Chương III Luật Giáo dục 2005: Nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Số hiệu: | 38/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường được quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này.
1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định cụ thể về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Điều kiện thành lập nhà trường bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục;
b) Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Luật này, căn cứ nhu cầu phát triển giáo dục, ra quyết định thành lập đối với trường công lập hoặc quyết định cho phép thành lập đối với trường dân lập, trường tư thục.
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng, trường dự bị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳng nghề;
đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học.
2. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường ở các cấp học khác.
1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường.
2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Tài chính và tài sản của nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;
b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.
Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 58 của Luật này, đồng thời có các nhiệm vụ sau đây:
a) Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
b) Thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:
a) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;
c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây:
1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;
2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;
3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;
5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho trường chuyên, trường năng khiếu.
1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.
1. Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
3. Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, trường tư thục, trường công lập cấp có giá trị pháp lý như nhau.
4. Trường dân lập, trường tư thục chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ.
1. Trường dân lập, trường tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán.
2. Thu nhập của trường dân lập, trường tư thục được dùng để chi cho các hoạt động cần thiết của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường. Thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.
3. Trường dân lập, trường tư thục thực hiện chế độ công khai tài chính và có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính hằng năm cho cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính có thẩm quyền ở địa phương.
Tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở; tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn. Tài sản, tài chính của trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đối với trường tư thục được thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường.
Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 89 của Luật này.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục.
1. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng;
c) Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
2. Viện nghiên cứu khoa học, khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ có trách nhiệm ký hợp đồng với trường đại học để tổ chức đào tạo.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc phối hợp đào tạo của cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Chapter III
SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Section 1. SCHOOL ORGANISATION AND ACTIVITIES
Article 48. Schools in the national educational system
1. Schools in the national educational system are organised in the following forms:
a) Public schools are established, invested for infrastructure, covered financially for regular expenditures by the State;
b) People-founded schools are established, invested for infrastructure, covered financially for operating costs by local community;
c) Private schools are established, invested for infrastructure, covered financially for operating costs by social organisations, social-professional organisations, economic organisations, or individuals with non-state budget funding.
2. Schools in the national educational system of all forms are established according to the State plans aiming at development of the cause of education. The State shall facilitate public schools to take the leading role in the national educational system.
Conditions, procedures and authority to establish schools or to give permission for school establishment are defined in Article 50 and 51 of this Law.
Article 49. Schools of State agencies, political organisations, socio-political organisations and people's armed forces
1. Schools of State agencies, political organisations, socio-political organisations have the responsibility to educate and train civil servants. Schools of people's armed forces have the responsibility to educate and train officers, non- commissioned officers, professional staff and defence workers; to foster leaders and state managers on functions and knowledge of national defence and security.
2. The Government shall give detailed provisions on schools of State agencies, political organisations, socio-political organisations and people's armed forces.
Article 50. School establishment
1. Conditions for school establishment
a) Have management and teaching staff sufficient in quantity and structure, qualified in moral quality and educational qualifications, ensuring the implementation of educational objectives and programmes;
b) Have sufficient infrastructure, equipment and financial sources, capable of meeting the requirements of school activities.
2. Those that have authority as defined in Article 51 of this Law, based on the needs of educational development, shall make decision on school establishment for public schools, or on giving permission for establishment of people-founded and private schools.
Article 51. Authority in the establishment, permission for establishment, termination, merging, separation, and dissolution of schools
1. Authority in the establishment of public schools and authority of giving permission for establishment of people-founded and private schools are as follows:
a) Chairman of district People's Committee shall make decisions for crÌches, kindergartens, primary schools, lower secondary schools, and semi-boarding general education schools for ethnic children;
b) Chairman of provincial People's Committee shall make decisions for upper secondary schools, boarding general education schools for ethnic children; professional upper secondary education schools under provincial administration.
c) Ministers, heads of ministry-equivalent agencies shall make decisions for professional upper secondary educational schools under the concerned agency's administration.
d) The Minister of Education and Training shall make decisions for colleges, pre- university schools; Head of the State agency in charge of management of vocational training shall make decisions for vocational colleges;
dd) The Prime Minister shall make decisions for universities.
2. Those that have authority to establish or give permissions to establish schools shall have the authority to terminate, merge, separate or dissolve respective schools.
The Prime Minister shall give detailed provisions on procedures of establishment, termination, merging, separation, and dissolution of university.
The Minister of Education and Training, Head of the State agency in charge of management of vocational training, according to their authorities, shall define procedures of establishment, termination, merging, separation, and dissolution of schools of other educational levels in the national educational system.
1. Schools are organised and operated according to the regulations of this Law and the school charter.
2. School charter must include the following components:
a) Tasks and rights of the school;
b) Organisation of educational activities in the school;
c) Duties and rights of teachers;
d) Duties and rights of learners;
dd) Organisation and management of the school;
e) Financing and properties of the school;
g) Relationships among school, family and society.
