Chương 1 Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình: Những quy định chung
Số hiệu: | 27/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải trả BHXH cho người giúp việc
NSDLĐ sẽ phải chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT vào tiền lương cho người giúp việc để NLĐ tự lo bảo hiểm.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về người giúp việc gia đình.
Bên cạnh đó, nghị định cũng nêu rõ một số vấn đề:
- Phải ký kết HĐLĐ theo quy định với người giúp việc
- Phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định trong trường hợp yêu cầu người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ, ngày Tết…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/5/2014.
NSDLĐ đang thuê mướn giúp việc trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng mới.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định một số quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động, lao động là người giúp việc gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Lao động là người giúp việc gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Nghị định này không áp dụng đối với người lao động Việt Nam là người giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lao động là người giúp việc gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là người lao động), bao gồm: Người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động.
2. Công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động, gồm các công việc: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình.
3. Làm thường xuyên các công việc gia đình là các công việc trong hợp đồng lao động được lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định (hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng).
4. Người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động.
Article 1. Scope of regulation
This Decree deals with the rights, obligations, and responsibilities of domestic servants, their employers, the organizations and individuals involved in the performance of labor contracts, wages, social insurance, health insurance, hours of work and hours of rest, occupational safety, occupational hygiene, labor discipline, financial obligations and settlement of labor dispute according to the Labor Code.
Article 2. Subjects of application
1. The domestic servants defined in Clause 1 Article 179 of the Labor Code.
2. The employers of domestic servants under labor contracts.
3. The organizations and individuals involved in the implementation of this Decree.
This Decree is not applied to Vietnamese domestic servants that work overseas.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. A worker means a domestic servant defined in Clause 1 Article 179 of the Labor Code, whether living or not living with the employer’s family.
2. Other works in the household that are not related to commercial activities defined in Clause 1 Article 179 of the Labor Code include: cooking for family members, not for a restaurant; planting vegetables, fruits, ornamental plants, raising animals to serve the life of the family members, not for sale or exchange; cleaning the house, the garden, protecting the house and other property of the household that is not a workshop, a shop, an office, or a business location; transporting family members or stuff that is not goods or raw materials serving business; tutoring family members; washing clothing and blankets of family members that are not clothing in a laundry shop or protective clothing of the people hired by the household; other works serving everyday life of the family members that do not directly contribute to income generation of the household or the family members.
3. Regular household tasks are the tasks in the contract that recur after a certain period of time (hourly, daily, weekly, or monthly).
4. An employer may be a household or multiple households that hire the same domestic servant under a labor contract.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 9. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Điều 4. Người ký kết hợp đồng lao động
Điều 5. Ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 12. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 24. An toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động