Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình
Số hiệu: | 27/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải trả BHXH cho người giúp việc
NSDLĐ sẽ phải chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT vào tiền lương cho người giúp việc để NLĐ tự lo bảo hiểm.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về người giúp việc gia đình.
Bên cạnh đó, nghị định cũng nêu rõ một số vấn đề:
- Phải ký kết HĐLĐ theo quy định với người giúp việc
- Phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định trong trường hợp yêu cầu người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ, ngày Tết…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/5/2014.
NSDLĐ đang thuê mướn giúp việc trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng mới.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định một số quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động, lao động là người giúp việc gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Lao động là người giúp việc gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Nghị định này không áp dụng đối với người lao động Việt Nam là người giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lao động là người giúp việc gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là người lao động), bao gồm: Người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động.
2. Công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động, gồm các công việc: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình.
3. Làm thường xuyên các công việc gia đình là các công việc trong hợp đồng lao động được lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định (hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng).
4. Người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động.
1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
a) Chủ hộ;
b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp;
c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.
2. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
1. Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.
3. Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động thông tin cần thiết sau đây:
a) Thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Bộ luật Lao động;
b) Điều kiện ăn, ở của người lao động, đặc điểm của các thành viên, sinh hoạt của hộ gia đình hoặc các hộ gia đình.
2. Người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động thông tin cần thiết sau đây:
a) Thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Lao động;
b) Số, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, hoàn cảnh gia đình; họ và tên, địa chỉ của người báo tin khi cần thiết.
Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động;
2. Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);
3. Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;
4. Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);
5. Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;
6. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Bộ luật Lao động.
2. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Hết hạn hợp đồng lao động.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động chết.
5. Người sử dụng lao động là cá nhân chết.
6. Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
c) Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động;
d) Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc.
3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;
b) Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
1. Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 30 ngày liên tục.
3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm;
b) Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 11, Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc.
1. Người sử dụng lao động bố trí thời gian để người lao động học văn hóa, học nghề khi người lao động yêu cầu.
2. Thời gian cụ thể để người lao động tham gia học văn hóa, học nghề do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
1. Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.
2. Hình thức trả lương, thời hạn trả lương do hai bên thỏa thuận. Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động mở tài khoản ngân hàng. Các loại phí liên quan đến mở, duy trì tài khoản do hai bên thỏa thuận. Người sử dụng lao động không được thu phí chuyển khoản tiền lương vào tài khoản của người lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động theo nội dung của hợp đồng lao động.
2. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức tiền lương hằng tháng đối với người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động; không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí tiền ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động.
3. Khi khấu trừ tiền lương người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.
1. Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh.
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.
2. Thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động.
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
2. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Lao động.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng có liên quan đến công việc của người lao động, các biện pháp phòng chống cháy nổ cho người lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc.
2. Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng và phòng chống cháy nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.
3. Hằng năm, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải khám sức khỏe. Chi phí khám sức khỏe do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
1. Khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo;
b) Thông báo cho người thân của người lao động biết;
c) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật Lao động;
d) Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
1. Khi người lao động có hành vi vi phạm các nội dung trong hợp đồng lao động nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách; trường hợp người lao động tái phạm, tùy theo mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động phải bồi thường theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Khi xảy ra tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa người lao động với thành viên trong hộ gia đình, người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thương lượng, giải quyết. Trường hợp một trong hai bên không thống nhất thì có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2014.
2. Những nội dung không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn khác.
3. Người sử dụng lao động hiện đang thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì căn cứ quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới và thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận thông báo sử dụng lao động là người giúp việc gia đình và chấm dứt hợp đồng lao động; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động hoặc người sử dụng lao động yêu cầu; tiếp nhận, giải quyết tố cáo của người lao động khi người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 27/2014/ND-CP |
Hanoi, April 07, 2014 |
GUIDELINES FOR REGULATIONS OF THE LABOR CODE ON DOMESTIC SERVANTS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;
The government promulgates a Decree on guidelines for regulations of the Labor Code on domestic servants
Article 1. Scope of regulation
This Decree deals with the rights, obligations, and responsibilities of domestic servants, their employers, the organizations and individuals involved in the performance of labor contracts, wages, social insurance, health insurance, hours of work and hours of rest, occupational safety, occupational hygiene, labor discipline, financial obligations and settlement of labor dispute according to the Labor Code.
Article 2. Subjects of application
1. The domestic servants defined in Clause 1 Article 179 of the Labor Code.
2. The employers of domestic servants under labor contracts.
3. The organizations and individuals involved in the implementation of this Decree.
This Decree is not applied to Vietnamese domestic servants that work overseas.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. A worker means a domestic servant defined in Clause 1 Article 179 of the Labor Code, whether living or not living with the employer’s family.
2. Other works in the household that are not related to commercial activities defined in Clause 1 Article 179 of the Labor Code include: cooking for family members, not for a restaurant; planting vegetables, fruits, ornamental plants, raising animals to serve the life of the family members, not for sale or exchange; cleaning the house, the garden, protecting the house and other property of the household that is not a workshop, a shop, an office, or a business location; transporting family members or stuff that is not goods or raw materials serving business; tutoring family members; washing clothing and blankets of family members that are not clothing in a laundry shop or protective clothing of the people hired by the household; other works serving everyday life of the family members that do not directly contribute to income generation of the household or the family members.
3. Regular household tasks are the tasks in the contract that recur after a certain period of time (hourly, daily, weekly, or monthly).
4. An employer may be a household or multiple households that hire the same domestic servant under a labor contract.
Article 4. Signatories to the labor contract
1. The signatory on the employer’s side may be:
a) The household owner;
b) A person authorized by the household owner(s);
c) A person authorized by members of the household owner(s);
2. The signatory on the worker’s side may be:
a) A worker aged 18 or more;
b) A worker aged 15 to under 18 that has a written consensus by a legal representative of the worker.
Article 5. Conclusion of the labor contract
1. When the labor contract is concluded with an illiterate worker, the employer must read the whole labor contract out loud for the worker to hear and agree before it is signed. If necessary, the worker may request the employer to invite a person that is not a family member to witness before the labor contract is signed.
2. If the employer hires multiple domestic servants, each of them must have a separate labor contract.
3. The labor contract shall be made into two copies, one of which is kept by the employer and the other is kept by the worker.
4. Within 10 days from the day on which the labor contract is signed, the employer must notify the employment of a domestic servant to the People’s Committee of the commune, ward or town where the worker works.
Article 6. Information provision prior to contract conclusion
1. The employer must provide the worker with the following information:
a) The information mentioned in Clause 1 Article 19 of the Labor Code.
b) The living conditions of the worker, information about the family members and their routines.
2. The worker must provide the employer with the following information:
a) The information mentioned in Clause 2 Article 19 of the Labor Code.
b) ID number, date of issuer, issuer, permanent residence, family background, full name and address of the contact.
Article 7. Labor contract contents
A labor contract must contain:
1. The information mentioned in Clause 1 Article 23 of the Labor Code;
2. The living conditions of the worker (if any);
3. The worker’s travel allowance when the labor contract expires on schedule;
4. The time and financial support for the worker to go to school (if any);
5. The responsibility to pay compensation for damaging equipment or other assets of the employer;
6. The prohibitions applied to both parties
1. The employer and the worker may reach an agreement on the probation, the rights and obligations of both parties during and after the probation period in accordance with Article 26, Article 28, and Article 29 of the Labor Code.
2. The probation period must not exceed 06 working days.
Article 9. Labor contract suspension
1. The employer and the worker may reach an agreement on suspension of the labor contract in accordance with Clause 4 and Clause 5 Article 32 of the Labor Code.
2. When the suspension is over, the worker must be present at the workplace, unless otherwise agreed by both parties. When the suspension is over, the employer must reemploy the worker.
3. If the worker is not present when the suspension mentioned in Clause 2 of this Article is over, the employer is entitled to unilaterally terminate the labor contract.
Article 10. Cases of labor contract termination
1. The labor contract expires.
2. The works under the labor contract are all finished.
3. Both parties agree to terminate the labor contract.
4. The worker dies.
5. The employer that is an individual dies.
6. The employer or the worker unilaterally terminates the labor contract.
Article 11. Worker’s prior notice of unilateral termination of labor contract
1. The worker must give a prior notice 15 days before unilaterally terminating the labor contract, except for the cases in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. The worker must give a prior notice 03 days before unilaterally terminating the labor contract in the following cases:
a) The works assigned or the working locations are not consistent with the labor contract;
b) Wages are not paid in full or on schedule according to the labor contract, unless otherwise agreed by both parties;
c) The worker is not provided with acceptable living conditions as stated in the labor contract;
d) The worker fails to continue working due to a disease or accident.
3. Prior notice of unilateral termination of the labor contract is not required in the following cases:
a) The worker is abused, insulted, sexually harassed, attacked, or forced to work by the employer or a family member;
b) The working conditions are dangerous or threaten the safety or health of the worker, and the employer fails to take any effective measure;
c) The worker to fails to keep performing the contract due to a natural disaster, blaze, or another force majeure circumstance despite all the measures taken.
Article 12. Employer’s prior notice of unilateral termination of labor contract
1. The employer must give a prior notice 15 days before unilaterally terminating the labor contract, except for the cases in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. The employer must give a prior notice 03 days before unilaterally terminating the labor contract in the following cases:
a) The worker seriously violates the labor contract, except for the cases in Point a Clause 3 of this Article;
b) The worker has been treated for a disease or accident for 30 consecutive days.
3. Prior notice of unilateral termination of the labor contract is not required in the following cases:
a) The worker commits embezzlement, gambles, attacks a family member or a co-worker, abuses drugs, or uses prostitutes;
b) The employer or a family member is abused, insulted, sexually harassed, attacked, or forced by the worker;
c) The employer to fails to keep performing the contract due to a natural disaster, blaze, or another force majeure circumstance despite all the measures taken.
Article 13. Responsibilities of the employer and worker when the labor contract is terminated
1. When the labor contract is terminated according to Article 10 of this Decree, the employer and the worker must settle the relevant payments according to the labor contract. If necessary, payments may be delayed for up to 07 working days from termination date.
2. When the labor contract is terminated according to Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, or Clause 5 of Article 10, or when the labor contract is unilaterally terminated according to Article 11, Clause 1, Point b Clause 2, or Point c Clause 3 Article 12 of this Decree, the employer must pay the worker a severance pay according to Article 48 of the Labor Code.
3. Within 10 days from the termination date, the employer must notify the contract termination to the People’s Committee of the commune, ward or town where the worker worked.
Article 14. Worker’s going to school
1. The employer must allow the worker to go to school at the worker’s request.
2. The time for the worker to go to school shall be agreed by both parties and must be written in the labor contract.
WAGES, SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE
Article 15. Wages, method of payment, and deadline for payment
1. The level of wage is agreed by both party and must be written in the labor contract. The wage (including the living cost if the worker lives with the family) must not fall below the minimum wages imposed by the government. The employer and the worker shall negotiate the monthly living cost, provided it does not exceed 50% of the wage in the labor contract.
2. The method of payment and deadline for payment shall be negotiated by both parties. If wages are paid to a bank account, the employee must enable the worker to open a bank account. The costs related to the opening and maintenance of the account shall be negotiated by both parties. The employer must not deduct any wiring fee from the wage.
3. If the employer requests the worker to work overtime, work during public holidays or paid leave, the employer must provide overtime pay in accordance with Article 97 of the Labor Code.
Article 16. Payment upon resignation
1. The employer must pay wages to the worker in full if the employer is accountable for the worker’s resignation, unless otherwise agreed by both parties.
2. The employer is not required to pay the worker if the employee is not accountable for the worker’s resignation, unless otherwise agreed by both parties.
1. The employer may only deduct the compensation for damaged equipment or loss of property from the worker’s wages in accordance with the labor contract.
2. The deduction from the monthly wage shall be agreed by both parties, but must not exceed 30% of the monthly wage if the worker does not live with the family, or not exceed 60% of the remaining wage after deducting the living cost if the worker lives with the family.
3. The worker must be informed of the every deduction.
Every year, the employer shall pay bonus for the worker according to their performance and the financial capacity of the household.
Article 19. Social insurance and health insurance
The employer must pay the worker an additional amount that is equal to the social insurance and health insurance premiums when paying wages. The worker shall use this amount to pay insurance himself or herself.
Article 20. Responsibilities of the employer when the worker is sick
1. When the worker that lives with the family is sick, the employer must enable to the worker to rest and treat their sickness. The medical cost shall be covered by the worker, unless otherwise agreed by both parties.
2. The employer is not required to pay the worker for the days the worker is off sick>
Article 21. Hours of work and hours of rest of workers that live with the family
1. The hours of work and hours of rest shall be agreed by both parties, provided the worker has at least 8 hours of rest, including 6 consecutive hours of rest in during a 24-hour period.
2. The working time workers aged 15 to under 18 is prescribed in Clause 2 Article 163 of the Labor Code.
The worker must have at least 24 hours of rest every week. Otherwise, the employer must allow the worker to rest at least 04 days a month on average. The time of rest shall be negotiated by both parties.
Article 23. Annual leave and public holidays
1. If the worker has worked for 12 months for an employee, he or she is entitled for 12-day leave in the year. The time of rest shall be negotiated by both parties. The worker may negotiate with the employer for taking leave many times a year or only one time during a period of not more than 3 years.
2. The worker is entitled to rest and get paid in full during public holidays according to Article 115 of the Labor Code.
3. When taking annual leave, the worker shall receive an advance payment that equals at least the payment for the days off.
OCCUPATIONAL SAFETY AND OCCUPATIONAL HYGIENE
Article 24. Occupational safety and occupational hygiene
1. The employer must instruct the worker to use the equipment and appliances related to their works, provide instructions on fire safety, and provide personal safety equipment for the worker while they are working.
2. The worker must follow the instructions provided by the employer; ensure the sanitation of the households and the residential area.
3. Every year, the employee must enable the worker to undergo a health check. If necessary, the employer shall request the worker to undergo a health check. The health check cost shall be covered by the employer, unless otherwise agreed by both parties.
Article 25. Responsibilities of the employer when the worker has an occupational accident
1. When the worker has an occupational accident, the employer must:
a) Provide emergency treatment in a timely and careful manner;
b) Notify the worker’s family;
c) Fulfill the employer’s obligations in Article 144 of the Labor Code;
d) Report the case to and cooperate with a competent authority in investigating the occupational accident as prescribed by law.
2. The employer must not unilaterally terminate the labor contract with the worker that has the occupational accident during the treatment, except for the case in Point b Clause 2 Article 12 of this Decree.
LABOR DISCIPLINE, FINANCIAL OBLIGATIONS, AND SETTLEMENT OF LABOR DISPUTE
Article 26. Labor discipline and financial obligations
1. When the employee commits the breaches of the contract other than those mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 12 of this Decree, the employer is entitled to give a reprimand. If the breach occurs, the employee may terminate the labor contract in accordance with Clause 1 and Article 12 of this Decree depending on the seriousness of the breach.
2. The worker that damages the equipment or other property of the employee must pay compensation for the damage in accordance with Article 130 of the Labor Code, unless otherwise agreed by both parties.
Article 27. Settlement of labor dispute
When a dispute between the employer and the worker or a family member arises, the employer and the worker must negotiate towards an amicable settlement. If an amicable settlement cannot be reached, the case may be settled by a conciliator or at court in accordance with Article 201 of the Labor Code.
1. This Decree takes effect on May 25, 2014.
2. The Labor Code and other guiding documents shall apply to the issues that are not mentioned in this Decree.
3. Any employer that hires a domestic servant before this Circular takes effect must cooperate with the worker in adjust the labor contract to this Decree or signing a new labor contract that is conformable with this Decree, and notify the People’s Committee of the commune, ward, or town where the worker works.
Article 29. Responsibilities for implementation
1. Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for providing instructions on the implementation of this Decree.
2. The People’s Committees of communes, wards and towns shall receive notifications of employment of domestic servants and terminations of their labor contracts, assist in settling disputes between domestic servants and their employers; receive and consider workers’ reports of their employers’ abuse, sexual harassment, coercion, or other violations of law; summarize and report the adherence to labor laws of local domestic servants.
3. Other Ministers, heads of ministerial agencies, head of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 9. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Điều 4. Người ký kết hợp đồng lao động
Điều 5. Ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 12. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 24. An toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động