Chương IX Bộ Luật lao động 2012: An toàn lao động, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
1. Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập;
b) Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
c) Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.
3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.
OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Article 133. Compliance with the law on occupational safety and hygiene
All enterprises, agencies, organizations and individuals related to labor and production shall comply with the law on occupational safety and hygiene.
Article 134. State policies on occupational safety and hygiene
1. The State shall invest in scientific research and provide assistance for establishments which manufacture occupational safety and hygiene tools and equipment and personal protection equipment.
2. To encourage development of occupational safety and hygiene services.
Article 135. Occupational safety and hygiene program
1. The Government shall decide on the national program on occupational safety and hygiene.
2. Provincial-level People’s Committees shall formulate and submit local occupational safety and hygiene programs to the same-level People Councils for decision, and include them in their socio-economic development plans.
Article 136. National technical regulations on occupational safety and hygiene
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in, elaborating, issuing, and guiding the implementation of national technical regulations on occupational safety and hygiene
2. Based on the national standards and technical regulations and local technical regulations on occupational safety and hygiene, employers shall elaborate internal working regulations and procedures for each type of machine, equipment and workplace to ensure occupational safety and hygiene.
Article 137. Assurance of occupational safety and hygiene at workplace
1. In case of new construction, expansion or innovation of buildings and facilities to manufacture, use, preserve and store machines, equipment, supplies and substances which have strict requirements on occupational safety and hygiene, investors or employers shall prepare plans on occupational safety and hygiene measures at workplace and for the environment.
2. The manufacture, use, preservation and transportation of machines, equipment, supplies, energies, electricity, chemicals, plant protection drugs as well as the change of technology and import of new technology must comply with promulgated or applied national technical regulations or standards on occupational safety and hygiene at the workplace.
Article 138. Employers’ and employees’ obligations for occupational safety and hygiene
1. An employer has the following obligations:
a/ To ensure that the workplace meet the requirements on space, airiness, dust, steam, toxic gas, radiation, electricity of magnetic field, heat, moisture, noise, vibration and other harmful factors as prescribed in relevant technical regulations. These factors must be checked and measured on a regular basis;
b/ To ensure safe and hygienic working conditions for machines, equipment and workshops as required by the promulgated or applied national technical regulations or standards on occupational safety and hygiene at workplace;
c/ To check and evaluate dangerous and harmful factors at the workplace in order to put forward measures to avert and minimize dangers and harms and improve working conditions and healthcare for employees;
d/ To examine and maintain machines, equipments, workshops and warehouses on a periodical basis;
e/ To display signboards of instructions for occupational safety and hygiene for machines, equipment and workplaces at easy-to-read and -see locations at the workplace;
f/ To consult the representative organization of the grassroots-level employees’ collective when planning and implementing activities to ensure occupational safety and hygiene.
2. An employee has the following obligations:
a/ To observe regulations, processes and internal rules on occupational safety and hygiene which are relevant to assigned jobs;
b/ To use and maintain equipped personal protection equipment and occupational safety and hygiene tools at the workplace;
c/ To promptly report to responsible persons when discovering risks of labor accident, occupational disease, toxic or dangerous incidents; to participate in first aid and overcoming the consequences of labor accidents as requested by the employer.
Section 2. LABOR ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Article 139. Occupational safety and hygiene officers
1. An employer shall assign a person in charge of occupational safety and hygiene. For production and business establishments operating in the fields with many risks of labor accidents and occupational diseases and having 10 or more employees, their employers shall assign full-time occupational safety and hygiene officers with suitable professional qualifications.
2. Occupational safety and hygiene officers must be trained in occupational safety and hygiene.
Article 140. Handling of incidents and response to emergency cases
1. In handling incidents and responding to emergency cases, an employer shall:
a/ Develop a plan to deal with incidents and respond to emergency cases and organize periodical drills;
b/ Provide technical and medical equipment to ensure timely response and first aid when a labor incident or accident occurs;
c/ Immediately take remedies or issue orders to stop the operation of machines, equipment and workplaces which have risks of causing labor accidents or occupation diseases.
2. An employee may refuse to work or leave the workplace while still having the full wage paid and not being regarded as violating labor discipline when he/she is fully aware of the danger of labor accident or occupational diseases or serious threat to his/her life or health, and shall immediately report to the direct supervisor. The employer may not order employees to continue performing such work or to return to such workplace if the danger has not been eliminated.
Article 141. In-kind allowances for employees working in dangerous and hazardous conditions
Employees working in dangerous and hazardous conditions are entitled to in-kind allowances provided by employers according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
1. Labor accident is an accident that causes injury to any bodily part and function of an employee or causes death, and occurs during the performance of work and in connection with the performance of a job or task.
This provision also applies to apprentices, on-the-job trainees and employees on probation.
2. Victims of labor accidents must be promptly provided with first aid and adequate treatment.
3. All labor accidents, occupational diseases and serious incidents happening at workplace must be notified, investigated, documented, statistically calculated and reported on a regular basis according to the Government’s regulations.
Article 143. Occupational diseases
1. Occupational disease is an illness caused by the harmful working conditions of an occupation on an employee.
The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, issuing a list of occupational diseases after consulting the Vietnam General Confederation of Labor and the employers’ representative organization.
2. An employee suffering an occupational disease must be provided with adequate treatment and regular checks-up and have a separate medical record.
Article 144. Employers’ responsibilities for labor accidents and occupational diseases of employees
1. To bear the part of the costs which must be jointly paid and costs which are not covered by health insurance for employees who have health insurance; to pay all medical expenses incurred from first aid and emergency aid until stable treatment for employees who do not have health insurance.
2. To pay full wages under labor contracts to employees who have labor accidents or suffer occupational diseases during the medical treatment period.
3. To pay compensations to employees who have labor accidents or suffer occupational diseases in accordance with Article 145 of this Code.
Article 145. Rights of employees who have labor accidents or suffer occupational diseases
1. An employee who participates in compulsory social insurance is entitled to the benefit regime for labor accidents and occupational diseases as provided by the Law on Social Insurance.
2. For an employee subject to compulsory social insurance whose employer has not paid social insurance premiums to the social insurance agency, the employer shall pay an amount of money equal to the regime for labor accidents and occupational diseases as provided by the Law on Social Insurance.
The payment may be paid in a lump sum or on a monthly basis as agreed upon by the parties.
3. An employee who has a labor accident or suffers an occupational disease not due to his/her fault and loses 5% or more of his/her working ability is entitled to compensation by his/her employer as follows:
a/ At least equal to one and half month’s wage stipulated in the labor contract in case of losing between 5% and 10% of the working ability, then an additional 0.4 month’s wage stipulated in the labor contract for every increase of 1% in case of losing between 11% and 80% of the working ability;
b/ At least equal to 30 months’ wage stipulated in the labor contract in case of losing 81% or more of the working ability, or to family members of the employee who dies from a labor accident.
4. In case the employee is at fault, he/she is still entitled to an allowance at least equal to 40% of the rate specified in Clause 3 of this Article.
Article 146. Prohibited acts in occupational safety and hygiene
1. Making cash payments instead of providing in-kind allowances to employees.
2. Concealing or falsely declaring or reporting on labor accidents and occupational diseases.
Section 3. PREVENTION OF LABOR ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Article 147. Technical appraisal of machines, equipment and supplies subject to strict labor safety requirements
1. Machines, equipment and supplies subject to strict labor safety requirements must be appraised by a technical labor safety appraisal institution before they are put into operation and must be appraised on a periodical basis when they are in use.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a list of machines, equipment and supplies subject to strict labor safety requirements.
3. The Government shall stipulate conditions on technical labor safety appraisal service institutions.
Article 148. Occupational safety and hygiene plans
Annually, when developing business and production plans, employers shall prepare plans and measures for occupational safety and hygiene and improvement of working conditions.
Article 149. Personal protection equipment in work
1. An employee doing a dangerous or toxic job must be adequately provided with and shall use personal protection equipment in the working process according to the regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Personal protection equipment must meet applicable quality standards.
Article 150. Training in occupational safety and hygiene
1. Employers and occupational safety and hygiene officers shall participate in training courses and take examinations and tests on occupational safety and hygiene conducted by occupational safety and hygiene training service institutions, for which they will be granted certificates.
2. An employer shall organize training in occupational safety and hygiene for employees, apprentices and on-the-job trainees upon recruitment and work arrangement; and provide guidance on occupational safety and hygiene regulations for visitors to workplaces managed by the employer.
3. An employee who performs a job subject to strict occupational safety and hygiene requirements shall participate in a training course and take a test on occupational safety and hygiene in order to obtain a certificate.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide conditions on occupational safety and hygiene training service institutions and develop a framework curriculum on occupational safety and hygiene training; and a list of jobs subject to strict occupational safety and hygiene requirements.
Article 151. Information on occupational safety and hygiene
Employers shall provide adequate information on the situation of labor accidents, occupational diseases and dangerous and harmful factors and measures to ensure occupational safety and hygiene for employees at workplace.
Article 152. Health care for employees
1. Based on health criteria for each type of work, an employer shall recruit and arrange work for employees.
2. Annually, an employer shall organize periodical health checks-up for employees, including apprentices and on-the-job trainees, obstetrics and gynecology checks for female employees, and health checks-up at least once every 6 months for employees doing heavy and harmful jobs and disabled, minor and elderly employees.
3. An employee who works in conditions with risks of occupational disease must have occupational disease checks according to regulations of the Ministry of Health.
4. An employee who has a labor accident or suffers an occupational disease shall undergo a medical assessment to determine his/her level of injury or disability and the level of working ability loss, and is entitled to treatment, care and working ability rehabilitation in accordance with law.
5. After having a labor accident or suffering an occupational disease, if still continuing to work, an employee shall be assigned to a work suitable to his/her health based on the conclusion of the Labor Medical Assessment Council.
6. An employer shall manage health records of employees and general observation records according to regulations of the Ministry of Health.
7. An employer shall provide employees who work at a workplace exposed to toxic and infectious factors with sterilization and disinfection measures upon completion of the working hours.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 223. Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 224. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 225. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 226. Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 227. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 228. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 229. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 230. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 231. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 232. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 234. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Điều 120. Đăng ký nội quy lao động
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai