Chương III Bộ Luật lao động 2012: Hợp đồng lao động
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.
2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
1. Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật;
b) Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:
a) Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của Bộ luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;
b) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
4. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
6. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động.
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
5. Thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
6. Thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Section 1. ENTRY INTO LABOR CONTRACTS
Labor contract is an agreement between an employee and an employer on a paid job, working conditions and the rights and obligations of each party in industrial relations.
Article 16. Forms of labor contract
1. A labor contract must be established in writing and made in two copies, one to be kept by the employee and the other by the employer, except the case stated in Clause 2 of this Article.
2. For temporary jobs with a duration of under 3 months, the parties may enter into a verbal labor contract.
Article 17. Principles of entry into a labor contract
1. Voluntariness, fairness, good faith, cooperation and honesty.
2. Freedom to enter into a labor contract which is not contrary to the law, the collective labor agreement and social morality.
Article 18. Obligation to enter into a labor contract
1. A labor contract must be directly entered into between an employee and an employer before the employee is admitted.
For an employee aged between full 15 years and under 18 years, the labor contract must be entered into with the consent of his/her at-law representative.
2. For a seasonal or specific job that has a duration of under 12 months, a group of employees may authorize a member of the group to enter into a written labor contract; in this case, such labor contract is effective in the same manner as if it is entered into with each of the employees.
A labor contract which is entered into by an authorized person must be enclosed with a list clearly stating the full names, ages, gender, permanent residential addresses, occupations and signatures of all employees concerned.
Article 19. Obligation to provide information before entering into a labor contract
1. An employer shall provide an employee with information about the job, workplace, working conditions, working hours, rest time, occupational safety and hygiene, wage, forms of wage payment, social insurance, health insurance, regulations on business confidentiality, technological confidentiality, and other issues directly related to the entry into the labor contract as requested by the employee.
2. The employee shall provide the employer with information about his/her full name, age, gender, residence address, education level, occupational skills and qualification, health conditions and other issues directly related to the entry into a labor contract as requested by the employer.
Article 20. Prohibited acts of employers when entering into and performing labor contracts
1. Keeping the employees’ original identity cards, diplomas and certificates.
2. Requesting employees to make a deposit in cash or property as security for the performance of labor contracts.
Article 21. Entry into labor contracts with more than one employer
An employee may enter into labor contracts with more than one employer, provided that he/she fully performs all the contents of the entered contracts.
In case an employee enters into labor contracts with more than one employer, his/her participation in social insurance and health insurance complies with the Government’s regulations.
Article 22. Types of labor contract
1. A labor contract must be entered into in one of the following types:
a/ Indefinite-term labor contract;
An indefinite-term labor contract is a contract in which the two parties do not determine the duration and the time of termination of the contract.
b/ Definite-term labor contract;
A definite-term labor contract is a contract in which the two parties determine the duration and the time of termination of the contract within a period of between 12 months and 36 months.
c/ A seasonal or work-specific labor contract that has a duration of under 12 months.
2. When a labor contract stipulated at Points b and c, Clause 1 of this Article expires and the employee continues working, within thirty (30) days from the date of expiration of the contract, the two parties shall sign a new labor contract; if no new labor contract is entered into, the contract entered into under Point b, Clause 1 of this Article will become an indefinite-term labor contract and the contract entered into under Point c, Clause 1 of this Article will become a definite-term labor contract with a duration of 24 months.
In case the two parties enter into a new labor contract with a definite term, only 1 additional definite-term labor contract may be signed; after that, if the employee continues working, an indefinite-term contract must be entered into.
3. It is prohibited to enter into a seasonal or work-specific labor contract of under 12 months for a regular job which has a duration of more than 12 months, except the case of temporary replacement of an employee who has taken leave for military duty, pregnancy and maternity, sickness, labor accident or other temporary leaves.