3. The Prime Minister shall promulgate the University Charter, the Minister of Education and Training and Head of the State agency in charge of management of vocational training shall promulgate school charters at other levels of education according to their authorities.
1. School council of public schools or board of directors of people-founded and private schools (hereinafter referred to as school council) is the body responsible for making decisions on the directions of school activities, mobilising and monitoring the use of resources for the school, linking the school with community and society, ensuring the realisation of educational objectives.
2. School council has the following tasks:
a) To pass a resolution on the objectives, strategies, projects and development plans of the school;
b) To pass a resolution on or to make supplements and amendments of regulations on organisation and operation of the school to submit to the competent authorities for approval;
c) To pass a resolution on policies on using financial sources, properties of the school;
d) To monitor the implementation of the resolution of the school council, of democratic regulations of school activities.
3. Detailed establishment procedures, organisation structures, rights and duties of school council shall be defined in the school charter.
1. School head is appointed or recognised by the competent State managerial authority, and is responsible for managing the school's operations.
2. Heads of schools in the national educational system must be trained and upgraded in school management.
3. Criteria, functions and rights, procedures for appointment, recognition of heads of universities shall be stipulated by the Prime Minister, and by the Minister of Education and Training with regard to schools at all other levels, by State management authority for vocational training with regard to vocational training institutions.
Article 55. Advisory board in school
Advisory board in school is set up by the school head in order to gather opinions from educational managers, teachers, representatives of organisations at the school in realising tasks under the duties and rights of the school head. Organisation and activities of the advisory board is stipulated in the school charter.
Article 56. Party organisation in school
Organisation of the Communist Party of Vietnam within the school shall lead the school and operate according to the Constitution and laws.
Article 57. Mass and social organisations in school
Mass and social organisations shall operate in school according to the laws and are responsible for contributing to the realisation of educational objectives as defined in this Law.
Section 2. FUNCTIONS AND RIGHTS OF SCHOOLS
Article 58. Functions and rights of schools
Schools have the following functions and rights:
1. To organise teaching, studies and other educational activities according to educational objectives and programme; to ratify or issue diplomas, certificates within its authorities.
2. To recruit, administer teachers and staff; to participate in the process of personnel mobilisation by competent state agencies for teachers and staff;
3. To enrol and administer learners;
4. To mobilise, manage and utilise resources according to the laws;
5. To build up infrastructure in conformity with the requirements of standardisation and modernisation;
6. To co-ordinate with learners' families, organisations and individuals in educational activities;
7. To arrange for teachers, staff and learners to participate in social activities;
8. To conduct quality self-evaluation and is subject to accreditation by competent quality accreditation agency;
9. Other functions and rights as regulated by laws.
Article 59. Functions and rights of professional upper secondary schools, colleges and universities in scientific research and social services
1. In conjunction with the functions described in Article 58 of this Law, professional upper secondary schools, colleges, universities have the following additional functions:
a) To perform scientific research; application, development and transfer of technology and to participate in solving socio-economic problems of the localities and the country;
b) To perform scientific services, production and business in accordance with laws.
2. In implementing functions defined in paragraph 1 of this Article, professional upper secondary schools, colleges and universities have the following rights:
a) To receive land allocation or rental, infrastructure allocation or rental by the State, to benefit tax reduction or exemption, to receive loans as regulated by laws;
b) To associate with economic, educational, cultural, sporting, athletics, medical and research organisations to improve educational quality, to link training with use, to serve socio-economic development and to generate extra financial sources for institutions;
c) To spend incomes from economic activities to invest in the institution's infrastructure, to expand production and business activities and to compensate for educational activities as regulated by laws.
Article 60. Autonomy and self-accountability of professional upper secondary schools, colleges and universities
Professional upper secondary schools, colleges and universities are given autonomy and self-accountability as defined by laws and by their charters in the following aspects:
1. Developing educational programmes, syllabi, teaching and learning plans for authorised educational fields;
2. Planning enrolment quota, conducting enrolment, organisation of educational process, recognition of graduation and issuance of degrees/diplomas;
3. Organising the institution's organisational structure; recruiting, administering, using and compensating faculty and staff members;
4. Mobilising, managing and utilising resources;
5. Co-operating with domestic and international economic, educational, cultural, sporting, athletics, medical, and research organisations according to governmental regulations.
Section 3. TYPES OF SPECIAL SCHOOLS
Article 61. Boarding general education schools and semi-boarding general education schools for ethnic minorities, pre-university schools
1. The State shall establish boarding general education schools, semi-boarding general education schools, and pre-university schools for ethnic minority children, and/or children of long-term resident families in areas with extreme socio- economic difficulties to help prepare human resources for these areas.
