Chương V Luật Giáo dục 2005: Người học
Số hiệu: | 38/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:
a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
2. Những quy định trong các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 và 92 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:
a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
Người học có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Người học có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;
2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;
3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;
4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;
5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;
7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
1. Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian chờ phân công công tác và mức bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này.
Người học không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.
1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật.
2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.
3. Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này.
Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu của địa phương, có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp, cử người đi học cử tuyển theo đúng chỉ tiêu được duyệt và tiêu chuẩn quy định, phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp.
3. Người được cử đi học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác.
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
Chapter V
Section 1. DUTIES AND RIGHTS OF LEARNERS
1. Learners are persons currently learning at educational institutions of the national educational system. Learners include:
a) Children at pre-school education institutions;
b) Pupils at general education establishments, vocational training classes, vocational training centres, professional upper secondary schools and pre- university schools;
c) Students at colleges and universities;
d) Students at institutions providing master education ;
dd) Doctoral candidates at institutions providing doctoral education ;
e) Learners in continuing educational programmes.
2. The stipulations in the Articles 85,86, 87, 88, 89, 90, 91, 92 of this Law are only applicable to learners mentioned in the points b, c, d, đ and e, paragraph 1 of this Article.
Article 84. Rights of and policies for children at pre-school institutions
1. Children at pre-education institutions have the following rights:
a) To receive care, nurture, educational according to the objectives, pre-education plans of the Ministry of Education and Training;
b) To benefit from the primary health care service, free medical examinations, treatment at the public health care establishments;
c) To benefit from discounted public entertainment services.
2. The Government shall define policies for children at pre-school institutions.
Article 85. Duties of learners
Learners have the following duties:
1. To perform learning and training tasks according to the educational programmes and plans of schools or other educational institutions;
2. To respect teachers, staff of the school and of other educational institutions; to maintain solidarity and mutual support in learning and training, to comply with State's laws and conform to school regulations and charters;
3. To participate in working and social activities, environmental protection activities appropriate to their age group, health and ability;
4. To preserve and protect properties of the school and of other educational institutions;
5. To contribute to building, protection and development of the tradition of the school and of other educational institutions.
Article 86. Rights of learners
Learners have the following rights:
1. To receive respect, equal treatment and full provision of adequate information concerning their own learning and training by schools or other educational institutions;
2. To have the possibility of learning at earlier ages, leaping grades, shortening program duration, learning at the age higher than regulated, extending program duration or repetition;
3. To be awarded degrees, diplomas or certificates after graduation at academic and training levels as regulated by laws;
4. To participate in activities of mass organisations and social organisations in schools and other educational institutions in accordance with laws;
5. To use equipment and facilities assigned to learning, cultural, sporting, athletic activities at schools or other educational institutions;
6. To submit, directly or through their legal representatives, to schools or other educational institutions measures for the school improvement, to protect learners' legitimate rights and interests;
7. To benefit from preferential State policies in recruitment into State agencies upon merit graduation with excellent records and good conduct.
Article 87. Obligations to work for time-bound duration according to the State's placements
1. Students at public colleges and universities who receive scholarships or funding from the State or foreign countries under agreement with the State, upon graduation, must comply to job placements for time-bound duration by the State; in case of non-compliance, education costs and scholarships must be refunded by the students.
2. The Government shall provide detailed provisions on the specific duration of job under placement of relevant authorities, on the duration of waiting for job placement and on the amount of refunding as defined in paragraph 1 of this Article.
Article 88. Prohibited behaviours of learners
Learners are prohibited from having the following behaviours:
1. Disrespect honour, dignity or infringe physically upon school's teachers, staff and other learners;
2. Fraudulent in learning, tests, examinations, admission exams;
3. Smoke or drink alcohol during class; cause disorders and disturbances at the school or in public areas.
Section 2. POLICIES FOR LEARNERS
Article 89. Scholarships and social subsidies
1. The State shall elaborate policies on granting academic scholarships to pupils with excellent scholastic achievements at specialised schools, schools for gifted students as stipulated in Article 62 of this Law or to learners with good academic and training results at vocational education institutions and at universities; on granting policy scholarships to students enrolled by form of nomination, pupils at pre-university schools, boarding schools for ethnic minorities, vocational training schools for war invalids, disabled and handicapped people.
2. The State shall elaborate policies on subsidy and reduction/exemption of tuition for learners from social policy targeted groups, ethnic minorities in areas with extreme socio-economic difficulties, homeless orphans, disabled and handicapped people with economic difficulties, people who overcome their exceptional economic difficulties to gain excellent study results.
3. Students at pedagogical institutions and learners following teacher training courses are exempted from tuition, and receive preferential treatment in the consideration for scholarships and/or social subsidies as defined in Items 1 and 2 of this Article.
4. The State shall encourage organisations and individuals to grant scholarships or allowances to learners as prescribed by laws.
Article 90. Admission by form of nomination
1. The State shall grant admission for students in areas with extreme socio- economic difficulties into colleges, universities or professional upper secondary schools by means of nomination, in order to educate human resources, civil servants for these areas;
The State shall set aside nomination quotas for some ethnic minorities with no or few officials having obtained degrees/diplomas from colleges, universities or professional upper secondary schools; make policies to create admission source based on favourable conditions for students of these ethnic minorities to enter general education ethnic boarding-schools and increase pre-university period.
2. People's Committee at provincial level, based on the need of the province, shall
be responsible for proposing nomination quotas, allocating nomination quotas according to appropriate fields and disciplines, selecting persons according to approved quotas and set criteria, assigning jobs for learners after graduation.
3. Students of this nomination mode, upon graduation, must comply with job placement by the competent State agency sending them to study.
The Government shall regulate criteria and beneficiaries of nomination mode, implementation of nomination mode, refunding of the scholarships and educational costs to be made by the students if they fail to comply with the job placement.
Article 91. Educational credits
The State shall elaborate preferential credit policies concerning interest rates, credit's conditions and duration to enable learners from low-income families to study.
Article 92. Reduction, exemption of public service fees for pupils and students
Pupils and students qualify for fee reduction or exemption when using public services in health care, transportation, entertainment, and visits to museums, historical relics and cultural attractions as stipulated by the Government.