Chương VIII Bộ Luật lao động 2012: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
1. Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
3. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
4. Nội quy lao động.
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
LABOR DISCIPLINE AND MATERIAL RESPONSIBILITIES
Labor discipline means regulations on compliance with time requirements, technology and production and business administration as stipulated in the internal working regulations.
Article 119. Internal working regulations
1. An employer employing 10 or more employees must have internal working regulations in writing.
2. The contents of internal working regulations must not be contrary to the labor law and other relevant laws. The internal working regulations contain the following principal contents:
a/ Working time and rest time;
b/ Order at workplace;
c/ Occupational safety and hygiene at workplace;
d/ Protection of assets and technological and business secrets and intellectual property of the employer;
e/ Employees’ violations of labor discipline, forms of dealing with violations of labor discipline, and material responsibilities.
3. Before the issuance of the internal working regulations, an employer shall consult the representative organization of the grassroots-level employees’ collective.
4. The internal working regulations must be notified to employees and their key contents must be displayed at necessary places in the workplace.
Article 120. Registration of internal working regulations
1. An employer shall register its internal working regulations with the provincial-level state management agency of labor.
2. Within 10 days from the date of issuance of the internal working regulations, an employer shall submit a dossier for registration of the internal working regulations.
3. Within 7 working days from the date of receipt of a dossier for registration of the internal working regulations, if the internal working regulations have contents contrary to law, the provincial-level state management agency of labor shall notify and instruct the employer to make necessary amendments and supplements and the regulations must be re-submitted for registration.
Article 121. Dossier for registration of internal working regulations
A dossier for registration of the internal working regulations must comprise:
1. An application for registration of the internal working regulations;
2. Documents of the employer related to labor discipline and material responsibilities;
3. Minutes of comments of the representative organization of the grassroots-level employees’ collective;
4. The internal working regulations.
Article 122. Validity of internal working regulations
The internal working regulations will be effective 15 days after the date the provincial-level state management agency of labor receives the registration dossier of the internal working regulations, except the case specified in Clause 3, Article 120 of this Code.
Article 123. Principles and order for handling violations of labor discipline
1. The handling of a violation of labor discipline is provided as follows:
a/ The employer shall prove the fault of the employee;
b/ The representative organization of the grassroots-level employees’ collective must participate in the handling;
c/ The employee must be present and may defend himself/herself or ask a lawyer or another person to defend him/her; if the employee is under 18 years old, his/her parent or at-law representative must participate in the handling;
d/ The handling of the violation of labor discipline must be recorded in the minutes.
2. It is prohibited to impose more than one form of discipline for a single violation of labor discipline.
3. For an employee who simultaneously commits more than one violation of labor discipline, it is only allowed to apply the highest form of discipline corresponding to the most serious violation.
4. Labor discipline may not be imposed for violations committed by an employee who is currently:
a/ Taking sickness or convalescence leave or a leave with the employer’s consent;
b/ Kept in custody or temporary detention;
c/ Waiting for results of verification and conclusion of a competent agency for acts of violation specified in Clause 1, Article 126 of this Code;
d/ A female employee and pregnant or on maternity leave; rearing a child under 12 months of age.
5. No labor discipline will be imposed on an employee who violates the internal working regulations while suffering a mental disorder or another disease which deprives him/her of the capacity to perceive or control his/her acts.
Article 124. Statute of limitations for handling violations of labor discipline
1. The statute of limitations for handling a violation of labor discipline is 6 months from the date the violation is committed. The statute of limitations for handling a violation of labor discipline directly related to finance and assets or disclosure of technological or business secrets is 12 months.
2. Upon expiry of the period specified at Points a, b or c, Clause 4 of Article 123, if the statute of limitations for handling violations of labor discipline has not yet expired, the employer may immediately handle the case, and if the statute of limitations has expired, it may be extended but for no more than 60 days from the expiry date mentioned above.
Upon expiry of the period specified at Point d, Clause 4 of Article 123, if the statute of limitations has expired, it may be extended for no more than 60 days from the date of expiry mentioned above.
3. Decisions on handling violations of labor discipline must be issued within the time limits specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 125. Forms of handling of violations of labor discipline
1. Reprimand.
2. Prolongation of the wage rise period for no more than 6 months; removal from office.
3. Dismissal.
Article 126. Application of dismissal as a form of discipline
Dismissal may be applied by an employer as a form of discipline in the following cases:
1. An employee commits an act of theft, embezzlement, gambling, intentional infliction of injury, use of drugs inside the workplace, disclosure of technological or business secrets or infringement of intellectual property rights of the employer, or acts which cause serious damage or threaten to cause serious damage to the assets or interests of the employer;
2. An employee who has been subject to the disciplinary measure of prolonging the wage rise period commits recidivism when the disciplinary record has not yet been written off or an employee who has been subject to the disciplinary measure of removal from office commits recidivism;
Recidivism means that an employee re-commits the same violation for which he/she has been disciplined while his/her disciplinary record has not yet been written off under Article 127 of this Code.
3. An employee has been absent from work without permission for a total of 5 working days within 1 month or 20 days within 1 year without plausible reasons.
Plausible reasons include natural disaster, fire, illness of the employee or his/her next of kin with certification by a competent health establishment and other events defined in the internal working regulations.
Article 127. Writing off of disciplinary records, reduction of the duration of labor discipline
1. After 3 months for an employee who is reprimanded or after 6 months for an employee who is subject to the disciplinary measure of prolonging the wage rise period counting from the date his/her violation is handled, the employee concerned will have his/her disciplinary record be automatically written off if he/she does not commit recidivism. For an employee who is subject to the disciplinary measure of removal from office and commits another violation of labor discipline after 3 years, he/she will not be regarded as having committed recidivism.
2. An employee who is subject to the disciplinary measure of prolonging the wage rise period and has served half of the duration of the discipline showing progress may be considered by the employer for a reduction of such duration.
Article 128. Prohibited acts when handling violations of labor discipline
1. Infringing upon the body or dignity of the employee.
2. Applying a fine or wage reduction instead of a disciplinary measure.
3. Disciplining an employee who has committed a violation which is not defined in the internal working regulations.
1. An employer may suspend an employee from working if the employer considers that the case of violation is complex and any continued performance of the work by the employee can cause difficulties to verification work. Work suspension may only be applied after the representative organization of the grassroots-level employees’ collective has been consulted.
2. The period of work suspension must not exceed 15 days, or 90 days in special cases. During the period of work suspension, the employee is entitled to 50 per cent of the wage he/she receives prior to the suspension.
Upon the expiry of the period of work suspension, the employer must receive the employee back to his/her work.
3. In case the employee is disciplined, he/she is not required to reimburse the wage advanced to him/her.
4. In case the employee is not disciplined, the employer shall pay the full wage for the period of work suspension.
Section 2. MATERIAL RESPONSIBILITIES
Article 130. Compensation for damage
1. An employee who causes damage to tools and equipment or the assets of the employer shall pay compensation in accordance with law.
In case due to negligence an employee causes a minor damage valued at no more than 10 months’ regional minimum wage announced by the Government and applied at the employee’s workplace, the employee shall pay compensation of no more than 3 months’ wage which shall be deducted monthly from his/her wage in accordance with Clause 3, Article 101 of this Code.
2. An employee who loses tools, equipment or assets of the employer or other assets assigned to him/her by the employer, or uses supplies in excess of the permitted norms shall compensate the whole or a part of the damage at the market price; in case a contract of responsibility has been signed, the amount of compensation must comply with such contract; in case the damage is caused by a natural disaster, fire, enemy sabotage, epidemic, calamity or another objective event which is unforeseeable and irremediable and every necessary measure has been taken to full ability, no compensation is required.
Article 131. Principles, order and procedures for compensation
1. Consideration and decision on the levels of compensation must be based on the fault, the actual level of damage, the actual family conditions, personal records and property of the employee concerned.
2. The order, procedures and statute of limitations for compensation comply with Articles 123 and 124 of this Code.
Article 132. Complaints about labor discipline and material responsibilities
An employee who is handled for violation of labor discipline, suspended from work, or required to pay compensation in accordance with the regime of material responsibilities and is not satisfied with the handling decision, may file a complaint with the employer or a competent agency stipulated by law, or request settlement of a labor dispute according to the procedures stipulated by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 223. Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 224. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 225. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 226. Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 227. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 228. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 229. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 230. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 231. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 232. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 234. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Điều 120. Đăng ký nội quy lao động
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai