Chương I Bộ Luật lao động 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.
6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Cưỡng bức lao động.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
The Labor Code provides labor standards; rights, obligations and responsibilities of employees, employers, employees’ representative organizations and employers’ representative organizations in industrial relations and other relations directly related to industrial relations; and state management of labor.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese employees, apprentices, trainees, and other types of employee provided in this Code.
2. Employers.
3. Foreign employees who work in Vietnam.
4. Other agencies, organizations and individuals directly related to industrial relations.
Article 3. Interpretation of terms
In this Code, the terms below are construed as follows:
1. Employee means a person who is full 15 years or older, has the ability to work, works under a labor contract, is paid with wage and is managed and controlled by an employer.
2. Employer means an enterprise, an agency, an organization, a cooperative, a household or an individual that hires or employs employees under labor contracts; if the employer is an individual, he/she must have full civil act capacity.
3. Employees’ collective means an organized group of employees working for the same employer or in the same division within the organizational apparatus of an employer.
4. Representative organization of a grassroots-level employees’ collective means the executive committee of the grassroots-level trade union or the executive committee of the immediate higher-level trade union in a non-unionized enterprise.
5. Employers’ representative organization means a lawfully established organization which represents and protects the employers’ rights and legitimate interests in industrial relations.
6. Industrial relation means a social relation arising from the hiring or employment and wage payment between an employee and an employer.
7. Labor dispute means a dispute over rights, obligations or interests which arise between the parties in industrial relations.
Labor dispute comprises individual labor dispute between an employee and an employer, and collective labor dispute between an employees’ collective and an employer.
8. Right-based collective labor dispute means a dispute between an employees’ collective and an employer which arises from different explanations and implementations of the labor law, collective labor agreements, internal working regulations, and other regulations and lawful agreements.
9. Interest-based collective labor dispute means a labor dispute arising from the request of an employees’ collective for the establishment of new working conditions compared to those stipulated by the labor law, collective labor agreement, internal working regulations, or other regulations and lawful agreements reached in the negotiation process between the employees’ collective and the employer.
10. Forced labor means the use of force or threat to use force or other tricks to force a person to work against his/her will.
Article 4. State policies on labor
1. To guarantee the rights and legitimate interests of employees; to encourage agreements providing employees with conditions more favorable than those provided by the labor law; and to adopt policies which enable employees to purchase shares and make capital contributions for production and business development.
2. To guarantee the rights and legitimate interests of employers, to ensure lawful, democratic, fair and civilized labor management, and to promote their social responsibility.
3. To create favorable conditions for job creation, self-employment and vocational training and learning in order to acquire employment, and for labor-intensive production and business activities.
4. To adopt policies on the development and distribution of human resources; to provide vocational training, training, retraining and improvement of occupational knowledge and skills for employees, and give preferences for employees with high professional and technical qualifications meeting the requirements of national industrialization and modernization.
5. To adopt policies on labor market development and diversify types of linkage between labor supply and demand.
6. To guide employees and employers to hold dialogues and collective bargains to establish harmonious, stable and progressive industrial relations.
7. To ensure gender equality principles; to stipulate the labor regime and social policies to protect female employees as well as disabled, elderly and minor employees.
Article 5. Rights and obligations of employees
1. An employee has the following rights:
a/ To work, freely choose a job or occupation, to participate in vocational training and to improve occupational skills and suffer no discrimination;
b/ To receive a wage commensurate with his/her occupational knowledge and skills on the basis of an agreement reached with the employer; to receive labor protection and work in assured conditions of labor safety and labor hygiene; to take leaves according to the prescribed regime, paid annual leaves and enjoy collective welfare benefits;
c/ To form and join and participate in activities of trade unions, occupational associations and other organizations in accordance with law; to request and participate in dialogues with the employer, implement democracy regulations and be consulted at the workplace to protect his/her rights and legitimate interests; and to participate in management activities according to the employer’s regulations;
d/ To unilaterally terminate the labor contract in accordance with law;
e/ To go on strike.
2. An employee has the following obligations:
a/ To perform the labor contract and collective labor agreement;
b/ To obey labor discipline and internal working regulations and follow lawful administration of the employer;
c/ To implement the laws on social insurance and health insurance.
Article 6. Rights and obligations of employers
1. An employer has the following rights:
a/ To recruit, arrange and manage employees according to the requirements of production and business; to perform commendation work and handle violations of labor discipline;
b/ To form, join and operate in occupational associations and other organizations in accordance with law;
c/ To request the employees’ collective to have dialogue, negotiate and sign a collective labor agreement; to participate in the resolution of labor disputes and strikes; to exchange opinions with the trade union on issues related to industrial relations and improvement of the material and spiritual lives of employees;
d/ To temporarily close the workplace.
2. An employer has the following obligations:
a/ To perform the labor contracts, collective labor agreement and other agreements with employees, to respect the honor and dignity of employees;
b/ To establish a mechanism for and hold dialogue with the employees’ collective at the enterprise and strictly implement the regulations on grassroots-level democracy;
c/ To keep a labor management book and a wage book and produce them to competent agencies upon request;
d/ To declare the use of labor within 30 days from the date of commencement of operation, and report periodically on changes in the labor in the process of operation to the local state management agency of labor;
e/ To implement other provisions of law on labor, social insurance and health insurance.
Article 7. Industrial relations
1. Industrial relations between an individual employee or the employees’ collective and an employer must be established through dialogue, negotiation and agreement based on the principles of voluntariness, good faith, equality, cooperation and mutual respect for each other’s rights and legitimate interests.
2. Trade unions and the employers’ representative organizations shall, in collaboration with state agencies, facilitate the establishment of harmonious, stable and progressive industrial relations; supervise the implementation of the labor law; and protect the rights and legitimate interests of employees and employers.
1. Discriminating on the basis of gender, race, skin color, social strata, marital status, belief, religion, HIV infection, disabilities or for the reason of establishing, joining trade unions and participating in trade union activities.
2. Maltreating employees and committing sexual harassment at the workplace.
3. Forcing labor.
4. Making use of apprenticeship or on-the-job training for the purpose of self-seeking and exploiting labor, or enticing or compelling apprentices or on-the-job trainees to carry out illegal activities.
5. Using employees who have no vocational training or national occupational skills certificates for the occupations or jobs which require employees who have received vocational training or national occupational skills certificates.
6. Enticing, promising or making false advertising to deceive employees or making use of employment services or the sending of labor to work abroad under contracts to commit illegal acts.
7. Illegally using minor employees.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 223. Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 224. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 225. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 226. Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 227. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 228. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 229. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 230. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 231. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 232. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 234. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Điều 120. Đăng ký nội quy lao động
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai