Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 19/2014/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 15/08/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/10/2014 |
Ngày công báo: | 05/09/2014 | Số công báo: | Từ số 801 đến số 802 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức lương làm thêm giờ của người giúp việc
Ngày 15/8/2014 Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP về hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc nhà.
Theo đó, chủ nhà phải trả lương làm thêm giờ cho người giúp việc khi không thể bố trí nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.
Ngoài ra, Thông tư quy định đa dạng cách thức trả lương cho người giúp việc, gồm:
- Trả lương theo tháng xác định trên cơ sở HĐLĐ;
- Trả lương theo tuần xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
- Trả lương theo ngày xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng mà hai bên xác định nhưng không quá 26 ngày;
- Trả lương theo giờ xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo HĐLĐ.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05/10/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2014/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động và trách nhiệm vật chất quy định tại Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình (sau đây gọi là Nghị định số 27/2014/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại .
1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật;
b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản;
c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủy quyền theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Chủ hộ và người được ủy quyền ký hợp đồng lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng lao động.
2. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Người đại diện theo pháp luật của người lao động là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp của người lao động.
Văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động theo phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ.
3. Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng.
Trách nhiệm thông báo sử dụng lao động giúp việc gia đình của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình.
2. Văn bản thông báo sử dụng lao động giúp việc gia đình theo phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Thông tin cá nhân của các bên ký hợp đồng lao động
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ nơi ở hiện tại của người ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ nơi ở hiện tại của người lao động;
c) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, quan hệ với người lao động, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ nơi ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần của người làm chứng (nếu có);
e) Họ và tên, quan hệ với người lao động, địa chỉ liên lạc của người báo tin khi cần thiết của người lao động.
2. Công việc và địa điểm làm việc
a) Công việc người lao động phải làm thường xuyên hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng;
b) Địa điểm làm việc: địa chỉ của hộ gia đình hoặc các hộ gia đình nơi người lao động làm việc.
3. Thời hạn của hợp đồng lao động
a) Loại hợp đồng lao động (không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng);
Trường hợp người ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền thì thời hạn của hợp đồng không vượt quá thời hạn được ủy quyền.
b) Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng: từ ngày, tháng, năm;
c) Thời điểm kết thúc hợp đồng: đến ngày, tháng, năm (đối với hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).
4. Tiền lương
a) Tiền lương: số tiền ghi bằng tiền đồng Việt Nam (bao gồm cả chi phí ăn, chỗ ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có), trong đó:
- Mức lương: số tiền trả cho người lao động được tính theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo giờ và được ghi bằng tiền đồng Việt Nam;
- Phụ cấp (nếu có): loại phụ cấp, điều kiện hưởng phụ cấp, mức phụ cấp (ghi bằng tiền đồng Việt Nam);
- Các khoản bổ sung khác (nếu có): khoản, mức tương ứng (ghi bằng tiền đồng Việt Nam), kỳ hạn trả (theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng);
b) Điều kiện, thời gian điều chỉnh mức lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản bổ sung khác (nếu có);
c) Hình thức trả lương: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản;
Trường hợp chuyển khoản thì ghi rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong mở tài khoản ngân hàng, trả phí liên quan đến mở, duy trì tài khoản ngân hàng;
d) Thời hạn trả lương: ghi thời điểm trả lương cố định trong ngày hoặc trong tuần hoặc trong tháng.
5. Tiền thưởng (nếu có)
a) Điều kiện hưởng tiền thưởng;
b) Mức thưởng (ghi bằng tiền đồng Việt Nam), kỳ hạn trả thưởng (theo tuần hoặc theo tháng hoặc theo năm) và hình thức trả (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho người lao động.
6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trường hợp người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động: ghi thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc công việc trong ngày;
Trường hợp người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động: ghi số giờ nghỉ trong một ngày, trong đó số giờ nghỉ liên tục; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc nghỉ liên tục.
b) Số ngày làm việc trong một tuần;
c) Ngày nghỉ hàng tuần: ghi ngày nghỉ cố định trong tuần (theo lịch);
d) Số ngày nghỉ hàng năm (nếu có);
đ) Số ngày nghỉ không hưởng lương (nếu có).
7. Trang bị bảo hộ lao động: loại phương tiện, số lượng, thời hạn cấp phương tiện bảo vệ cá nhân (theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng hoặc theo năm).
8. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
a) Bảo hiểm xã hội: Số tiền (ghi bằng tiền đồng Việt Nạm) tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tháng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trả cho người lao động cùng với kỳ trả lương; hình thức trả (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người lao động);
b) Bảo hiểm y tế: số tiền (ghi bằng tiền đồng Việt Nam) tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo tháng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; kỳ hạn trả (cùng với kỳ trả lương); hình thức trả (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người lao động);
c) Trách nhiệm tự lo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động.
9. Ăn và chỗ ở của người lao động
a) Chi phí ăn, ở của người lao động do người sử dụng lao động đài thọ hoặc người lao động trả cho người sử dụng lao động: mức chi phí ăn, chỗ ở ghi bằng tiền đồng Việt Nam; kỳ hạn trả (theo ngày hoặc tuần hoặc tháng); hình thức trả (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người sử dụng lao động);
b) Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đảm bảo ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.
10. Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn: số tiền (ghi bằng tiền đồng Việt Nam).
11. Hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có): thời gian đi học (trong ngày hoặc trong tuần hoặc trong tháng); chi phí hỗ trợ (ghi bằng tiền đồng Việt Nam), kỳ hỗ trợ (theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng); hình thức hỗ trợ (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho người lao động.
12. Trách nhiệm bồi thường của người lao động
a) Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động: ghi cụ thể loại dụng cụ, thiết bị, tài sản; mức độ hư hỏng, mức độ thiệt hại tài sản; mức bồi thường; hình thức bồi thường; thời hạn bồi thường;
b) Bồi thường khi người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản khác của người sử dụng lao động: ghi cụ thể loại dụng cụ, thiết bị, tài sản; mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền mặt hoặc hiện vật hoặc hình thức khác); thời hạn bồi thường.
13. Những hành vi nghiêm cấm
a) Hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động và các thành viên trong hộ gia đình, như: ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; phạt tiền, cắt lương người lao động; giao việc cho người lao động không theo hợp đồng lao động; giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động; tiết lộ thông tin cá nhân ảnh hưởng xấu đến người lao động; tự ý lục soát, sử dụng đồ dùng cá nhân của người lao động và các hành vi khác do hai bên thỏa thuận;
b) Hành vi nghiêm cấm đối với người lao động, như: trộm cắp; đánh bạc; cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng; sử dụng các chất gây nghiện; mại dâm; ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục các thành viên trong hộ và người nhà các thành viên trong hộ; tự ý đưa khách, bạn bè, người nhà vào nhà hoặc nghỉ lại nhà của người sử dụng lao động; tự ý lục soát, sử dụng đồ dùng của các thành viên trong hộ; tiết lộ thông tin cá nhân các thành viên trong hộ hoặc của hộ gia đình và các hành vi khác do hai bên thỏa thuận.
Nội dung thử việc tại Điều 8 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Thời gian thử việc (nếu có) không quá 06 ngày làm việc.
2. Hai bên chỉ được thỏa thuận về việc làm thử đối với công việc thường xuyên phải làm khi ký hợp đồng lao động.
3. Ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc, hai bên thỏa thuận nội dung ghi trong hợp đồng lao động và ký hợp đồng lao động.
4. Tiền lương trong thời gian thử việc quy định như sau:
a) Trường hợp hai bên đã thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức tiền lương đã thỏa thuận;
b) Trường hợp hai bên chưa thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc;
c) Tiền lương theo ngày để tính trả cho người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận được xác định theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
5. Trường hợp hai bên thỏa thuận ký hợp đồng thử việc thì nội dung hợp đồng thử việc theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 13, Khoản 16 và Khoản 17 Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại khoản 1, 2 Điều 11 và khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được tính theo ngày (đủ 24 tiếng) tính từ thời điểm báo trước.
3. Hình thức báo trước bằng lời nói, điện thoại hoặc bằng văn bản.
1. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 11 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP:
a) Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước;
c) Phải hoàn trả chi phí hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có) cho người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 12 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP:
a) Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại điểm a khoản này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
c) Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động thì ngoài khoản bồi thường quy định tại điểm a khoản này và trợ cấp thôi việc (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước;
đ) Trả tiền tàu xe đi đường khi người lao động về nơi cư trú.
3. Tiền lương tháng làm căn cứ tính bồi thường và tính trả cho những ngày người lao động không làm việc hoặc cho những ngày không báo trước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
4. Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo ngày để chi trả cho những ngày người lao động không được làm việc quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này được xác định trên cơ sở số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tháng thuộc phần trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật do hai bên xác định và ghi trong hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng mà hai bên xác định nhưng tối đa không quá 26 ngày trong tháng.
1. Các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng lao động tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 27/1014/NĐ-CP quy định như sau:
a) Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tiền lương cho những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ (nếu có);
c) Chi phí ăn, chỗ ở của người lao động (nếu có);
d) Tiền hỗ trợ học văn hóa, học nghề (nếu có);
đ) Tiền tàu xe đi đường khi người lao động về nơi cư trú, trừ trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Các khoản đã thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động (nếu có).
2. Trợ cấp thôi việc cho người lao động tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 27/1014/NĐ-CP quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp ½ tháng tiền lương;
b) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, bao gồm: thời gian thử việc, thời gian làm việc tại hộ gia đình; thời gian được người sử dụng lao động bố trí cho người lao động học văn hóa, học nghề; thời gian nghỉ việc do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
c) Trường hợp người lao động đã làm việc liên tục cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động trước đó mà chưa được người sử dụng lao động tính trả trợ cấp thôi việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động là tổng thời gian (cộng dồn) mà người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động;
d) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng ½ năm, từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc;
đ) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là mức tiền lương bình quân ghi trong hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
e) Người lao động có thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 5 năm 2013 thì thời gian từ khi bắt đầu làm việc đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2013 được tính trả trợ cấp thôi việc theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động đã ký trước đó (nếu có).
Trách nhiệm thông báo chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình.
2. Văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
2. Tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Mức lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc.
Hình thức trả lương và thời hạn trả lương quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thời gian (theo tháng, tuần, ngày, giờ) do hai bên thỏa thuận, gồm:
a) Trả lương theo tháng là tiền lương được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
b) Trả lương theo tuần là tiền lương được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
c) Trả lương theo ngày là tiền lương được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà hai bên xác định nhưng tối đa không quá 26 ngày;
d) Trả lương theo giờ là tiền lương được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày mà hai bên xác định và ghi trong hợp đồng lao động.
2. Thời hạn trả lương
Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận thời hạn, thời điểm trả lương cố định trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng và ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần, tháng thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần, tháng làm việc hoặc trả gộp do hai bên thỏa thuận.
Trả tiền lương làm thêm giờ quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ngày thường được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo giờ làm việc.
2. Người lao động làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.
3. Người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc, chưa kể tiền lương của ngày lễ, tết có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động hưởng lương theo giờ, theo ngày, theo tuần.
4. Người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ban đêm thì ngoài tiền lương được trả theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo giờ của ngày làm việc bình thường hoặc tiền lương của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Tiền lương tính theo giờ, theo ngày làm việc được xác định theo điểm c và điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
Mức tiền lương hằng tháng được dùng làm căn cứ khấu trừ tiền lương của người lao động quy định tại Điều 17 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP là mức tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) tính theo tháng ghi trong hợp đồng lao động.
Trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tính theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ thì người sử dụng lao động và người lao động thống nhất quy đổi mức tiền lương theo tháng làm căn cứ thỏa thuận mức khấu trừ tiền lương của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
Thời giờ làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần.
1. Tiền lương làm căn cứ tính trả cho ngày nghỉ hàng năm quy định tại khoản 1 và cho những ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng do hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, nhân với số ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết của người lao động.
2. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc vì lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ. Tiền lương làm căn cứ tính trả cho những ngày người lao động chưa nghỉ là tiền lương tháng ghi trên hợp đồng lao động bình quân 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trước khi tính trả cho người lao động, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà hai bên xác định nhưng tối đa không quá 26 ngày, nhân với số ngày người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng tiền lương làm căn cứ tính trả cho những ngày người lao động chưa nghỉ là tiền lương bình quân ghi trong hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.
Khám sức khỏe của người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần.
2. Trường hợp cần thiết người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thực hiện khám sức khỏe tại cơ sở y tế do người sử dụng lao động chỉ định.
3. Chi phí khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Sơ cứu và tìm mọi biện pháp đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
2. Chăm sóc chu đáo và tạo mọi điều kiện cần thiết để người lao động được điều trị ổn định thương tật.
3. Thông báo ngay và thường xuyên cho người thân của người lao động biết về tình trạng sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động.
4. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế hoặc một phần chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật theo thỏa thuận với người lao động chưa tham gia bảo hiểm y tế.
5. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động trong thời gian điều trị.
6. Bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi tai nạn lao động không do lỗi của người lao động với mức bồi thường như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
7. Trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại Khoản 6 Điều này khi tai nạn lao động do lỗi của người lao động.
8. Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Trường hợp người lao động do sơ suất gây thiệt hại cho người sử dụng lao động với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương hàng tháng.
Mức khấu trừ do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức tiền lương hằng tháng đối với người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động; không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động.
2. Trường hợp, người lao động không phải do sơ suất hoặc gây thiệt hại với giá trị trên 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc thì người sử dụng lao động căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế, hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động để xem xét, quyết định mức bồi thường, thời hạn bồi thường và phương thức bồi thường thiệt hại. Trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định của người sử dụng lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Việc bồi thường thiệt hại của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều này phải làm thành văn bản cam kết bồi thường, trường hợp người lao động không biết chữ thì việc lập văn bản cam kết bồi thường được thực hiện như việc ký hợp đồng lao động với người không biết chữ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Văn bản cam kết bồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản. Văn bản cam kết bồi thường theo phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù người lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường,
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2014.
2. Những nội dung không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.
3. Hợp đồng lao động đang có hiệu lực thi hành đã giao kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào các quy định tại Nghị định số 27/2014/NĐ-CP và Thông tư này người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới và thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc theo quy định tại Thông tư này.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình đến người lao động và các hộ gia đình có thuê mướn sử dụng lao động giúp việc gia đình;
b) Phân công cán bộ theo dõi, quản lý việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
c) Lập Sổ quản lý lao động giúp việc gia đình với các nội dung chủ yếu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; tiếp nhận, quản lý thông báo sử dụng lao động giúp việc gia đình, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình của người sử dụng lao động trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
d) Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về lao động của người lao động giúp việc gia đình và hộ gia đình có sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
đ) Định kỳ 06 tháng một lần, tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý với Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh theo phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo dõi, quản lý lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý đồng thời báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
a) Tổ chức hướng dẫn thực hiện quản lý lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
b) Tuyên truyền, phổ biến các quy định về lao động giúp việc gia đình đến người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
c) Định kỳ 06 tháng một lần, tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp theo phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đề nghị các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương tham gia quản lý, giám sát tình hình thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành.
………, ngày ………. tháng …… năm ……….., chúng tôi gồm:
I. Bên ủy quyền:
Họ và tên: …………..………………… Nam/ Nữ: …………… Quốc tịch: ..............
Hộ khẩu thường trú: .............................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: ……………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ...........
Điện thoại: ............................................................................................................
II. Bên được ủy quyền:
Họ và tên: ………………………………… Nam/ Nữ: …………. Quốc tịch: .............
Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: ……………………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ..........
Điện thoại: ..............................................................................................................
III. Nội dung ủy quyền: Ký hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.
IV. Thời hạn ủy quyền: ……………….. kể từ ngày ký giấy ủy quyền này.
V. Cam kết:
- Bên được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác thực hiện nội dung đã được ủy quyền trên đây.
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN ỦY QUYỀN |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Tôi tên: ……………………………………………………… Nam/ Nữ: ..........................
Số CMND/ hộ chiếu: …………. ngày cấp …………….. nơi cấp ................................
Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................
Địa chỉ liên lạc: ...........................................................................................................
Tôi là: .........(1)…………………. của …………………..(2)..........................................
....................................................................................................................................
…… đồng ý để ………….……(3)........... ký hợp đồng lao động với ông/ bà …………
(4)................................................................................................................................
|
………., ngày …. tháng …. năm …. |
Ghi chú:
(1): ghi quan hệ của người cam kết với người lao động (là cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc người giám hộ).
(2): ghi họ lên người lao động; số CMND hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
(3): ghi họ tên người lao động.
(4): ghi họ tên người sử dụng lao động; số CMND hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
VỀ VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn: ……………………………………………
Tôi tên: ………………………………, Nam/Nữ: …………… Quốc tịch:...................
Số CMND/ hộ chiếu: …………………. ngày cấp…………………, nơi cấp .............
Thường trú tại: ........................................................................................................
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ..............................................................................................
Thông báo với Ủy ban nhân dân (xã/ phường/ thị trấn) ………………………………………… về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình như sau:
Người lao động:
Họ tên: .....................................................................................................................
Sinh ngày: ………………………………………………., giới tính: .............................
Số CMND/hộ chiếu: …………………………… ngày cấp, ……………., nơi cấp........
Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ...............................................................................................
Người đại diện theo pháp luật của người lao động (nếu có):
Họ tên:......................................................................................................................
Số CMND/hộ chiếu: ……………………………, ngày cấp,…………….., nơi cấp......
Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ...............................................................................................
Địa điểm làm việc:.....................................................................................................
Công việc chính theo hợp đồng lao động: ...............................................................
..................................................................................................................................
Loại hợp đồng lao động: ..........................................................................................
Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng: từ ngày ……… tháng ……… năm............
Thời điểm kết thúc hợp đồng: ngày ……… tháng ……… năm................................
Chỗ ở của người lao động trong thời gian thực hiện hợp đồng (sống hoặc không sống tại gia đình người sử dụng lao động)
|
………………., ngày …. tháng …. năm …. |
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
VỀ VIỆC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn: ……………………………………..
Tôi tên: .....................................................................................................................
Số CMND/ hộ chiếu: ……………………., ngày cấp ………………, nơi cấp ............
Thường trú tại: .........................................................................................................
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ...............................................................................................
Thông báo với Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn về việc chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình với ông/ bà ………………………….(1).....................................
................................................................... từ ngày ……… tháng …….. năm ……..
Lý do chấm dứt hợp đồng: ……………………(2).......................................................
|
……….., ngày …. tháng …. năm … |
Ghi chú:
(1): ghi họ tên người lao động; số CMND hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
(2): ghi lý do chấm dứt hợp đồng: do hết hạn hợp đồng hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc người lao động chết hoặc người sử dụng lao động chết hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Tôi tên: ....................................................................................................................
Số CMND/ hộ chiếu: …………………………, ngày cấp ……..........., nơi cấp .........
Thường trú tại: ........................................................................................................
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ..............................................................................................
Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: .....................................................................................................................
Số CMND/hộ chiếu: ……………………………, ngày cấp,……………, nơi cấp ......
Thường trú tại: ........................................................................................................
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ..............................................................................................
Tôi cam kết bồi thường thiệt hại cho ông/ bà …………………..(1)...........................
..................................................................................................................................
- Lý do bồi thường: ..................................................................................................
- Mức bồi thường: ………………………(2)...............................................................
- Thời hạn bồi thường: ……………………………(3).................................................
- Phương thức bồi thường: ……………………………(4)..........................................
|
……………, ngày ….. tháng …. năm …. |
Ghi chú:
- (1): ghi họ tên người sử dụng lao động; số CMND hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú.
- (2): ghi số tiền bằng tiền Việt Nam đồng.
- (3): ghi thời gian thực hiện bồi thường từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm.
- (4): ghi phương thức bồi thường: bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật hoặc bằng hình thức khác.
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
SỔ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Trang bìa:
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ ………………………… ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ PHƯỜNG/ TH| TRẤN ……………………… ___________________________
SỔ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ___________________________
|
Trang 1,…….., n
STT |
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
Loại hợp đồng lao động |
Thời điểm bắt đầu làm việc |
Địa điểm làm việc |
Công việc chính theo HĐLĐ |
Chỗ ở của NLĐ |
Thời điểm chấm dứt HĐLĐ |
Lý do chấm dứt HĐLĐ |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1): ghi họ tên; giới tính; quốc tịch; số CMND hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú; địa chỉ nơi ở hiện tại của người sử dụng lao động.
(2): ghi họ tên; giới tính; số CMND hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú; địa chỉ nơi ở hiện tại của người lao động và người đại diện theo pháp luật (nếu có).
(3): ghi loại hợp đồng lao động: không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
(4): ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc.
(5): ghi địa chỉ hộ gia đình nơi người lao động làm việc.
(6): ghi các công việc chính người lao động phải làm theo hợp đồng lao động.
(7): ghi chỗ ở của người lao động trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động: sống tại gia đình người sử dụng lao động hoặc không sống tại gia định người sử dụng lao động.
(8): ghi ngày, tháng, năm chấm dứt hợp đồng lao động.
(9): ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động: do hết hạn hợp đồng hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc người lao động chết hoặc người sử dụng lao động chết người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị cấp trên trực tiếp: …… |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG Tính đến ngày ………(1)……… |
Stt |
Chỉ tiêu |
Số lượng |
|
1 |
Số hộ sử dụng lao động giúp việc gia đình |
|
|
2 |
Số lao động giúp việc gia đình Trong đó, chia theo: |
|
|
a) Giới tính |
Nam |
|
|
Nữ |
|
||
b) Độ tuổi |
Từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi |
|
|
Từ 18 tuổi trở lên |
|
||
c) Tình trạng chỗ ở |
Ở cùng gia đình người sử dụng lao động |
|
|
Không ở cùng gia đình người sử dụng lao động |
|
||
d) Loại hợp đồng lao động |
Không xác định thời hạn |
|
|
Xác định thời hạn |
|
||
Thời hạn dưới 12 tháng |
|
||
e) Công việc chính theo hợp đồng |
Nội trợ |
|
|
Quản gia |
|
||
Chăm sóc trẻ em |
|
||
Chăm sóc người già |
|
||
Chăm sóc người bệnh |
|
||
Lái xe |
|
||
Làm vườn |
|
||
Các công việc khác |
|
Người lập biểu |
TM. Ủy ban nhân dân ……………. |
Ghi chú: Báo cáo 6 tháng tính đến ngày 30 tháng 6, báo cáo năm tính đến ngày 31 tháng 12.
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 19/2014/TT-BLDTBXH |
Hanoi, August 15th 2014 |
CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCE ON THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE No. 27/2014/ND-CP DATED APRIL 07th 2014 BY THE GOVERNMENT DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLE OF THE LABOR CODE ON DOMESTIC SERVANTS
Pursuant to the Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 by the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Decree No. 27/2014/ND-CP dated April 07th 2014 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on domestic servants;
At the request of Director of Department of Labor and Wage;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates the Circular providing guidance on the implementation of a number of articles of Decree No. 27/2014/ND-CP dated April 07th 2014 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on domestic servants.
Section 1. GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for the implementation of a number of articles concerning labor contract, wage, working time, rest time, labor safety, labor hygiene and financial obligations specified in Decree No. 27/2014/ND-CP dated April 07th 2014 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on domestic servants (hereinafter referred to as Decree No. 27/2014/ND-CP).
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to entities specified in Article 2 of Decree No. 27/2014/ND-CP.
Section 2. LABOR CONTRACT
Article 3. Signatories to labor contract
1. The signatories on the employer’s side prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
a) The householder who is the representative of a household that employs the domestic servants according to the law;
b) A person who is authorized by a householder or a group of householders to employs domestic servants;
c) A person who is authorized by members of the household(s) to employs domestic servants. The form of authorization paper is provided in Appendix I of this Circular.
The householder and person authorized to sign the labor contract specified in points a, b and c Clause 1 of this Article shall be capable of civil acts according to the law. Any person who is authorized to conclude the labor contract is not permitted to authorize any other person to conclude the labor contract.
2. The signatories on the employee’s side prescribed in Clause 2 Article 4 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
a) An employee aged 18 or more;
b) An employee aged 15 to under 18 that has a written consensus by his/her legal representative according to the law. The legal representative of the employee shall be his/her parent, adoptive parent or guardian.
The form of written consensus of the employee’s legal representative is provided is Appendix II of this Circular.
Article 4. Conclusion of labor contract with an illiterate employee
The regulation on the conclusion of labor contract with an illiterate employee prescribed in Clause 1 Article 5 of Decree No. 27/2014/ND-CP is specified as follows:
1. The employer shall read the whole labor contract out loud for the employee to hear and agree before it is signed.
2. The employee in this case shall conclude the labor contract with the employer by appending his/her fingerprint.
3. If a third person who is not a family member of the household employer is requested to witness, his/her full name, ID number or passport number, permanent residence, address and signature shall be included in the labor contract.
Article 5. Notification of employment of domestic servants by employers
The responsibilities in notification about employment of a domestic servant prescribed in Clause 4 Article 5 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. Within 10 days from the day on which the labor contract is signed, the employer shall notify the employment of a domestic servant to the People’s Committee of the commune, ward or town where the employee works.
2. The form of the notification of the employment of a domestic servant is provided in Appendix III of this Circular.
Article 6. Labor contract contents
Main contents of the labor contract prescribed in Article 7 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. Personal information of signatories of the labor contract
a) Full name, date of birth, gender, ID number or passport number, permanent residence and address of the signatory on the employer’s side;
b) Full name, date of birth, gender, ID number or passport number, permanent residence and address of the employee;
c) Full name, date of birth, gender, ID number or passport number, relationship with the employee, permanent residence and address of the legal representative of the employee (applicable to employees who are from 15 to under 18 years old);
d) Full name, date of birth, gender, ID number or passport number, permanent residence and address of the witness (if any);
e) Full name, relationship with the employee, address for notification when necessary of the employee.
2. Tasks and working place
a) Tasks for the employee to carry out by hours, days, weeks or months;
b) Working place: address of household(s) where the employee works.
3. Duration of the labor contract
a) Type of labor contract (fixed-term or unfixed-term labor contract, casual labor contract or labor contract for a certain task with a duration of under 12 months);
If a person is authorized to conclude the labor contract on the employer’s side, the duration of the contract shall not exceed the duration of the authority.
b) The beginning of execution of the contract: from [date];
c) The termination of the contract: to [date] (applicable to fixed-term or unfixed-term labor contracts, casual labor contracts or labor contracts for a certain task with a duration of under 12 months).
4. Wages
a) Wage: in Vietnam dong, including the living cost if the employee lives with the family of the employer (if any), where:
- Wage level: the amount of money paid to the employee that is calculated by months, by weeks, by days or by hours and calculated in Vietnam dong;
- Allowances (if any): types of allowances, conditions for receiving allowances, allowance level (in Vietnam dong);
- Additional sum (if any): items and corresponding wage level (in Vietnam dong), schedule for payment of wage (every week or every month);
b) Conditions and time of adjustment of level of wages, allowances, benefits and additional sum (if any);
c) Method of payment of wage: in cash or deposit;
If the wage is paid via deposit, the responsibilities of the employer and the employee in the opening of a bank account and payment of fees relating to the opening and maintenance of a bank account;
d) Time of payment of wage: the fixed time of payment of wage in a day/week/month.
5. Bonus (if any)
a) Conditions for bonus;
b) Bonus level (in Vietnam dong), time of payment of bonus (by week, month or year) and method of payment (in cash or via deposit).
6. Working time and rest time
a) Working time and rest time
If the employee does not live with the employer: the starting time and ending time of work of a day are required;
If the employee lives with the employer: the rest time of a day is required, including the constant rest time, the start and end of rest time.
b) The number of working days in a week;
c) Days off in a week: the fixed days off in a week (according to the calendar);
d) The number of days off in a year (if any);
dd) The number of unpaid days off (if any).
7. Personal protective equipment: type of equipment, quantity, time for issuance of personal safety equipment (by day, week, month or year).
8. Social insurance and medical insurance
a) Social insurance: The amount of money (in Vietnam dong) that is equal to the monthly social insurance premiums compulsory for employers according to the law provisions on social insurance paid to employees on the payday; method of payment (in cash or deposit);
b) Medical insurance: The amount of money (in Vietnam dong) that is equal to the monthly social insurance premiums compulsory for employers according to the law provisions on social insurance paid to employees on the payday; time of payment (on payday); method of payment (in cash or deposit);
c) Self-responsibilities of the employee for social insurance and medical insurance.
9. Living conditions of employees
a) Living cost of the employee shall be paid by the employer or included in the wage: level of living cost in Vietnam dong; time of payment (by days or by months); method of payment (in cash or deposit);
b) The employer and the employee shall fulfill the hygiene standards in living.
10. Cost of travel to the residence when the labor contract is terminated: the amount of money (in Vietnam dong).
11. Support in vocational and cultural education (if any): time of study (days, weeks or months); amount of support (in Vietnam dong), support period (by days, weeks or months); form of support (in cash or deposit).
12. Employee’s responsibilities for compensation
a) The employee damages tools, devices or properties of the employer: types of tools, devices or properties are required; damage level; level, form and deadline of compensation;
b) The employee loses tools, devices or properties of the employer: types of tools, devices or properties are required; damage level; level, form and deadline of compensation;
13. Prohibit actions
a) Prohibit actions applicable to the employer and his/her family: maltreatment, offence, sexual harassment, coercive labor; pecuniary penalty, wage cut; assignment of tasks unconformable to the labor contract; keeping of the original copy of personal papers; disclosure of personal information of the employee causing bad impacts on him/her; searching or use of personal things of the employee without his/her permission and other prohibit actions agreed by the employer and the employee;
b) Prohibit actions applicable to the employee: stealing; gambling; purposeful injuring family of the employer or another employee; use of drug; involving in prostitution; maltreatment, offence, sexual harassment; let other people come in or stay at the employer's house without permission; searching or use of things of members of the household without permission; disclosure of personal information of family of the employer and other prohibit actions agreed by the employer and the employee.
Article 7. Probation
The regulation on probation prescribed in Article 8 of Decree No. 27/2014/ND-CP is specified as follows:
1. Duration of probation (if any) must not exceed 06 working days.
2. The employer and the employee shall reach an agreement on the probation of the regular tasks before the labor contract is signed.
3. When the probation end, the employer and the employee shall reach an agreement on the contents of the labor contract and conclude the labor contract.
4. Amount of wage during the probationary period:
a) If the employer and the employee have reached an agreement on the wage for the job, the minimum wage for probationary period shall be 85% of the agreed wage level;
b) If the the wage for the job has not been agreed, the minimum wage for probationary period shall be 85% of the regional minimum wages prescribed by the Government that is applicable to the region where the employee works;
c) The wages for probationary period that are paid by days shall be agreed by the employer and the employee according to the regulations in point c Clause 1 Article 13 of this Circular.
5. If a probationary contract is drawn up, it shall comply with the regulations in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 13, 16 and 17 Article 6 of this Circular.
Article 8. Prior notice of unilateral termination of labor contract
The regulation on prior notice of unilateral termination of labor contract prescribed in clauses 1 and 2 Article 11 and clauses 1 and 2 Article 12 of Decree No. 27/2014/ND-CP is specified as follows:
1. The employee shall send the employer a prior notice of unilateral termination of labor contract.
2. The time limit for prior notice of unilateral termination of the labor contract is calculated by day (24 hours) from the time of notice.
3. The employee may talk directly with the employer about the unilateral termination of labor contract or send the prior notice via a call or a writing.
Article 9. Responsibilities of the employee and employer when the unilateral termination of labor contract is carried out illegally
1. Responsibilities of the employee when the unilateral termination of labor contract is unconformable with the regulations in Article 11 of Decree No. 27/2014/ND-CP:
a) The employee shall not get severance pay and shall pay the employer a compensation equal to a haft of monthly wage according to the labor contract;
b) If the employee commits violation against the regulation on time of prior notice, he/she shall pay the employer compensation equal to his/her wage of the violated days;
c) The employee shall return the support for vocational and cultural education (if any) to the employer unless there is another agreement.
2. Responsibilities of the employer when the unilateral termination of labor contract is unconformable with the regulations in Article 12 of Decree No. 27/2014/ND-CP:
a) The employer shall re-employ the employee according to the concluded labor contract and shall pay the wage, social insurance and medical insurance for the days the employee was not allowed to work plus (+) at least 02-month wage according to the labor contract;
b) If the employee refuses to continue working, apart from the compensation specified in point a of this clause, the employer shall pay the severance pay (if any) according to the regulation in clause 2 Article 10 of this Circular;
c) If the employer refuse to re-recruit the employee, apart from the compensation specified in point a of this clause and the severance pay (if any) according to the regulation in clause 2 Article 10 of this Circular, the employer and the employee shall reach an agreement on additional compensation that is at least equal to 02-month wage according to the labor contract for the termination of the labor contract;
d) If the employer commits violation against the regulation on time of prior notice, he/she shall pay the employee a compensation equal to his/her wage of the period of violation;
dd) The employer shall pay the travel fees if the employee returns to the residence.
3. Monthly wage as the basis for calculating the compensation and payment for the days the employer was not allowed to work or the period of violation specified in clauses 1 and 2 of this Article are determined according to the regulations in clause 1 Article 13 of this Circular.
4. The daily social insurance/medical insurance premiums paid for the days the employee was not allowed to work specified in point a Clause 2 of this Article are determined according to the monthly social insurance/medical insurance premiums compulsory to be paid by the employer that is determined by the employee and the employee and prescribed in the labor contract after being divided by the normal working days in a month (not more than 26 days a month).
Article 10. Responsibilities of the employer and the employee when the labor contract is terminated
1. The amounts relating to the interests of each side in the labor contract prescribed in Clause 1 Article 13 of Decree No. 27/1014/ND-CP are specified as follows:
a) Wages, social insurance/medical insurance premiums of the employee until the labor contract is terminated;
b) Wage for the remained annual fully-paid leaves
c) Living cost of the employee (if any);
d) Support for cultural and vocational education of the employee (if any);
dd) Travel cost in case the employee come back to his/her residence unless the employee works under a fixed-term labor contract fixed term or casual labor contract or labor contract for a certain task with a duration of under 12 months that is unilaterally terminated;
e) Other amounts that are agreed in the labor contract (if any).
2. Severance pay for employees prescribed in Clause 2 Article 13 of Decree No. 27/1014/ND-CP is specified as follows:
a) The employer shall provide the severance pay for the employee who has work for 12 months or more with an amount equal to ½ of monthly wage for each working year;
b) Working time serving as the basis for calculating severance allowance is the total of actual time when the employee works for employer, including the probationary period, the time the employee works at the household; the time the employer sends the employee on courses; the leave due to illness, childbearing, occupational accidents; weekly days-off, fully-paid leaves according to Articles 111, 112, 115 and Clause 1 Article 116 of the Labor Code; the time the employee quits or is kept away from work by no fault of the employee; time when the employee is temporarily suspended, detained or jailed away from work after which the employees are permitted to come back to work on account of the competent authority’s reaching the conclusion that they are not guilty; time of unpaid leaves agreed by the employer;
c) If the employee has worked constantly for the employer according to the previous labor contracts but such time is not included in the working time serving as basis for calculating severance pay, the actual working time is the accumulation of that the employee has worked for the employer according to the labor contracts;
d) Working time serving as the basis for calculating severance allowance is calculated by years, the period from 01 full month to under 06 months shall be rounded to a haft of year, the period from full 06 months to 01 year shall be rounded to 1 year;
dd) Wage serving as the basis for calculating severance pay is the average wage level regulated in the labor contract of the directly preceding 06 months before the labor contract is terminated.
e) If the employee who works before May 01st 2013, the severance pay for the working time before May 01st 2013 shall be calculated according to the labor contract that is signed before (if any).
Article 11. Responsibilities of employers in notice of termination of labor contract
The responsibilities in notification about the termination of the labor contract prescribed in Clause 3 Article 13 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. Within 10 days from the day on which the labor contract is terminated, the employer shall notify the termination of the labor contract to the People’s Committee of the commune, ward or town where the employee works.
2. The form of the notification of the termination of the labor contract is provided in Appendix IV of this Circular.
Section 3, WAGES
Article 12. Wages
1. Wage is the amount of money that the employer pays to the employee to perform the tasks according to the agreement.
2. The wage (including the wage level, allowances and other amounts of money) is agreed by the employer and the employee and written in the labor contract according to the regulations in clause 4 Article 6 of this Circular.
3. The wage (including the living cost if the worker lives with the family) must not fall below the regional minimum wages imposed by the Government applicable to the administrative division where the employee works.
Article 13. Method of payment and date of payment of wages
Method of payment and deadline for payment of wages prescribed in Clause 2 Article 15 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. The employer shall pay the wages to the employee at the time (month/week/day/hour) agreed by the employer and the employee, including:
a) Payment by months is the payment of wage for a working month according to the labor contract;
b) Payment by weeks is the payment of wage for a working week, calculated on the basis of the monthly wage multiplied by (x) 12 and divided by (:) 52;
c) Payment by days is the payment of wage for a working day, calculated on the basis of the monthly wage divided by (:) the number of normal working days in a month agreed by the employer and the employee that is not higher than 26;
d) Payment by hours is the payment of wage for a working hour, calculated on the basis of the hour’s wage divided by the number of working hours in a day agreed by the employer and the employee and written in the labor contract.
2. Date of payment
The employee and the employer negotiate the fixed wage payment time and write it in the labor contract. The wage may be paid after every working hour/week/month according to the contract or piled up according to the agreement of the employee and the employer.
Article 14. Overtime pay
The overtime pay prescribed in Clause 3 Article 15 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. Any employee working overtime on normal days shall be paid an amount equal to at least 150% of his/her wage level that is calculated by working hours.
2. Any employee working overtime on weekly days-off shall be paid an amount equal to at least 200% of his/her wage level that is calculated by working days.
3. Any employee working on paid holidays/days-off shall be paid at least equal to 300% of his/her wage level that is calculated by working days, exclusive of the normal wage for paid holidays according to the Labor Code applicable to employees paid by house/days/weeks.
4. Regarding employees working overtime at night, apart from the overtime pay according to the regulations in clauses 1, 2 and 3 of this Article, the employee shall be paid an amount equal to 20% of the hour’s wage of a normal working day or a weekly day-off or a paid holiday/day-off.
The wage paid by working hours/days is determined according to points c and d Clause 1 Article 13 of this Circular.
Article 15.Wage deduction
The monthly wage used serving as the basis for calculating the wage deduction specified in Article 17 of Decree No. 27/2014/ND-CP is the wage level (including the wage level, allowances and other amounts of money) paid by months according to the labor contract.
If the wage prescribed in the labor contract is calculated by weeks/days/hours, the employer and the employee shall reach an agreement of monthly wage level as the basis for wage deduction according to the regulations in Clause 1 Article 13 of this Circular.
Section 4. WORKING TIME AND REST TIME
Article 16. Working time of employees from fully 15 years old to under 18 years old
Working time of employees from fully 15 years old to 18 years old must not exceed 8 hours per day and 40 hours per week.
Article 17. Weekly days-off
If the employee is not arranged to have weekly days-off, the employer must ensure that the employee is off at least 04 days per month and the employer shall pay for the overtime working according to the regulations in clause 2 Article 14 of this Circular.
Article 18. Wage for annual days-off and holiday days-off
1. The wage serving as the basis for calculating the payment for annual days-off specified in clause 1 and the holiday days-off specified in clause 2 Article 23 of Decree No. 27/2014/ND-CP is the wage written in the labor contract of the directly preceding month before the days-off divided by (:) the total number of normal working days in the month that is agreed by the employer and the employee and written in the labor contract, multiplied by (x) the annual days-off applicable to employees.
2. When taking days-off, employees may be advanced an amount at least equal to the wage for the days-off according to the regulations in clause 1 of this Article.
3. Any employee who has not taken fully the days-off according to the regulations due to the termination of labor contract or other reasons shall be paid for the remained days-off. The wage serving as the basis for calculating such amount is the average of monthly wages written on the labor contracts of 6 months before the termination of labor contract or before the payment, divided by (:) the number of normal working days in the month agreed by the employer and the employee according to the law, but not exceed 26 days, multiplied by (x) the number of remained days-off of the employee. If the employee has worked for less than 6 months, the wage serving as the basis for calculating the payment for his/her remained days-off is the average wages written in the labor contracts of the whole working time.
Section 5. LABOUR SAFETY, LABOR HYGIENE AND PHYSICAL RESPONSIBILITIES
Article 19. Check-up for employees
Check-up for employees prescribed in Clause 3 Article 24 of Decree No. 27/2014/ND-CP is specified as follows:
1. The employer shall enable the employee to undergo the periodic check-up at least once a year.
2. If necessary, the employer may request the employee to have a check-up at a medical facility decided by the employer.
3. The cost for check-ups for employees specified in clauses 1 and 2 of this Article shall be paid by employers unless there is another agreement.
Article 20. Responsibilities of the employer when the employee meets with an occupational accident
Responsibilities of the employer when the employee meets with an occupational accident prescribed in Clause 1 Article 25 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. Provide first aid and bring the employee to the nearest medical facility for prompt emergency treatment.
2. Provide good care and enable the employee to receive treatment until the injury is stabilized.
3. Promptly and regularly notify the employee’s family of his/her health conditions.
4. Make the co-payment and pay the expenses other than those on the list of sums covered by medical insurance (applicable to employees having medical insurance) or pay partially the expenses from first aid, emergency treatment to intensive care according to the agreement with the employee (applicable to employees failing to have medical insurance).
5. Pay fully the wage according to the labor contract to the employee during the treatment.
6. Provide compensation for the employee if he/she suffers capability reduction of 5% or higher if the occupational accident through no fault of the employee as follows:
a) At least 1.5 times of monthly wage according to the labor contract, applicable to employees suffering capability reduction of 5% to 10%; every higher percent shall be paid compensation 0.4 time of monthly wage according to the labor contract, applicable to employees suffering capability reduction of 11% to 80%;
b) At least 30 times of monthly wage according to the labor contract, applicable to employees suffering capability reduction of 81% or higher or employees dying of occupational accidents.
7. Provide benefit for the employee that is at least equal to 40% of the amount specified in Clause 6 of this Article if the occupational accident is due to faults of the employee.
8. Report and cooperate with competent functional agencies in carrying out an inspection of the occupational accident according to the law.
Article 21. Compensation for damage
Responsibilities of the employee for compensation prescribed in Clause 2 Article 26 of Decree No. 27/2014/ND-CP are specified as follows:
1. If the employee due to his/her carelessness causes a damage to the employer with value of not exceeding 10 times of minimum monthly wage applicable to the administrative division where the employee works, then the employee shall pay a compensation up to 03 times of monthly wage according to the labor contract in form of wage deduction.
The deduction level shall be agreed by the employer and the employee that shall not exceed 30% of monthly wage (applicable to employees who do not live with the employer) or not exceed 60% of monthly wage after deducting the monthly cost living of the employee (if any, applicable to employees living with the employer).
2. If the employee causes a damage not due to carelessness or with value of more than 10 times of regional minimum monthly wage applicable to the administrative division where the employee works, then the employer shall depend on the actual level of damage, actual condition of family and properties of the employee to consider and decide the level, deadline and form of compensation. If the employee disagrees with the decision of the employer, he/she may request the law court to settle.
3. The compensation of the employee prescribed in clause 2 of this Article shall be agreed in a compensation commitment; if the employee is illiterate, the conclusion of commitment shall be carried out according to the regulations on conclusion of labor contract for illiterate employees specified in Article 4 of this Circular. The compensation commitment shall be made in 02 copies, one of which is kept by the employee and the other is kept by the employer. The form of compensation commitment is provided in Appendix V of this Circular.
4. In case of damages due to disaster, conflagration, enemy-inflicted destruction, epidemic diseases or an unpredictable and unavoidable objective reason, the employee is not required to make compensation.
Section 6. IMPLEMENTARY CLAUSE
Article 22. Effect
1. This Circular comes into effect from October 05th 2014.
2. The issues other than those prescribed in this Circular shall be handled according to the regulations in the Labor Code and the relevant guiding documents.
3. If an labor contract was concluded before the effective date of this Circular and is still effective, the employer and the employee shall base on the regulations in Decree No. 27/2014/ND-CP and this Circular to adjust the labor contract or conclude a new contract and notify the People’s Committee of the commune, ward or town where the employee works according to the regulations in this Circular.
Article 23. Responsibilities
1. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Propagate and disseminate the implementation of regulations on domestic servants to the employees and the households that employ domestic servants;
b) Assign officials to supervise and manage the use of domestic servants in administrative division;
c) Establish a domestic servant management book according to the form in Appendix VI of this Circular; receive and manage the notifications of employment of domestic servants; notifications of termination of labor contract with domestic servant of employees in administrative division;
d) Supervise the implementation of legislation on domestic servant and households employing domestic servant in administrative divisions;
dd) Biannually report the employment of domestic servants in administrative divisions to People’s Committees of districts/provincial-affiliated cities according to Appendix VII of this Circular.
2. People’s Committees of districts/provincial-affiliated cities shall direct the Offices of Labor, War Invalids and Social Affairs to supervise and manage domestic servants in administrative divisions and report to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs according to Appendix VII of this Circular.
3. People's Committees of provinces/central-affiliated cities shall direct Services of Labor, War Invalids and Social Affairs to:
a) Provide guidance on the management of domestic servants in administrative division;
b) Propagate and disseminate the regulations on domestic servants to employees and employers in administrative division;
c) Biannually report the employment of domestic servants in administrative division to People’s Committees of provinces/central-affiliated cities and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs according to Appendix VII of this Circular.
4. Request the agencies, political organizations, socio-political organizations in central and local governments to manage and supervise the implementation of the regulations on domestic servants in administrative division.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for amendments and guidance./.
|
PP. THE MINISTER |