Article 23. Contents of a labor contract
1. A labor contract must have the following principal contents:
a/ Name and address of the employer or the lawful representative of the employer;
b/ Full name, date of birth, gender, residence address, identity card number or other lawful documents of the employee;
c/ Job and workplace;
d/ Term of the labor contract;
e/ Wage, form of wage payment, deadline for wage payment, wage-based allowances and other additional payments;
f/ Regimes for promotion and wage raise;
g/ Working time, rest time;
h/ Labor protection equipment for the employee;
i/ Social insurance and health insurance;
j/ Training, retraining and occupational skill improvement.
2. When an employee performs a job which is directly related to business or technology secrets as prescribed by law, the employer may reach a written agreement with the employee on the content and duration of protection of business or technology secrets, and benefits and compensation in case of violation by the employee.
3. For employees working in agriculture, forestry, fishery or salt production, based on the type of job, both parties may skip some principal contents of the labor contract and reach additional agreements on settlement measures when the contract performance is affected by natural disaster, fire or weather.
4. The contents of a labor contract with an employee who is hired to work as director of a state-invested enterprise are stipulated by the Government.
Article 24. Annexes to a labor contract
1. An annex to a labor contract is an integral part of the labor contract and is as valid as the labor contract.
2. An annex to a labor contract details some provisions or amends or supplements the contract.
In case an annex to a labor contract details some provisions that lead to a different understanding of the labor contract, the contents of the labor contract prevail.
In case an annex amends or supplements the labor contract, it must specify the amended or supplemented provisions and the time it takes effect.
Article 25. Effectiveness of a labor contract
A labor contract takes effect on the date it is entered into by the parties, unless otherwise agreed upon by both parties or provided by law.
1. An employer and an employee may reach agreement on the probation and the rights and obligations of the two parties during the probation period. If reaching agreement on the probation, the two parties may enter into a probation contract.
A probation contract must have the contents specified at Points a, b, c, d, e, g and h, Clause 1, Article 23 of this Code.
2. Employees working under seasonal labor contracts are not subject to probation.
The probation period must be based on the nature and complexity of the job but probation is applied only once for each job and assure the following conditions:
1. It does not exceed 60 days for posts which require professional and technical qualification of collegial or higher level.
2. It does not exceed 30 days for posts which require professional and technical qualifications of intermediate vocational level, professional secondary level, or for technical workers and skilled employees.
3. It does not exceed 6 working days for other types of jobs.
Article 28. Wage during the probation period
The wage for an employee during the probation period must be agreed upon by the two parties but must be at least equal to 85% of the wage for the job.
Article 29. Expiry of the probation period
1. If the probational job is satisfactory, the employer shall sign a labor contract with the employee.
2. During the probation period, each party may cancel the probation agreement without prior notice and compensation if the probational job fails to meet the requirements that have been agreed by the two parties.
Section 2. PERFORMANCE OF LABOR CONTRACTS
Article 30. Performance of jobs under a labor contract
The jobs under a labor contract must be performed by the employee who has entered into the contract. The workplace may be as indicated in the labor contract or otherwise agreed upon between the two parties.
Article 31. Assignment of employees to perform jobs which are not stated in labor contracts
1. When meeting with sudden difficulties such as natural disaster, fire or epidemic, or taking measures to prevent and deal with a working accident, an occupational disease or an electricity or water supply incident, or when due to business and production needs, the employer may temporarily assign an employee to perform a job which is not stated in the labor contract provided that the assignment does not exceed 60 accumulated workdays within one year, unless otherwise agreed by the employee.
2. When an employer temporarily assigns an employee to perform a job which is not stated the labor contract, the employer shall inform the employee at least 3 working days in advance, clearly stating the duration of temporary work and the assigned work which must be suitable to the health and gender of the employee.
3. The employee who performs the job as stipulated in Clause 1 of this Article is entitled to a wage for the new job; if the wage for the new job is lower than the previous wage, he/she is entitled to the previous wage for 30 working days. The wage for the new job must be at least 85% of the previous wage but not lower than the regional minimum wage stipulated by the Government.
Article 32. Cases of suspension of a labor contract
1. The employee is called up for military service.
2. The employee is held in custody or detention in accordance with the criminal procedure law.
3. The employee is subject to a decision on application of the measure of consignment to a reformatory, compulsory drug detoxification center or compulsory education institution.
4. The female employee is pregnant in accordance with Article 156 of this Code.
5. Other cases as agreed upon by the two parties.
Article 33. Reinstatement of employees upon expiry of the period of suspension of labor contracts
Within 15 days after the expiry of the period of suspension of a labor contract in a case specified in Article 32 of this Code, the employee shall show up at the workplace and the employer shall reinstate the employee unless otherwise agreed upon by the two parties.
Article 34. Part-time employees
1. Part-time employee is a person who works for less than the normal daily or weekly working hours as provided by the labor law, the collective labor agreement of the enterprise or the sector or the employer’s regulations.
2. An employee may negotiate with the employer on work on a part-time basis when entering into a labor contract.
3. Part-time employees are entitled to a wage and have the same rights and obligations as full-time employees, and are entitled to equal opportunities and to non-discrimination and assured labor safety and hygiene.
Section 3. MODIFICATION, SUPPLEMENTATION AND TERMINATION OF LABOR CONTRACTS
Article 35. Modification and supplementation of a labor contract
1. During the performance of a labor contract, any party that requests to modify or supplement the contents of the labor contract shall notify at least 3 working days in advance to the other party of the contents to be modified or supplemented.
2. In case the two parties can reach an agreement, the modification or supplementation of the labor contract must be carried out by signing an annex to the labor contract or signing a new labor contract.
3. In case the two parties cannot reach an agreement on the modification or supplementation of the labor contract, they shall continue performing the labor contract already entered into.
Article 36. Cases of termination of a labor contract
1. The labor contract expires, except the case specified in Clause 6, Article 192 of this Code.
2. The work stated in the labor contract has been completed.
3. Both parties agree to terminate the labor contract.
4. The employee fully meets the requirements on the time of payment of social insurance premiums and the age of retirement stated in Article 187 of this Code.
5. The employee is sentenced to imprisonment or death or is prohibited from performing the job stated in the labor contract under a legally effective judgment or ruling of a court.
6. The employee dies or is declared by a court to have lost civil act capacity, be missing or dead.
7. The individual employer dies or is declared by a court to have lost civil act capacity, be missing or dead; the institutional employer terminates operation.
8. The employee is dismissed under Clause 3, Article 125 of this Code.
9. The employee unilaterally terminates the labor contract under Article 37 of this Code.
10. The employer unilaterally terminates the labor contract under Article 38 of this Code; the employer lays off the employee due to structural or technological changes or because of economic reasons, merger, consolidation or division of the enterprise or cooperative.
Article 37. The right of employees to unilaterally terminate labor contracts
1. An employee working under a definite-term labor contract, a seasonal labor contract or performing a certain job of under 12 months may unilaterally terminate the labor contract prior to its expiry in the following cases:
a/ He/she is not assigned to the job or workplace or is not given the working conditions as agreed in the labor contract;
b/ He/she is not paid in full or on time as agreed in the labor contract;
c/ He/she is maltreated, sexually harassed or is subject to forced labor;
d/ He/she is unable to continue performing the labor contract due to personal or family difficulties;
e/ He/she is elected to perform a full-time duty in a people-elected office or is appointed to hold a position in the state apparatus;
f/ A female employee who is pregnant and must take leave as prescribed by a competent health establishment;
g/ If he/she is sick or has an accident and remains unable to work after having received treatment for 90 consecutive days, in case he/she works under a definite-term labor contract, or for a quarter of the contract’s term, in case he/she works under a labor contract for a seasonal job or a specific job of under 12 months.
2. When unilaterally terminating the labor contract under Clause 1 of this Article, the employee shall inform such to the employer:
a/ At least 3 working days in advance, in the case specified at Point a, b, c or g, Clause 1 of this Article;
b/ At least 30 days in advance for a definite-term labor contract; at least 3 working days for a seasonal or work-specific labor or a specific job of under 12 months in the case specified at Point d or e, Clause 1 of this Article;
c/ In the case specified at Point f, Clause 1 of this Article, a prior notice should be given to the employer in accordance with Article 156 of this Code.
