Chương 6 Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động
Số hiệu: | 27/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải trả BHXH cho người giúp việc
NSDLĐ sẽ phải chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT vào tiền lương cho người giúp việc để NLĐ tự lo bảo hiểm.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về người giúp việc gia đình.
Bên cạnh đó, nghị định cũng nêu rõ một số vấn đề:
- Phải ký kết HĐLĐ theo quy định với người giúp việc
- Phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định trong trường hợp yêu cầu người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ, ngày Tết…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/5/2014.
NSDLĐ đang thuê mướn giúp việc trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng mới.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi người lao động có hành vi vi phạm các nội dung trong hợp đồng lao động nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách; trường hợp người lao động tái phạm, tùy theo mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động phải bồi thường theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Khi xảy ra tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa người lao động với thành viên trong hộ gia đình, người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thương lượng, giải quyết. Trường hợp một trong hai bên không thống nhất thì có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động.
LABOR DISCIPLINE, FINANCIAL OBLIGATIONS, AND SETTLEMENT OF LABOR DISPUTE
Article 26. Labor discipline and financial obligations
1. When the employee commits the breaches of the contract other than those mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 12 of this Decree, the employer is entitled to give a reprimand. If the breach occurs, the employee may terminate the labor contract in accordance with Clause 1 and Article 12 of this Decree depending on the seriousness of the breach.
2. The worker that damages the equipment or other property of the employee must pay compensation for the damage in accordance with Article 130 of the Labor Code, unless otherwise agreed by both parties.
Article 27. Settlement of labor dispute
When a dispute between the employer and the worker or a family member arises, the employer and the worker must negotiate towards an amicable settlement. If an amicable settlement cannot be reached, the case may be settled by a conciliator or at court in accordance with Article 201 of the Labor Code.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 9. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Điều 4. Người ký kết hợp đồng lao động
Điều 5. Ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 12. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 24. An toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động