financially for operating costs by local community;
c) Private schools are established, invested for infrastructure, covered financially for operating costs by social organisations, social-professional organisations, economic organisations, or individuals with non-state budget funding.
2. Schools in the national educational system of all forms are established according to the State plans aiming at development of the cause of education. The State shall facilitate public schools to take the leading role in the national educational system.
Conditions, procedures and authority to establish schools or to give permission for school establishment are defined in Article 50 and 51 of this Law.
Article 49. Schools of State agencies, political organisations, socio-political organisations and people's armed forces
1. Schools of State agencies, political organisations, socio-political organisations have the responsibility to educate and train civil servants. Schools of people's armed forces have the responsibility to educate and train officers, non- commissioned officers, professional staff and defence workers; to foster leaders and state managers on functions and knowledge of national defence and security.
2. The Government shall give detailed provisions on schools of State agencies, political organisations, socio-political organisations and people's armed forces.
Article 50. School establishment
1. Conditions for school establishment
a) Have management and teaching staff sufficient in quantity and structure, qualified in moral quality and educational qualifications, ensuring the implementation of educational objectives and programmes;
b) Have sufficient infrastructure, equipment and financial sources, capable of meeting the requirements of school activities.
2. Those that have authority as defined in Article 51 of this Law, based on the needs of educational development, shall make decision on school establishment for public schools, or on giving permission for establishment of people-founded and private schools.
Article 51. Authority in the establishment, permission for establishment, termination, merging, separation, and dissolution of schools
1. Authority in the establishment of public schools and authority of giving permission for establishment of people-founded and private schools are as follows:
a) Chairman of district People's Committee shall make decisions for crÌches, kindergartens, primary schools, lower secondary schools, and semi-boarding general education schools for ethnic children;
b) Chairman of provincial People's Committee shall make decisions for upper secondary schools, boarding general education schools for ethnic children; professional upper secondary education schools under provincial administration.
c) Ministers, heads of ministry-equivalent agencies shall make decisions for professional upper secondary educational schools under the concerned agency's administration.
d) The Minister of Education and Training shall make decisions for colleges, pre- university schools; Head of the State agency in charge of management of vocational training shall make decisions for vocational colleges;
dd) The Prime Minister shall make decisions for universities.
2. Those that have authority to establish or give permissions to establish schools shall have the authority to terminate, merge, separate or dissolve respective schools.
The Prime Minister shall give detailed provisions on procedures of establishment, termination, merging, separation, and dissolution of university.
The Minister of Education and Training, Head of the State agency in charge of management of vocational training, according to their authorities, shall define procedures of establishment, termination, merging, separation, and dissolution of schools of other educational levels in the national educational system.
1. Schools are organised and operated according to the regulations of this Law and the school charter.
2. School charter must include the following components:
a) Tasks and rights of the school;
b) Organisation of educational activities in the school;
c) Duties and rights of teachers;
d) Duties and rights of learners;
dd) Organisation and management of the school;
e) Financing and properties of the school;
g) Relationships among school, family and society.
3. The Prime Minister shall promulgate the University Charter, the Minister of Education and Training and Head of the State agency in charge of management of vocational training shall promulgate school charters at other levels of education according to their authorities.
1. School council of public schools or board of directors of people-founded and private schools (hereinafter referred to as school council) is the body responsible for making decisions on the directions of school activities, mobilising and monitoring the use of resources for the school, linking the school with community and society, ensuring the realisation of educational objectives.
2. School council has the following tasks:
a) To pass a resolution on the objectives, strategies, projects and development plans of the school;
b) To pass a resolution on or to make supplements and amendments of regulations on organisation and operation of the school to submit to the competent authorities for approval;
c) To pass a resolution on policies on using financial sources, properties of the school;
d) To monitor the implementation of the resolution of the school council, of democratic regulations of school activities.
3. Detailed establishment procedures, organisation structures, rights and duties of school council shall be defined in the school charter.
1. School head is appointed or recognised by the competent State managerial authority, and is responsible for managing the school's operations.
2. Heads of schools in the national educational system must be trained and upgraded in school management.
3. Criteria, functions and rights, procedures for appointment, recognition of heads of universities shall be stipulated by the Prime Minister, and by the Minister of Education and Training with regard to schools at all other levels, by State management authority for vocational training with regard to vocational training institutions.
Article 55. Advisory board in school
Advisory board in school is set up by the school head in order to gather opinions from educational managers, teachers, representatives of organisations at the school in realising tasks under the duties and rights of the school head. Organisation and activities of the advisory board is stipulated in the school charter.
Article 56. Party organisation in school
Organisation of the Communist Party of Vietnam within the school shall lead the school and operate according to the Constitution and laws.
Article 57. Mass and social organisations in school
Mass and social organisations shall operate in school according to the laws and are responsible for contributing to the realisation of educational objectives as defined in this Law.
Section 2. FUNCTIONS AND RIGHTS OF SCHOOLS
Article 58. Functions and rights of schools
Schools have the following functions and rights:
1. To organise teaching, studies and other educational activities according to educational objectives and programme; to ratify or issue diplomas, certificates within its authorities.
2. To recruit, administer teachers and staff; to participate in the process of personnel mobilisation by competent state agencies for teachers and staff;
3. To enrol and administer learners;
4. To mobilise, manage and utilise resources according to the laws;
5. To build up infrastructure in conformity with the requirements of standardisation and modernisation;
6. To co-ordinate with learners' families, organisations and individuals in educational activities;
7. To arrange for teachers, staff and learners to participate in social activities;
8. To conduct quality self-evaluation and is subject to accreditation by competent quality accreditation agency;
9. Other functions and rights as regulated by laws.
Article 59. Functions and rights of professional upper secondary schools, colleges and universities in scientific research and social services
1. In conjunction with the functions described in Article 58 of this Law, professional upper secondary schools, colleges, universities have the following additional functions:
a) To perform scientific research; application, development and transfer of technology and to participate in solving socio-economic problems of the localities and the country;
b) To perform scientific services, production and business in accordance with laws.
2. In implementing functions defined in paragraph 1 of this Article, professional upper secondary schools, colleges and universities have the following rights:
a) To receive land allocation or rental, infrastructure allocation or rental by the State, to benefit tax reduction or exemption, to receive loans as regulated by laws;
b) To associate with economic, educational, cultural, sporting, athletics, medical and research organisations to improve educational quality, to link training with use, to serve socio-economic development and to generate extra financial sources for institutions;
c) To spend incomes from economic activities to invest in the institution's infrastructure, to expand production and business activities and to compensate for educational activities as regulated by laws.
Article 60. Autonomy and self-accountability of professional upper secondary schools, colleges and universities
Professional upper secondary schools, colleges and universities are given autonomy and self-accountability as defined by laws and by their charters in the following aspects:
1. Developing educational programmes, syllabi, teaching and learning plans for authorised educational fields;
2. Planning enrolment quota, conducting enrolment, organisation of educational process, recognition of graduation and issuance of degrees/diplomas;
3. Organising the institution's organisational structure; recruiting, administering, using and compensating faculty and staff members;
4. Mobilising, managing and utilising resources;
5. Co-operating with domestic and international economic, educational, cultural, sporting, athletics, medical, and research organisations according to governmental regulations.
Section 3. TYPES OF SPECIAL SCHOOLS
Article 61. Boarding general education schools and semi-boarding general education schools for ethnic minorities, pre-university schools
1. The State shall establish boarding general education schools, semi-boarding general education schools, and pre-university schools for ethnic minority children, and/or children of long-term resident families in areas with extreme socio- economic difficulties to help prepare human resources for these areas.
2. Boarding general education schools, semi-boarding general education schools, and pre-university schools for ethnic minorities shall be given priority in allocation of teachers, infrastructure, equipment and budget.
Article 62. Specialised schools, schools for gifted students
1. Specialised schools are established at upper secondary level for pupils with excellent achievements in learning to develop their talents in certain subjects while assuring comprehensive general education.
Schools for gifted students in arts, sports and athletics are established to develop talented pupils in these fields.
2. The State shall give priority in allocating teachers, infrastructure, equipment and budget to specialised schools and schools for gifted students established by the State and give incentives to schools for gifted students established by individuals or organisations.
3. The Minister of Education and Training shall, in co-operation with other related ministers and heads of governmental agencies, promulgate educational programmes, organisational regulations for specialised schools and schools for gifted students.
Article 63. Schools and classes for disabled and handicapped people
1. The State shall establish and encourage organisations and individuals to establish schools and classes for disabled and handicapped people to enable them to restore their functions, to receive education and vocational training and to integrate into the communities.
2. The State shall give priority in allocating teachers, infrastructure, equipment and budget to schools and classes for disabled and handicapped people established by the State and give incentives to schools and classes for disabled and handicapped people established by individuals or organisations.
Article 64. Re-education schools
1. Re-education schools are responsible for educating juvenile offenders to enable them to correct, develop and become good citizens, capable of re-integrating into the society.
2. The Minister of Public Security shall have the responsibility for co-operating with the Minister of Education and Training and the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs to stipulate educational programme for re-educational schools.
Section 4. POLICIES FOR PEOPLE-FOUNDED AND PRIVATE INSTITUTIONS
Article 65. Duties and rights of people-founded and private institutions
1. People-founded and private institutions shall have equal rights as those of public institutions concerning the implementation of educational objectives, contents, programmes, methods, and other regulations on admissions, teaching, learning, testing, examinations, recognition of graduation, issuance of degrees, diplomas and certificates.
2. People-founded and private institutions are autonomous and self-accountable for their planning, institutional development plan, organisation of educational activities, development of teaching staff, mobilisation, utilisation and management of other resources to implement educational objectives.
3. Degrees, diplomas and certificates issued by people-founded, private or public institutions shall have equal legal values.
4. People-founded and private institutions are subject to the management of State management bodies for education as regulated by the Government.
Article 66. Financial regulations
1. People-founded and private institutions shall operate on the principle of financial autonomy, self-balancing of revenue and expenditure, in compliance with regulations of laws on accounting and auditing.
2. Incomes of people-founded and private institutions shall be used for expenditures of the institution's necessary operations, fulfilment of duties to the State budget, establishment of investment development funds and other funds of the institution. The remained incomes shall be distributed to the members according to their contribution of capital.
3. People-founded and private institutions shall follow transparent financial practices and are responsible for producing annual financial reports for the competent State management agencies for education and for the financial agencies where they are located.
Article 67. Rights on ownership of properties, withdrawal and transfer of capital
Properties, finance of people-founded institutions shall fall under collective ownership of local community; properties, finance of private institutions shall fall under ownership of its shareholders. Properties and finance of people-founded and private institutions are protected by the State as regulated by laws.
Withdrawal and transfer of capital of private institutions shall be made in accordance with the Government's regulations, to ensure the institution's stability and development.
Article 68. Preferential policies
People-founded and private institutions shall receive land allocation or rental, infrastructure allocation or rental by the State, receive budget support when implementing duties requested by the State, and benefit from preferential polices on taxes and credits. People-founded, private institutions shall receive financial assurance by the State in order to implement policies for learners as stipulated in Article 89 of this Law.
The Government shall provide detailed regulations on preferential policies for people-founded and private institutions.
Section 5. ORGANISATION AND OPERATION OF OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 69. Other educational institutions
1. Other educational institutions in the national educational system consist of:
a) Groups of baby sitters, crÌche; independent classes include kindergarten classes, illiteracy eradication classes, foreign language classes, informatics classes, classes for disadvantaged children who are unable to attend schools, classes for disabled and handicapped children, vocational training classes and professional upper secondary education classes organised within production, business and service enterprises.
b) Centres for general technical education and professional orientation; vocational training centres; continuing educational centres; community learning centres;
c) Scientific research institutes with permission to offer programs at doctoral level, or in co-ordination with universities to offer programs at master level.
2. Scientific research institutes, upon receiving the Government's permission to co- ordinate with universities to offer programs at master level, are responsible to sign contracts with the universities to implement their educational programmes.
3. The Minister of Education and Training shall promulgate regulations on the organisation and operation of other educational institutions as defined in point b, paragraph 1 of this Article; regulations on the organisational and operational principles of other educational institutions as defined in point a, paragraph 1 of this Article; regulations on training co-ordination principles of other educational institutions as defined in point c, paragraph 1 of this Article.
Section 1. DUTIES AND RIGHTS OF TEACHERS
1. Teachers are persons who carry out teaching, educating at schools or other educational institutions.
2. Teachers must possess the following criteria:
a) Having good moral, mental and ideological qualifications;
b) Having obtained the standardised level in the profession;
c) Having good health as required by the profession;
d) Having a clear curriculum vitae.
3. Teachers working at institutions of pre-school education, general education, professional education are called teachers, at institutions of higher education are called lecturers.
Article 71. Professors and associate professors
Professors and associate professors are titles of teachers teaching at institutions of higher education.
The Prime Minister shall determine criteria and procedures for appointing and dismissing the titles of professor and associate professor.
Teachers have the following duties:
1. Educating and teaching according to educational objectives, principles and curriculum;
2. Being exemplary in the fulfilment of civic duties, regulations of law and school charters;
3. Maintaining moral quality, prestige and honour of teacher, respecting learners' dignity, to treat learners equally, and protect legitimate rights and interests of learners;
4. Studying continuously to improve moral quality, ethics, professional qualification and being good example for learners.
5. Performing other duties as regulated by laws.
Article 73. Rights of teachers
Teachers have the following rights:
1. To teach according to their educated specialisation;
2. To receive further education and training to improve qualifications;
3. To work under contract as visiting teacher and/or researcher in other schools, educational and research institutions provided that they fulfil their tasks assigned by their school;
4. To be protected with regard to their honour and dignity;
5. To have summer vacation, Lunar New Year holidays, and semester holidays as stipulated by the Minister of Education and Training and other holidays as stipulated in the Labour Law.
1. Educational institutions are entitled to invite persons meeting criteria as stipulated in paragraph 2, Article 65 of this Law to teach as visiting teachers;
2. Visiting teacher must perform duties as defined in Article 72 of this Law;
3. Visiting teacher, if being civil servants, must first assure the fulfilment of tasks at his/her organisations.
Article 75. Prohibited behaviours of teachers
Teachers are prohibited from having the following behaviours:
1. Disrespect the honour, dignity of learners, hurt or abuse them physically;
2. Fraudulent in admission, examinations, intentionally mis-evaluating learners' study and training results;
3. Distort educational contents;
4. Force learners to take extra classes for money
Article 76. Vietnamese Teachers' Day
Annually, the 20th of November is the Vietnamese Teachers' Day.
Section 2. EDUCATION AND TRAINING FOR TEACHERS
Article 77. Standardised educational qualifications of teachers
1. The standardised educational qualifications of teachers are defined as follows:
a) Pre-school and primary education teachers must possess upper secondary pedagogical diploma;
b) Lower secondary education teachers must possess pedagogical college diploma
or college diploma and certificate of pedagogy training;
c) Upper secondary education teachers must possess pedagogical university degree and certificate of pedagogy training;
d) Teachers guiding practice at vocational training institutions must possess diploma from professional upper secondary school; vocational training college or be qualified artisans, high skilled technical workers;
dd) Professional upper secondary teachers must possess pedagogical university degree or university degree and certificate of pedagogy training;
e) Teachers at colleges and universities must possess university degree or higher and certificate of pedagogy training; master degree or higher for teaching specialised subjects or supervising master thesis, doctoral degree for teaching specialised subjects or supervising doctoral thesis.
2. The Minister of Education and Training and heads of the State management agencies for vocational training, according to their competence, shall stipulate further education and training for teachers who have not met the required standards.
Article 78. Pedagogical institutions
1. Pedagogical institutions are established by the State to educate and train teachers and educational management staff.
2. Pedagogical institutions shall be given priority in teacher recruitment, allocation of administrators, investment in infrastructure and dormitories, as well as availability of funding.
3. Pedagogical institutions have dormitories, schools or establishments for trainee- teachers' practice.
Article 79. Teachers of colleges and universities
Teachers of colleges and universities are recruited based on preferential recruitment of good and excellent graduates with good personal quality and those with undergraduate, master, or doctoral qualifications, practical experience and desire to become teacher. Prior to their teaching assignment, college and university teachers must receive pedagogy training. These training programs shall be regulated by the Minister of Education and Training.
Section 3. POLICIES FOR TEACHERS
Article 80. Professional and pedagogical enhancement
The State shall elaborate policies for upgrading teachers professionally and pedagogically so as to enhance their qualifications and bring them up to the required standards.
Teachers nominated to attend processional and pedagogical enhancement programmes will receive salary and subsidies as regulated by the Government.
Teachers will receive salary, professional allowances and other allowances regulated by the Government.
Article 82. Policies for teachers, educational administrators working at special schools, in areas with extreme socio-economic difficulties
1. Teachers and educational administrators working at specialised schools, schools for gifted students, boarding general education schools or semi-boarding general education schools for ethnic minorities, pre-university schools, schools for disabled and handicapped persons, re-education schools and other special schools shall receive allowances and other preferential rewards as stipulated by the Government.
2. Teachers and educational administrators working in areas with extreme socio- economic difficulties shall be facilitated by the People's Committees at various levels concerning housing and shall receive allowances and other preferential rewards as stipulated by the Government.
3. The State shall elaborate policies to rotate teachers and educational administrators working in areas with extreme socio-economic difficulties, encourage and provide preferential rewards to teachers and educational administrators working in more favourable areas to move into areas with extreme socio-economic difficulties; facilitate teachers in these areas to settle to their work, provide training of ethnic minority languages for teachers and educational administrators working in ethnic minority areas to improve teaching and learning quality.
Section 1. DUTIES AND RIGHTS OF LEARNERS
1. Learners are persons currently learning at educational institutions of the national educational system. Learners include:
a) Children at pre-school education institutions;
b) Pupils at general education establishments, vocational training classes, vocational training centres, professional upper secondary schools and pre- university schools;
c) Students at colleges and universities;
d) Students at institutions providing master education ;
dd) Doctoral candidates at institutions providing doctoral education ;
e) Learners in continuing educational programmes.
2. The stipulations in the Articles 85,86, 87, 88, 89, 90, 91, 92 of this Law are only applicable to learners mentioned in the points b, c, d, đ and e, paragraph 1 of this Article.
Article 84. Rights of and policies for children at pre-school institutions
1. Children at pre-education institutions have the following rights:
a) To receive care, nurture, educational according to the objectives, pre-education plans of the Ministry of Education and Training;
b) To benefit from the primary health care service, free medical examinations, treatment at the public health care establishments;
c) To benefit from discounted public entertainment services.
2. The Government shall define policies for children at pre-school institutions.
Article 85. Duties of learners
Learners have the following duties:
1. To perform learning and training tasks according to the educational programmes and plans of schools or other educational institutions;
2. To respect teachers, staff of the school and of other educational institutions; to maintain solidarity and mutual support in learning and training, to comply with State's laws and conform to school regulations and charters;
3. To participate in working and social activities, environmental protection activities appropriate to their age group, health and ability;
4. To preserve and protect properties of the school and of other educational institutions;
5. To contribute to building, protection and development of the tradition of the school and of other educational institutions.
Article 86. Rights of learners
Learners have the following rights:
1. To receive respect, equal treatment and full provision of adequate information concerning their own learning and training by schools or other educational institutions;
2. To have the possibility of learning at earlier ages, leaping grades, shortening program duration, learning at the age higher than regulated, extending program duration or repetition;
3. To be awarded degrees, diplomas or certificates after graduation at academic and training levels as regulated by laws;
4. To participate in activities of mass organisations and social organisations in schools and other educational institutions in accordance with laws;
5. To use equipment and facilities assigned to learning, cultural, sporting, athletic activities at schools or other educational institutions;
6. To submit, directly or through their legal representatives, to schools or other educational institutions measures for the school improvement, to protect learners' legitimate rights and interests;
7. To benefit from preferential State policies in recruitment into State agencies upon merit graduation with excellent records and good conduct.
Article 87. Obligations to work for time-bound duration according to the State's placements
1. Students at public colleges and universities who receive scholarships or funding from the State or foreign countries under agreement with the State, upon graduation, must comply to job placements for time-bound duration by the State; in case of non-compliance, education costs and scholarships must be refunded by the students.
2. The Government shall provide detailed provisions on the specific duration of job under placement of relevant authorities, on the duration of waiting for job placement and on the amount of refunding as defined in paragraph 1 of this Article.
Article 88. Prohibited behaviours of learners
Learners are prohibited from having the following behaviours:
1. Disrespect honour, dignity or infringe physically upon school's teachers, staff and other learners;
2. Fraudulent in learning, tests, examinations, admission exams;
3. Smoke or drink alcohol during class; cause disorders and disturbances at the school or in public areas.
Section 2. POLICIES FOR LEARNERS
Article 89. Scholarships and social subsidies
1. The State shall elaborate policies on granting academic scholarships to pupils with excellent scholastic achievements at specialised schools, schools for gifted students as stipulated in Article 62 of this Law or to learners with good academic and training results at vocational education institutions and at universities; on granting policy scholarships to students enrolled by form of nomination, pupils at pre-university schools, boarding schools for ethnic minorities, vocational training schools for war invalids, disabled and handicapped people.
2. The State shall elaborate policies on subsidy and reduction/exemption of tuition for learners from social policy targeted groups, ethnic minorities in areas with extreme socio-economic difficulties, homeless orphans, disabled and handicapped people with economic difficulties, people who overcome their exceptional economic difficulties to gain excellent study results.
3. Students at pedagogical institutions and learners following teacher training courses are exempted from tuition, and receive preferential treatment in the consideration for scholarships and/or social subsidies as defined in Items 1 and 2 of this Article.
4. The State shall encourage organisations and individuals to grant scholarships or allowances to learners as prescribed by laws.
Article 90. Admission by form of nomination
1. The State shall grant admission for students in areas with extreme socio- economic difficulties into colleges, universities or professional upper secondary schools by means of nomination, in order to educate human resources, civil servants for these areas;
The State shall set aside nomination quotas for some ethnic minorities with no or few officials having obtained degrees/diplomas from colleges, universities or professional upper secondary schools; make policies to create admission source based on favourable conditions for students of these ethnic minorities to enter general education ethnic boarding-schools and increase pre-university period.
2. People's Committee at provincial level, based on the need of the province, shall
be responsible for proposing nomination quotas, allocating nomination quotas according to appropriate fields and disciplines, selecting persons according to approved quotas and set criteria, assigning jobs for learners after graduation.
3. Students of this nomination mode, upon graduation, must comply with job placement by the competent State agency sending them to study.
The Government shall regulate criteria and beneficiaries of nomination mode, implementation of nomination mode, refunding of the scholarships and educational costs to be made by the students if they fail to comply with the job placement.
Article 91. Educational credits
The State shall elaborate preferential credit policies concerning interest rates, credit's conditions and duration to enable learners from low-income families to study.
Article 92. Reduction, exemption of public service fees for pupils and students
Pupils and students qualify for fee reduction or exemption when using public services in health care, transportation, entertainment, and visits to museums, historical relics and cultural attractions as stipulated by the Government.
Article 93. Responsibility of schools
Schools shall be responsible for active liaison with families and society to implement the educational objectives and principles.
Other regulations related to schools in this Chapter will be applied for other educational institutions.
Article 94. Responsibility of families
1. Parents or guardians shall be responsible for nurturing, caring and facilitating their children or persons under their guardianship in learning, training and participation in school activities.
2. All family members shall be responsible for creation of a cultural family and a favourable environment for comprehensively moral, intellectual, physical and aesthetic development of their children; adults are responsible for educating, setting examples, and working with schools to improve quality and efficiency of education.
Article 95. Rights of parents or guardians of students
Parents or guardians shall have the following rights:
1. To request schools to inform them about results in learning and training of their children or persons under their guardianship;
2. To take part in educational activities according to school' plans ; to participate in activities for parents or guardians at schools;
3. To request schools and/or educational management agencies to respond to issues related to the education of their children or persons under their guardianship by laws.
Article 96. Representative committee of pupils' parents
Representative committee for the pupils' parents is annually established at pre- school and general education level, nominated by parents or guardians in each class or school to liaison with schools in the implementation of its educational operations. This committee shall not be established at inter-school or administrative level.
Article 97. Responsibility of society
1. State agencies, political organisations, socio-political organisations, socio- political-professional organisations, social organisations, socio-professional organisations, professional organisations, economic organisations, people's armed forces units and all citizens shall have the following responsibilities:
a) Helping schools in organising educational and research activities; facilitating teachers and learners in visits, practice and research;
b) Contributing to the creation of a healthy learning movement and educational environment, while preventing activities with possible negative affects on youth and children;
c) Facilitating learners in healthy recreational, cultural, sporting and athletic activities;
d) Contributing labours, resources and finance for the cause of educational development according their capacities.
2. The Vietnam Fatherland Front Committee and its member organisations shall be responsible for mobilising the population to take care of the cause of education.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union shall be responsible for co-ordinating with schools in the education of the youth and children; mobilising its members and youth to set examples in learning, training and participating in the development of the cause of education.
Article 98. Learning promotion funds, educational sponsoring funds
The State shall encourage organisations and individuals in setting up learning promotion funds, educational sponsoring funds that operate in accordance with laws.
Section 1. CONTENTS OF STATE MANAGEMENT AND STATE AGENCIES IN CHARGE OF MANAGEMENT OF EDUCATION
Article 99. Contents of State management of education
Contents of State management of education shall comprise:
1. Formulating and directing the implementation of strategies, plans and policies on educational development;
2. Promulgating and organising the execution of legal documents on education; school charters and regulations concerning organisation and operations of other educational institutions;
3. Defining objectives, programmes, contents of education; teacher standards; standards on infrastructure and equipment of school; compilation, publication, printing and distribution of textbooks, teaching manuals, regulations on examination and awards of degrees/diplomas/certificates;
4. Organising and managing educational quality assurance and accreditation;
5. Conducting statistical works on educational organisation and operations;
6. Organising educational management apparatus;
7. Organising and directing the training, enhancement and management of teachers and educational administrators;
8. Mobilizing, managing and utilizing resources for educational development;
9. Organizing and managing scientific and technological research and application in education sector;
10. Organizing and managing international cooperation in education;
11. Regulating the issuance of honorary titles for people with outstanding contributions to the cause of education;
12. Inspecting and supervising the law compliance concerning education; settlement of complaints, denunciations and violations of the laws on education.
Article 100. State agencies in charge of management of education
1. The Government shall exercise the unified State management of education.
The Government shall submit to the National Assembly for decision of major guidelines affecting learning rights and duties of citizens nation-wide, orientations for reform of educational contents related to a whole educational level; annually report to the National Assembly on educational operations and educational budgetary execution.
2. The Ministry of Education and Training is accountable to the Government for the implementation of State management of education.
3. Other ministries and ministerial-level agencies are responsible for co-operating with the Ministry of Education and Training to exercise the State management of education according to their competence.
4. The People's Committees at various levels shall implement State management of education according to the Government's delegation and are responsible for ensuring financial conditions, infrastructure, teachers, teaching equipment for public institutions under their management, meeting the demand of scale expansion, improvement of educational quality and efficiency in their localities.
Section 2. INVESTMENT IN EDUCATION
Article 101. Financial sources of investment in education
Financial sources of investment in education comprise:
1. State budget;
2. Tuition; admission fees; incomes from consulting, technology transfer, production, business and service activities of educational institutions; investments from domestic and international organisations and individuals for educational development registration fees; other funding from domestic and international organisations and individuals as regulated by laws.
Article 102. State budget for education
1. The State shall give first priority to the allocation of budget for education, ensuring that the increasing proportion of the State budget for education shall be higher than that of the whole State budget.
2. The State budget for education must be allocated on the principle of transpency, democratic centralisation, based on the educational scale, socio-economic development conditions of each region, reflecting the State's priority policy for universalised education, educational development in ethnic minority areas and areas with extreme socio-economic difficulties.
3. Financial agencies shall be responsible for allocating fully, timely educational expenditures in conformity with the progress of the school year. Agencies in charge of educational management shall be responsible for managing and using efficiently the allocated budgets and other incomes as regulated by laws.
Article 103. Priority in finance and land allocation for building schools
Ministries, ministerial-level agencies, People's Councils and People's Committees at all levels shall be responsible for incorporating the construction of schools, sporting, athletic, cultural, artistic facilities in service of education into the planning and socio-economic development plan of their sectors and localities; and shall give priority in finance and land allocation for the construction of schools, dormitories in their socio-economic development plans.
Article 104. Encouragement to investment in education
1. The State shall encourage and facilitate organisations and individuals to contribute their intellects, labour and financial resources to education.
2. Investments, contributions, grants from economic organisations made on the establishments of training school and classes at their enterprises, co-ordination in training with educational institutions, sending staff for training and acquiring new technologies in service of their own needs shall be accounted as legitimate expenditures and will be deducted from corporate income taxable amounts according to the Law on Corporate Income Tax.
3. Contributions, grants made by individuals to education shall be considered for reduction of income tax applicable to for people with high income as regulated by the Government.
4. Organisations and individuals investing in construction of infrastructure catering to education; contribution and funding in kind or cash for educational development shall be recognised by appropriate forms.
Article 105. Tuition, admission fees
1. Tuition, admission fees are contributions made by learners' families or learners for supporting educational activities. Pupils at primary education level in public schools are not required to pay tuition. Except for tuition and admission fees, learners and learners' families are not required to make any other forms of contribution.
2. The Government shall set tuition collecting and using mechanisms for all types of schools and other educational institutions.
The Minister of Finance, in co-ordination with the Minister of Education and Training and heads of the State management agencies for vocational training shall set the rate of tuition and admission fees for public educational institutions under the administration of central authorities.
The Provincial People's Councils shall set the rate of tuition and admission fees for public educational institutions under the administration of the province, at the proposal of the People's Committee at the same level.
People-founded and private educational institutions are entitled to setting the rate of their tuition and admission fees.
Article 106. Tax incentive in the publication of textbooks and production of equipment, teaching aids and toys
The State shall elaborate incentive tax policies in the publication of textbooks, teaching manuals, teaching materials; in the production and supply of teaching equipment, children toys; in the import of books, periodicals, teaching aids and research equipment to be used in schools and other educational institutions.
Section 3. INTERNATIONAL COOPERATION IN EDUCATION
Article 107. International co-operation in education
The State shall expand and develop international co-operations in education on the principle of respect for national independence and sovereignty, equality and mutual benefit.
Article 108. Encouragement to co-operation in education with other countries
1. The State shall encourage and facilitate Vietnamese schools and other educational institutions to cooperate with foreign organisations, individuals, and overseas residing Vietnamese in teaching, learning and scientific research.
2. The State shall encourage and facilitate Vietnamese citizens to participate in studying, teaching, research and academic exchange abroad, either at their own expenses or by funding from domestic or foreign organisations and individuals.
3. The State shall set aside its budget to send persons meeting criteria in quality, morals and qualification to study/or conduct research abroad in key areas and fields serving the construction and defence of the Fatherland.
Article 109. Encouragement to co-operation in education with Vietnam
1. The Vietnamese State shall encourage and facilitate foreign organisations and individuals, international organisations, overseas residing Vietnamese to conduct teaching, studying, investment, funding, co-operation, scientific application, technology transfer to Vietnamese education; their legitimate rights and benefits are protected in accordance with Vietnamese laws and the international conventions signed or acceded by the Socialist Republic of Vietnam.
2. The co-operation in education, establishment of school or other educational institutions by overseas residing Vietnamese, or by foreign organisations and/or individuals, international organisations within the Vietnamese territories shall be regulated by the Government.
Article 110. Recognition of foreign degrees/diplomas
1. Foreign degrees/diplomas granted to Vietnamese shall be recognised according to regulations by the Minister of Education and Training and international conventions signed or acceded by the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Minister of Education and Training shall be responsible for signing agreements with other countries and international organisations on the equivalence or mutual recognition of degrees/diplomas.
Section 4. EDUCATIONAL INSPECTORATE
Article 111. Educational inspectorate
1. Educational inspectorate shall implement inspection rights within the State management of education, in order to ensure law enforcement, promotion of positive elements, prevent and handle violations, protect interests of the State, legitimate rights and interests of organisations and individuals in education.
2. Educational inspectorate shall have the following functions:
a) Inspecting of compliance with educational laws;
b) Inspecting the implementation of educational objectives, plans, programme, contents and methods, professional regulations, the compliance with regulations on examinations, diploma and certificate issuance; the completion of necessary conditions of educational quality assurance at educational institutions;
c) Performance of complaint and denunciation settlement in education according to regulations of laws on complaints and denunciations;
d) Handling of administrative violations in education in accordance with the law on administrative violation handling;
dd) Performance of corruption prevention and anti-corruption in education in accordance with regulations of laws on anti-corruption;
e) Proposal of measures to ensure educational law enforcement; amendments and supplements to the State's policies and regulations on education;
g) Performance of other duties in accordance with other regulations of laws.
Article 112. Rights and duties of the educational inspectorate
Educational inspectorate shall have rights and duties as stipulated in the Law on Inspection.
When performing inspection, within the authorities of the heads of educational management agencies at the same level, educational inspectorate shall have rights to temporarily suspend all illegal/illegitimate activities in education, report to competent agencies for handling and is responsible for their decision regarding this temporary suspension.
Article 113. Organisation and operation of educational inspectorate
1. Agencies in charge of educational inspection shall comprise:
a) Educational inspectorate of the Ministry of Education and Training;
b) Educational inspectorate of Departments of Education and Training;
2. Operations of educational inspection shall be implemented in accordance with regulations of the Law on Inspection.
Operations of educational inspectorate at district level shall be put under direct responsibility of Directors of Education and Training Office, with technical guidance from educational inspectorate of Departments of Education and Training.
Operations of educational inspectorate at vocational training institutions, higher educational institutions shall be put under direct responsibility of heads of the institution, in accordance with regulations of the Minister of Education and Training, heads of State management agencies for vocational training.
AWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 114. Awarding of titles of "People's Teacher" and "Outstanding Teacher"
Teachers, educational administrators and educational researchers who meet the criteria set by law shall be awarded the titles of "People's Teacher" or "Outstanding Teacher" by the State.
Article 115. Awards for organisations and individuals with outstanding contributions to education
Organisations and individuals with outstanding contributions to the cause of educational shall be awarded in accordance with laws.
Article 116. Awards for learners
Learners with excellent achievements in learning and training shall be awarded by schools, other educational institutions or educational authorities. In case of exceptional achievements, the awards shall be issued as regulated by laws.
Article 117. Awards of honorary doctor title
Political and social activists of international prestige, teachers and scientists who are overseas residing Vietnamese or foreign nationals with major contributions to the cause of education and science in Vietnam shall be awarded by universities the title of Honorary Doctor in accordance with the Government's regulations.
Article 118. Handling of violations
1. A person who commits one of the following violations shall, depending on the nature and extent of the breach, be subject to a disciplinary penalty, administrative sanction or penal liabilities; if the violation causes damages, compensation must be paid according to regulations of laws:
a) To illegally establish an educational institution or to illegally organise educational operations;
b) To violate regulations on organisation, operations of schools or other educational institutions;
c) To add or remove, without authorisation, subjects and/or contents of teaching as defined in the curricula;
d) To publish, print and distribute textbooks illegally;
dd) To make falsified dossiers; to violate regulations on school admission; examination and degree, diploma, certificate issuance;
e) To infringe physically upon teachers or their dignity; maltreat and persecute learners;
g) To cause disorder and disturbances in schools or other educational institutions;
h) To cause losses of educational budget, to make corrupt use of educational operations for illegitimately collecting money;
i) To cause damages to schools or other educational institutions' properties;
k) Other violations of the Educational Law.
2. The Government shall provide concrete regulations to settle violations in educational sector.
Article 119. Implementation effect
This Law takes effect from 1st January 2006. This Law will replace the 1998 Education Law.
Article 120. Guidance on implementation
The Government shall provide detailed guidance on the implementation of this Law.
This Law was passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Eleventh Legislature, Seventh Session, 14th June 2005.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Van An |