2. Boarding general education schools, semi-boarding general education schools, and pre-university schools for ethnic minorities shall be given priority in allocation of teachers, infrastructure, equipment and budget.
Article 62. Specialised schools, schools for gifted students
1. Specialised schools are established at upper secondary level for pupils with excellent achievements in learning to develop their talents in certain subjects while assuring comprehensive general education.
Schools for gifted students in arts, sports and athletics are established to develop talented pupils in these fields.
2. The State shall give priority in allocating teachers, infrastructure, equipment and budget to specialised schools and schools for gifted students established by the State and give incentives to schools for gifted students established by individuals or organisations.
3. The Minister of Education and Training shall, in co-operation with other related ministers and heads of governmental agencies, promulgate educational programmes, organisational regulations for specialised schools and schools for gifted students.
Article 63. Schools and classes for disabled and handicapped people
1. The State shall establish and encourage organisations and individuals to establish schools and classes for disabled and handicapped people to enable them to restore their functions, to receive education and vocational training and to integrate into the communities.
2. The State shall give priority in allocating teachers, infrastructure, equipment and budget to schools and classes for disabled and handicapped people established by the State and give incentives to schools and classes for disabled and handicapped people established by individuals or organisations.
Article 64. Re-education schools
1. Re-education schools are responsible for educating juvenile offenders to enable them to correct, develop and become good citizens, capable of re-integrating into the society.
2. The Minister of Public Security shall have the responsibility for co-operating with the Minister of Education and Training and the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs to stipulate educational programme for re-educational schools.
Section 4. POLICIES FOR PEOPLE-FOUNDED AND PRIVATE INSTITUTIONS
Article 65. Duties and rights of people-founded and private institutions
1. People-founded and private institutions shall have equal rights as those of public institutions concerning the implementation of educational objectives, contents, programmes, methods, and other regulations on admissions, teaching, learning, testing, examinations, recognition of graduation, issuance of degrees, diplomas and certificates.
2. People-founded and private institutions are autonomous and self-accountable for their planning, institutional development plan, organisation of educational activities, development of teaching staff, mobilisation, utilisation and management of other resources to implement educational objectives.
3. Degrees, diplomas and certificates issued by people-founded, private or public institutions shall have equal legal values.
4. People-founded and private institutions are subject to the management of State management bodies for education as regulated by the Government.
Article 66. Financial regulations
1. People-founded and private institutions shall operate on the principle of financial autonomy, self-balancing of revenue and expenditure, in compliance with regulations of laws on accounting and auditing.
2. Incomes of people-founded and private institutions shall be used for expenditures of the institution's necessary operations, fulfilment of duties to the State budget, establishment of investment development funds and other funds of the institution. The remained incomes shall be distributed to the members according to their contribution of capital.
3. People-founded and private institutions shall follow transparent financial practices and are responsible for producing annual financial reports for the competent State management agencies for education and for the financial agencies where they are located.
Article 67. Rights on ownership of properties, withdrawal and transfer of capital
Properties, finance of people-founded institutions shall fall under collective ownership of local community; properties, finance of private institutions shall fall under ownership of its shareholders. Properties and finance of people-founded and private institutions are protected by the State as regulated by laws.
Withdrawal and transfer of capital of private institutions shall be made in accordance with the Government's regulations, to ensure the institution's stability and development.
Article 68. Preferential policies
People-founded and private institutions shall receive land allocation or rental, infrastructure allocation or rental by the State, receive budget support when implementing duties requested by the State, and benefit from preferential polices on taxes and credits. People-founded, private institutions shall receive financial assurance by the State in order to implement policies for learners as stipulated in Article 89 of this Law.
The Government shall provide detailed regulations on preferential policies for people-founded and private institutions.
Section 5. ORGANISATION AND OPERATION OF OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 69. Other educational institutions
1. Other educational institutions in the national educational system consist of:
a) Groups of baby sitters, crÌche; independent classes include kindergarten classes, illiteracy eradication classes, foreign language classes, informatics classes, classes for disadvantaged children who are unable to attend schools, classes for disabled and handicapped children, vocational training classes and professional upper secondary education classes organised within production, business and service enterprises.
b) Centres for general technical education and professional orientation; vocational training centres; continuing educational centres; community learning centres;
c) Scientific research institutes with permission to offer programs at doctoral level, or in co-ordination with universities to offer programs at master level.
2. Scientific research institutes, upon receiving the Government's permission to co- ordinate with universities to offer programs at master level, are responsible to sign contracts with the universities to implement their educational programmes.
3. The Minister of Education and Training shall promulgate regulations on the organisation and operation of other educational institutions as defined in point b, paragraph 1 of this Article; regulations on the organisational and operational principles of other educational institutions as defined in point a, paragraph 1 of this Article; regulations on training co-ordination principles of other educational institutions as defined in point c, paragraph 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực