Chương IV Luật Giáo dục 2005: Nhà giáo
Số hiệu: | 38/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.
Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.
1. Cơ sở giáo dục được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật này.
3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
1. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo.
3. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng thuận lợi đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng này an tâm công tác; tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học.
Chapter IV
Section 1. DUTIES AND RIGHTS OF TEACHERS
1. Teachers are persons who carry out teaching, educating at schools or other educational institutions.
2. Teachers must possess the following criteria:
a) Having good moral, mental and ideological qualifications;
b) Having obtained the standardised level in the profession;
c) Having good health as required by the profession;
d) Having a clear curriculum vitae.
3. Teachers working at institutions of pre-school education, general education, professional education are called teachers, at institutions of higher education are called lecturers.
Article 71. Professors and associate professors
Professors and associate professors are titles of teachers teaching at institutions of higher education.
The Prime Minister shall determine criteria and procedures for appointing and dismissing the titles of professor and associate professor.
Teachers have the following duties:
1. Educating and teaching according to educational objectives, principles and curriculum;
2. Being exemplary in the fulfilment of civic duties, regulations of law and school charters;
3. Maintaining moral quality, prestige and honour of teacher, respecting learners' dignity, to treat learners equally, and protect legitimate rights and interests of learners;
4. Studying continuously to improve moral quality, ethics, professional qualification and being good example for learners.
5. Performing other duties as regulated by laws.
Article 73. Rights of teachers
Teachers have the following rights:
1. To teach according to their educated specialisation;
2. To receive further education and training to improve qualifications;
3. To work under contract as visiting teacher and/or researcher in other schools, educational and research institutions provided that they fulfil their tasks assigned by their school;
4. To be protected with regard to their honour and dignity;
5. To have summer vacation, Lunar New Year holidays, and semester holidays as stipulated by the Minister of Education and Training and other holidays as stipulated in the Labour Law.
1. Educational institutions are entitled to invite persons meeting criteria as stipulated in paragraph 2, Article 65 of this Law to teach as visiting teachers;
2. Visiting teacher must perform duties as defined in Article 72 of this Law;
3. Visiting teacher, if being civil servants, must first assure the fulfilment of tasks at his/her organisations.
Article 75. Prohibited behaviours of teachers
Teachers are prohibited from having the following behaviours:
1. Disrespect the honour, dignity of learners, hurt or abuse them physically;
2. Fraudulent in admission, examinations, intentionally mis-evaluating learners' study and training results;
3. Distort educational contents;
4. Force learners to take extra classes for money
Article 76. Vietnamese Teachers' Day
Annually, the 20th of November is the Vietnamese Teachers' Day.
Section 2. EDUCATION AND TRAINING FOR TEACHERS
Article 77. Standardised educational qualifications of teachers
1. The standardised educational qualifications of teachers are defined as follows:
a) Pre-school and primary education teachers must possess upper secondary pedagogical diploma;
b) Lower secondary education teachers must possess pedagogical college diploma
or college diploma and certificate of pedagogy training;
c) Upper secondary education teachers must possess pedagogical university degree and certificate of pedagogy training;
d) Teachers guiding practice at vocational training institutions must possess diploma from professional upper secondary school; vocational training college or be qualified artisans, high skilled technical workers;
dd) Professional upper secondary teachers must possess pedagogical university degree or university degree and certificate of pedagogy training;
e) Teachers at colleges and universities must possess university degree or higher and certificate of pedagogy training; master degree or higher for teaching specialised subjects or supervising master thesis, doctoral degree for teaching specialised subjects or supervising doctoral thesis.
2. The Minister of Education and Training and heads of the State management agencies for vocational training, according to their competence, shall stipulate further education and training for teachers who have not met the required standards.
Article 78. Pedagogical institutions
1. Pedagogical institutions are established by the State to educate and train teachers and educational management staff.
2. Pedagogical institutions shall be given priority in teacher recruitment, allocation of administrators, investment in infrastructure and dormitories, as well as availability of funding.
3. Pedagogical institutions have dormitories, schools or establishments for trainee- teachers' practice.
Article 79. Teachers of colleges and universities
Teachers of colleges and universities are recruited based on preferential recruitment of good and excellent graduates with good personal quality and those with undergraduate, master, or doctoral qualifications, practical experience and desire to become teacher. Prior to their teaching assignment, college and university teachers must receive pedagogy training. These training programs shall be regulated by the Minister of Education and Training.
Section 3. POLICIES FOR TEACHERS
Article 80. Professional and pedagogical enhancement
The State shall elaborate policies for upgrading teachers professionally and pedagogically so as to enhance their qualifications and bring them up to the required standards.
Teachers nominated to attend processional and pedagogical enhancement programmes will receive salary and subsidies as regulated by the Government.
Teachers will receive salary, professional allowances and other allowances regulated by the Government.
Article 82. Policies for teachers, educational administrators working at special schools, in areas with extreme socio-economic difficulties
1. Teachers and educational administrators working at specialised schools, schools for gifted students, boarding general education schools or semi-boarding general education schools for ethnic minorities, pre-university schools, schools for disabled and handicapped persons, re-education schools and other special schools shall receive allowances and other preferential rewards as stipulated by the Government.
2. Teachers and educational administrators working in areas with extreme socio- economic difficulties shall be facilitated by the People's Committees at various levels concerning housing and shall receive allowances and other preferential rewards as stipulated by the Government.
3. The State shall elaborate policies to rotate teachers and educational administrators working in areas with extreme socio-economic difficulties, encourage and provide preferential rewards to teachers and educational administrators working in more favourable areas to move into areas with extreme socio-economic difficulties; facilitate teachers in these areas to settle to their work, provide training of ethnic minority languages for teachers and educational administrators working in ethnic minority areas to improve teaching and learning quality.