Chương VII Luật Giáo dục 2005: Quản lý nhà nước về giáo dục
Số hiệu: | 38/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục.
2. Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và các chi phí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với cơ sở giáo dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lý, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được xem xét để miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.
2. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề để quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc trung ương.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường hoặc cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định.
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.
1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;
e) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:
a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.
Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
Chapter VII
Section 1. CONTENTS OF STATE MANAGEMENT AND STATE AGENCIES IN CHARGE OF MANAGEMENT OF EDUCATION
Article 99. Contents of State management of education
Contents of State management of education shall comprise:
1. Formulating and directing the implementation of strategies, plans and policies on educational development;
2. Promulgating and organising the execution of legal documents on education; school charters and regulations concerning organisation and operations of other educational institutions;
3. Defining objectives, programmes, contents of education; teacher standards; standards on infrastructure and equipment of school; compilation, publication, printing and distribution of textbooks, teaching manuals, regulations on examination and awards of degrees/diplomas/certificates;
4. Organising and managing educational quality assurance and accreditation;
5. Conducting statistical works on educational organisation and operations;
6. Organising educational management apparatus;
7. Organising and directing the training, enhancement and management of teachers and educational administrators;
8. Mobilizing, managing and utilizing resources for educational development;
9. Organizing and managing scientific and technological research and application in education sector;
10. Organizing and managing international cooperation in education;
11. Regulating the issuance of honorary titles for people with outstanding contributions to the cause of education;
12. Inspecting and supervising the law compliance concerning education; settlement of complaints, denunciations and violations of the laws on education.
Article 100. State agencies in charge of management of education
1. The Government shall exercise the unified State management of education.
The Government shall submit to the National Assembly for decision of major guidelines affecting learning rights and duties of citizens nation-wide, orientations for reform of educational contents related to a whole educational level; annually report to the National Assembly on educational operations and educational budgetary execution.
2. The Ministry of Education and Training is accountable to the Government for the implementation of State management of education.
3. Other ministries and ministerial-level agencies are responsible for co-operating with the Ministry of Education and Training to exercise the State management of education according to their competence.
4. The People's Committees at various levels shall implement State management of education according to the Government's delegation and are responsible for ensuring financial conditions, infrastructure, teachers, teaching equipment for public institutions under their management, meeting the demand of scale expansion, improvement of educational quality and efficiency in their localities.
Section 2. INVESTMENT IN EDUCATION
Article 101. Financial sources of investment in education
Financial sources of investment in education comprise:
1. State budget;
2. Tuition; admission fees; incomes from consulting, technology transfer, production, business and service activities of educational institutions; investments from domestic and international organisations and individuals for educational development registration fees; other funding from domestic and international organisations and individuals as regulated by laws.
Article 102. State budget for education
1. The State shall give first priority to the allocation of budget for education, ensuring that the increasing proportion of the State budget for education shall be higher than that of the whole State budget.
2. The State budget for education must be allocated on the principle of transpency, democratic centralisation, based on the educational scale, socio-economic development conditions of each region, reflecting the State's priority policy for universalised education, educational development in ethnic minority areas and areas with extreme socio-economic difficulties.
3. Financial agencies shall be responsible for allocating fully, timely educational expenditures in conformity with the progress of the school year. Agencies in charge of educational management shall be responsible for managing and using efficiently the allocated budgets and other incomes as regulated by laws.
Article 103. Priority in finance and land allocation for building schools
Ministries, ministerial-level agencies, People's Councils and People's Committees at all levels shall be responsible for incorporating the construction of schools, sporting, athletic, cultural, artistic facilities in service of education into the planning and socio-economic development plan of their sectors and localities; and shall give priority in finance and land allocation for the construction of schools, dormitories in their socio-economic development plans.
Article 104. Encouragement to investment in education
1. The State shall encourage and facilitate organisations and individuals to contribute their intellects, labour and financial resources to education.
2. Investments, contributions, grants from economic organisations made on the establishments of training school and classes at their enterprises, co-ordination in training with educational institutions, sending staff for training and acquiring new technologies in service of their own needs shall be accounted as legitimate expenditures and will be deducted from corporate income taxable amounts according to the Law on Corporate Income Tax.
3. Contributions, grants made by individuals to education shall be considered for reduction of income tax applicable to for people with high income as regulated by the Government.
4. Organisations and individuals investing in construction of infrastructure catering to education; contribution and funding in kind or cash for educational development shall be recognised by appropriate forms.
Article 105. Tuition, admission fees
1. Tuition, admission fees are contributions made by learners' families or learners for supporting educational activities. Pupils at primary education level in public schools are not required to pay tuition. Except for tuition and admission fees, learners and learners' families are not required to make any other forms of contribution.
2. The Government shall set tuition collecting and using mechanisms for all types of schools and other educational institutions.
The Minister of Finance, in co-ordination with the Minister of Education and Training and heads of the State management agencies for vocational training shall set the rate of tuition and admission fees for public educational institutions under the administration of central authorities.
The Provincial People's Councils shall set the rate of tuition and admission fees for public educational institutions under the administration of the province, at the proposal of the People's Committee at the same level.
People-founded and private educational institutions are entitled to setting the rate of their tuition and admission fees.
Article 106. Tax incentive in the publication of textbooks and production of equipment, teaching aids and toys
The State shall elaborate incentive tax policies in the publication of textbooks, teaching manuals, teaching materials; in the production and supply of teaching equipment, children toys; in the import of books, periodicals, teaching aids and research equipment to be used in schools and other educational institutions.
Section 3. INTERNATIONAL COOPERATION IN EDUCATION
Article 107. International co-operation in education
The State shall expand and develop international co-operations in education on the principle of respect for national independence and sovereignty, equality and mutual benefit.
Article 108. Encouragement to co-operation in education with other countries
1. The State shall encourage and facilitate Vietnamese schools and other educational institutions to cooperate with foreign organisations, individuals, and overseas residing Vietnamese in teaching, learning and scientific research.
2. The State shall encourage and facilitate Vietnamese citizens to participate in studying, teaching, research and academic exchange abroad, either at their own expenses or by funding from domestic or foreign organisations and individuals.
3. The State shall set aside its budget to send persons meeting criteria in quality, morals and qualification to study/or conduct research abroad in key areas and fields serving the construction and defence of the Fatherland.
Article 109. Encouragement to co-operation in education with Vietnam
1. The Vietnamese State shall encourage and facilitate foreign organisations and individuals, international organisations, overseas residing Vietnamese to conduct teaching, studying, investment, funding, co-operation, scientific application, technology transfer to Vietnamese education; their legitimate rights and benefits are protected in accordance with Vietnamese laws and the international conventions signed or acceded by the Socialist Republic of Vietnam.
2. The co-operation in education, establishment of school or other educational institutions by overseas residing Vietnamese, or by foreign organisations and/or individuals, international organisations within the Vietnamese territories shall be regulated by the Government.
Article 110. Recognition of foreign degrees/diplomas
1. Foreign degrees/diplomas granted to Vietnamese shall be recognised according to regulations by the Minister of Education and Training and international conventions signed or acceded by the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Minister of Education and Training shall be responsible for signing agreements with other countries and international organisations on the equivalence or mutual recognition of degrees/diplomas.
Section 4. EDUCATIONAL INSPECTORATE
Article 111. Educational inspectorate
1. Educational inspectorate shall implement inspection rights within the State management of education, in order to ensure law enforcement, promotion of positive elements, prevent and handle violations, protect interests of the State, legitimate rights and interests of organisations and individuals in education.
2. Educational inspectorate shall have the following functions:
a) Inspecting of compliance with educational laws;
b) Inspecting the implementation of educational objectives, plans, programme, contents and methods, professional regulations, the compliance with regulations on examinations, diploma and certificate issuance; the completion of necessary conditions of educational quality assurance at educational institutions;
c) Performance of complaint and denunciation settlement in education according to regulations of laws on complaints and denunciations;
d) Handling of administrative violations in education in accordance with the law on administrative violation handling;
dd) Performance of corruption prevention and anti-corruption in education in accordance with regulations of laws on anti-corruption;
e) Proposal of measures to ensure educational law enforcement; amendments and supplements to the State's policies and regulations on education;
g) Performance of other duties in accordance with other regulations of laws.
Article 112. Rights and duties of the educational inspectorate
Educational inspectorate shall have rights and duties as stipulated in the Law on Inspection.
When performing inspection, within the authorities of the heads of educational management agencies at the same level, educational inspectorate shall have rights to temporarily suspend all illegal/illegitimate activities in education, report to competent agencies for handling and is responsible for their decision regarding this temporary suspension.
Article 113. Organisation and operation of educational inspectorate
1. Agencies in charge of educational inspection shall comprise:
a) Educational inspectorate of the Ministry of Education and Training;
b) Educational inspectorate of Departments of Education and Training;
2. Operations of educational inspection shall be implemented in accordance with regulations of the Law on Inspection.
Operations of educational inspectorate at district level shall be put under direct responsibility of Directors of Education and Training Office, with technical guidance from educational inspectorate of Departments of Education and Training.
Operations of educational inspectorate at vocational training institutions, higher educational institutions shall be put under direct responsibility of heads of the institution, in accordance with regulations of the Minister of Education and Training, heads of State management agencies for vocational training.