Chương 2 Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình: Hợp đồng lao động
Số hiệu: | 27/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải trả BHXH cho người giúp việc
NSDLĐ sẽ phải chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT vào tiền lương cho người giúp việc để NLĐ tự lo bảo hiểm.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về người giúp việc gia đình.
Bên cạnh đó, nghị định cũng nêu rõ một số vấn đề:
- Phải ký kết HĐLĐ theo quy định với người giúp việc
- Phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định trong trường hợp yêu cầu người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ, ngày Tết…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/5/2014.
NSDLĐ đang thuê mướn giúp việc trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng mới.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
a) Chủ hộ;
b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp;
c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.
2. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
1. Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.
3. Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động thông tin cần thiết sau đây:
a) Thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Bộ luật Lao động;
b) Điều kiện ăn, ở của người lao động, đặc điểm của các thành viên, sinh hoạt của hộ gia đình hoặc các hộ gia đình.
2. Người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động thông tin cần thiết sau đây:
a) Thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Lao động;
b) Số, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, hoàn cảnh gia đình; họ và tên, địa chỉ của người báo tin khi cần thiết.
Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động;
2. Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);
3. Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;
4. Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);
5. Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;
6. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Bộ luật Lao động.
2. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Hết hạn hợp đồng lao động.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động chết.
5. Người sử dụng lao động là cá nhân chết.
6. Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
c) Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động;
d) Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc.
3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;
b) Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
1. Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 30 ngày liên tục.
3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm;
b) Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 11, Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc.
1. Người sử dụng lao động bố trí thời gian để người lao động học văn hóa, học nghề khi người lao động yêu cầu.
2. Thời gian cụ thể để người lao động tham gia học văn hóa, học nghề do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Article 4. Signatories to the labor contract
1. The signatory on the employer’s side may be:
a) The household owner;
b) A person authorized by the household owner(s);
c) A person authorized by members of the household owner(s);
2. The signatory on the worker’s side may be:
a) A worker aged 18 or more;
b) A worker aged 15 to under 18 that has a written consensus by a legal representative of the worker.
Article 5. Conclusion of the labor contract
1. When the labor contract is concluded with an illiterate worker, the employer must read the whole labor contract out loud for the worker to hear and agree before it is signed. If necessary, the worker may request the employer to invite a person that is not a family member to witness before the labor contract is signed.
2. If the employer hires multiple domestic servants, each of them must have a separate labor contract.
3. The labor contract shall be made into two copies, one of which is kept by the employer and the other is kept by the worker.
4. Within 10 days from the day on which the labor contract is signed, the employer must notify the employment of a domestic servant to the People’s Committee of the commune, ward or town where the worker works.
Article 6. Information provision prior to contract conclusion
1. The employer must provide the worker with the following information:
a) The information mentioned in Clause 1 Article 19 of the Labor Code.
b) The living conditions of the worker, information about the family members and their routines.
2. The worker must provide the employer with the following information:
a) The information mentioned in Clause 2 Article 19 of the Labor Code.
b) ID number, date of issuer, issuer, permanent residence, family background, full name and address of the contact.
Article 7. Labor contract contents
A labor contract must contain:
1. The information mentioned in Clause 1 Article 23 of the Labor Code;
2. The living conditions of the worker (if any);
3. The worker’s travel allowance when the labor contract expires on schedule;
4. The time and financial support for the worker to go to school (if any);
5. The responsibility to pay compensation for damaging equipment or other assets of the employer;
6. The prohibitions applied to both parties
1. The employer and the worker may reach an agreement on the probation, the rights and obligations of both parties during and after the probation period in accordance with Article 26, Article 28, and Article 29 of the Labor Code.
2. The probation period must not exceed 06 working days.
Article 9. Labor contract suspension
1. The employer and the worker may reach an agreement on suspension of the labor contract in accordance with Clause 4 and Clause 5 Article 32 of the Labor Code.
2. When the suspension is over, the worker must be present at the workplace, unless otherwise agreed by both parties. When the suspension is over, the employer must reemploy the worker.
3. If the worker is not present when the suspension mentioned in Clause 2 of this Article is over, the employer is entitled to unilaterally terminate the labor contract.
Article 10. Cases of labor contract termination
1. The labor contract expires.
2. The works under the labor contract are all finished.
3. Both parties agree to terminate the labor contract.
4. The worker dies.
5. The employer that is an individual dies.
6. The employer or the worker unilaterally terminates the labor contract.
Article 11. Worker’s prior notice of unilateral termination of labor contract
1. The worker must give a prior notice 15 days before unilaterally terminating the labor contract, except for the cases in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. The worker must give a prior notice 03 days before unilaterally terminating the labor contract in the following cases:
a) The works assigned or the working locations are not consistent with the labor contract;
b) Wages are not paid in full or on schedule according to the labor contract, unless otherwise agreed by both parties;
c) The worker is not provided with acceptable living conditions as stated in the labor contract;
d) The worker fails to continue working due to a disease or accident.
3. Prior notice of unilateral termination of the labor contract is not required in the following cases:
a) The worker is abused, insulted, sexually harassed, attacked, or forced to work by the employer or a family member;
b) The working conditions are dangerous or threaten the safety or health of the worker, and the employer fails to take any effective measure;
c) The worker to fails to keep performing the contract due to a natural disaster, blaze, or another force majeure circumstance despite all the measures taken.
Article 12. Employer’s prior notice of unilateral termination of labor contract
1. The employer must give a prior notice 15 days before unilaterally terminating the labor contract, except for the cases in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. The employer must give a prior notice 03 days before unilaterally terminating the labor contract in the following cases:
a) The worker seriously violates the labor contract, except for the cases in Point a Clause 3 of this Article;
b) The worker has been treated for a disease or accident for 30 consecutive days.
3. Prior notice of unilateral termination of the labor contract is not required in the following cases:
a) The worker commits embezzlement, gambles, attacks a family member or a co-worker, abuses drugs, or uses prostitutes;
b) The employer or a family member is abused, insulted, sexually harassed, attacked, or forced by the worker;
c) The employer to fails to keep performing the contract due to a natural disaster, blaze, or another force majeure circumstance despite all the measures taken.
Article 13. Responsibilities of the employer and worker when the labor contract is terminated
1. When the labor contract is terminated according to Article 10 of this Decree, the employer and the worker must settle the relevant payments according to the labor contract. If necessary, payments may be delayed for up to 07 working days from termination date.
2. When the labor contract is terminated according to Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, or Clause 5 of Article 10, or when the labor contract is unilaterally terminated according to Article 11, Clause 1, Point b Clause 2, or Point c Clause 3 Article 12 of this Decree, the employer must pay the worker a severance pay according to Article 48 of the Labor Code.
3. Within 10 days from the termination date, the employer must notify the contract termination to the People’s Committee of the commune, ward or town where the worker worked.
Article 14. Worker’s going to school
1. The employer must allow the worker to go to school at the worker’s request.
2. The time for the worker to go to school shall be agreed by both parties and must be written in the labor contract.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 9. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Điều 4. Người ký kết hợp đồng lao động
Điều 5. Ký kết hợp đồng lao động
Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 12. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết
Điều 24. An toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động