3. An employee working under an indefinite-term labor contract may unilaterally terminate the labor contract provided that he/she informs such to the employer at least 45 days in advance, except the case specified in Article 156 of this Code.
Article 38. The right of employers to unilaterally terminate labor contracts
1. An employer may unilaterally terminate a labor contract in the following cases:
a/ The employee often fails to perform his/her job stated in the labor contract;
b/ The employee is sick or has an accident and remains unable to work after having received treatment for 12 consecutive months, in case he/she works under an indefinite-term labor contract, or for 6 consecutive months, in case he/she works under a definite-term labor contract, or more than half the term of the labor contract, in case he/she works under a labor contract for a seasonal job or a specific job of under 12 months.
When the employee’s health has recovered, he/she must be considered for continued entry into the labor contract;
c/ If, as a result of natural disaster, fire or another force majeure event as prescribed by law, the employer, though having applied every remedial measure, has to scale down production and cut jobs;
d/ The employee is absent from the workplace after the time limit specified in Article 33 of this Code.
2. When unilaterally terminating a labor contract, the employer shall notify the employee in advance:
a/ At least 45 days, for indefinite-term labor contracts;
b/ At least 30 days, for definite-term labor contracts;
c/ At least 3 working days, for seasonal or work-specific labor contracts of under 12 months as stipulated at Point b, Clause 1 of this Article.
Article 39. Cases in which an employer is prohibited from unilaterally terminating a labor contract
1. The employee is sick or has a work accident or occupational disease and is being treated or nursed under the decision of a competent health establishment, except the case specified at Point b, Clause 1, Article 38 of this Code.
2. The employee is on annual leave, personal leave or any other types of leave permitted by the employer.
3. The employee is a female referred to in Clause 3, Article 155 of this Code.
4. The employee is on maternity leave in accordance with the Law on Social Insurance.
Article 40. Cancellation of unilateral termination of a labor contract
Each party may cancel its unilateral termination of the labor contract at any time prior to the expiry of the time limit for prior notice by a written notification, provided that such cancellation is agreed by the other party.
Article 41. Illegal unilateral termination of a labor contract
The unilateral termination of a labor contract is illegal in the cases which do not comply with Articles 37, 38 and 39 of this Code.
Article 42. Obligations of an employer when unilaterally terminating a labor contract illegally
1. To reinstate the employee in accordance with the original labor contract; to pay the wage and social insurance and health insurance premiums for the period during which the employee was not allowed to work, plus at least 2 months’ wage in accordance with the labor contract.
2. In case the employee does not wish to return to work, in addition to the compensation stipulated in Clause 1 of this Article, the employer shall pay a severance allowance in accordance with Article 48 of this Code.
3. In case the employer does not want to reinstate the employee and the employee agrees, in addition to the compensation stipulated in Clause 1 of this Article and the severance allowance stipulated in Article 48 of this Code, the two parties shall negotiate on an additional compensation which must be at least equal to 2 months’ wage in accordance with the labor contract in order to terminate the labor contract.
4. In case the position or job agreed in the labor contract is no longer vacant and the employee still wishes to work, the employer shall pay the compensation stipulated in Clause 1 of this Article and both parties shall negotiate to modify and supplement the labor contract.
5. If violating the provision on the time of prior notice, the employer shall compensate the employee an amount equivalent to his/her wage for the working days without prior notice.
Article 43. Obligations of an employee when unilaterally terminating a labor contract illegally
1. Not to be entitled to a severance allowance and to compensate the employer half of a month’s wage in accordance with the labor contract.
2. If violating the provision on the time of prior notice, to compensate the employer an amount equivalent to the employee’s wage for working days without prior notice.
3. To reimburse training costs to the employer in accordance with Article 62 of this Code.
Article 44. Obligations of an employer in case of changing structure, technology or economic reasons
1. In case there is a change in the structure or technology that affects the employment of many employees, the employer shall elaborate and implement a labor utilization plan in accordance with Article 46 of this Code. In case new jobs are created, priority must be given to re-training these employees for continued employment.
In case the employer cannot create new jobs and have to dismiss employees, the employer shall pay job-loss allowances to the employees in accordance with Article 49 of this Code.
2. In case more than one employee face the risk of unemployment for economic reasons, the employer shall elaborate and implement a labor utilization plan in accordance with Article 46 of this Code.
In case the employer cannot employ and have to dismiss employees, the employer shall pay job-loss allowances to the employees in accordance with Article 49 of this Code.
3. The dismissal of more than one employee in accordance with this Article may be implemented only after discussion with the representative organization of the grassroots-level employees’ collective and notification 30 days in advance to the provincial-level state management agency of labor.
Article 45. Obligations of an employer in case of merger, consolidation, split or separation of enterprises or cooperatives
1. In case of merging, consolidating, splitting or separating an enterprise or a cooperative, the succeeding employer shall continue employing the existing workforce and modify and supplement the labor contracts.
In case the existing workforce cannot be fully employed, the succeeding employer shall elaborate and implement a labor utilization plan in accordance with Article 46 of this Code.
2. In case of transferring asset ownership or use rights of an enterprise, the preceding employer shall elaborate a labor utilization plan in accordance with Article 46 of this Code.
3. In case of dismissing an employee in accordance with this Article, the employer shall pay a job-loss allowance to the employee in accordance with Article 49 of this Code.
Article 46. Labor utilization plan
1. A labor utilization plan must have the following principal contents:
a/ The lists and numbers of employees to be further employed and employees to be re-trained for continued employment;
b/ The list and number of employees to be retired;
c/ The lists and numbers of employees to be assigned part-time jobs and those to terminate their labor contracts;
d/ Measures and financial sources for implementing the plan.
2. The labor utilization plan must be elaborated with the participation of the representative organization of the grassroots-level employees’ collective.
Article 47. Responsibilities of an employer in case of terminating labor contracts
1. At least 15 days before the date of expiry of a definite-term labor contract, the employer shall give a written notice of the time of termination of the contract to the employee concerned.
2. Within 7 working days after termination of a labor contract, the two parties shall make all payments related to the interests of each party; in special cases, this time limit may be extended but must not exceed 30 days.
3. The employer shall complete the confirmation procedure and return the social insurance book and other papers of the employee which are kept by the employer.
4. In case an enterprise or a cooperative has its operation terminated, is dissolved or goes bankrupt, the payment of wages, severance allowances, social insurance, health insurance, unemployment insurance and other benefits of its employees according to the collective labor agreement and signed labor contracts will be prioritized.
Article 48. Severance allowance
1. In case a labor contract terminates in accordance with Clause 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 or 10, Article 36 of this Code, the employer shall pay a severance allowance to the employee who has worked regularly for full 12 months or longer at the rate of half of a month’s wage for each working year.
2. The working period used for the calculation of severance allowance is the total period during which the employee actually works for the employer minus the period during which the employee benefits from unemployment insurance in accordance with the Law on Social Insurance, and the working period for which the employee has received severance allowance from the employer.
3. The wage used for the calculation of severance allowance is the average wage in accordance with the labor contract during 6 months preceding the time the employee loses his/her work.
Article 49. Job-loss allowance
1. An employer shall pay a job-loss allowance to an employee who loses his/her job under Article 44 or 45 of this Code and has worked regularly for the employer for 12 months or longer. The job-loss allowance is equal to 1 month’s wage for each working year, but must not be lower than 2 months’ wage.
2. The working period used for the calculation of job-loss allowance is the total time during which the employee actually works for the employer minus the time during which the employee benefits from unemployment insurance in accordance with the Law of Social Insurance and the working period for which the employer has paid a severance allowance to the employee.
3. The wage used for the calculation of job-loss allowance is the average wage in accordance with the labor contract during 6 months preceding the time the employee loses his/her job.
Section 4. INVALID LABOR CONTRACTS
Article 50. Invalid labor contracts
1. A labor contract is wholly invalid in one of the following cases:
a/ The whole contents of the labor contract are illegal;
b/ The labor contract is signed by an incompetent person;
c/ The job agreed upon in the labor contract is prohibited by law;
d/ The contents of the labor contract limit or prevent the employee from exercising the right to establish and join trade unions and participate in trade union activities.
2. A labor contract is partially invalid when one of its contents is illegal but does not affect the remaining contents of the labor contract.
3. In case part or the whole of the labor contract provides the employee’s benefits lower than those provided by the labor law, internal labor regulations and collective labor agreement that are currently effective or the contents of the labor contract limit other rights of the employee, such part or the whole of the labor contract is invalid.
Article 51. Competence to declare labor contract to be invalid
1. The labor inspectorates and people’s courts are competent to declare labor contracts to be invalid.
2. The Government shall provide the order and procedures for labor inspectorates to declare labor contracts to be invalid.
Article 52. Handling of invalid labor contracts
1. A labor contract which is declared to be partially invalid will be handled as follows:
a/ The rights, obligations and benefits of the parties must be settled according to the collective labor agreements or the provisions of law;
b/ The invalid part of the labor contract must be modified and supplemented to conform with the collective labor agreement or the labor law.
2. A labor contract which is declared to be wholly invalid will be handled as follows:
a/ In case it is signed by an incompetent person as specified at Point b, Clause 1, Article 50 of this Code, the state management agency of labor shall guide the parties to re-sign it;
b/ The rights, obligations and benefits of the employee will be settled in accordance with law.
3. The Government shall detail this Article.
1. Labor lease means that an enterprise licensed for labor lease recruits an employee to work for another employer and the employee is managed by the hiring employer while still maintaining industrial relations with the leasing enterprise.
2. Labor lease is a conditional business line applicable only to certain jobs.
Article 54. Labor leasing enterprises
1. A labor leasing enterprise shall pay a deposit and obtain a license for labor lease.
2. The duration of labor lease must not exceed 12 months.
3. The Government shall provide the licensing of labor lease, the payment of deposits and the list of jobs allowed for labor lease.
Article 55. Labor leasing contract
1. The labor leasing enterprise and the hiring party shall sign a written labor leasing contract, which is made in 2 copies, each to be kept by one party.
2. A labor leasing contract must contain the following principal contents:
a/ Location of the workplace, working position for the leased employee, detailed description of the job and specific requirements for the leased employee;
b/ Duration of the lease; the starting time of the lease;
c/ Working time, rest time, occupational safety and hygiene conditions at the workplace;
d/ Obligations of each party toward the leased employee.
3. The labor leasing contract must not contain any agreement on the rights and benefits of the employee that are less favorable than those agreed upon in the labor contract signed between the employee and the labor leasing enterprise.
Article 56. Rights and obligations of a labor leasing enterprise
1. To ensure supply of a skilled employee who meets the requirements of the hiring party and the labor contract signed with the employee.
2. To inform the leased employee of the contents of the labor leasing contract.
3. To sign a labor contract with the employee in accordance with this Code.
4. To provide the hiring party with a brief personal record of the leased employee and his/her demands.
5. To perform the obligations of an employer in accordance with this Code; to pay wage, wage for public holidays and annual leaves, wage of work suspension, severance allowance, job-loss allowance; compulsory social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums for the employee in accordance with law.
To ensure that the wage of the leased employee is not lower than that of a normal employee of the hiring party who has the same qualification and performs the same job or job of equal value.
6. To make a dossier stating the number of leased employees, the hiring party and leasing charges, and report them to the provincial-level state management agency of labor.
7. To discipline leased employees who are returned by the hiring party for their violations of labor discipline.
Article 57. Rights and obligations of the hiring party
1. To inform and guide the leased employee to understand its internal working regulations and other regulations.
2. Not to discriminate between the leased employee and its own employees regarding working conditions.
3. To negotiate with the leased employee on working at night or overtime when such working is not included in the labor leasing contract.
4. Not to sub-lease the leased employee.
5. To negotiate with the leased employee and the labor leasing enterprise in order to officially employ this employee in case the labor contract between the leased employee and the labor leasing enterprise have not yet expired.
6. To return to the labor leasing enterprise the leased employee who fails to meet the requirements as agreed or who violates labor discipline.
7. To provide evidence of the leased employee’s violation of labor discipline for the labor leasing enterprise to consider and discipline such employee.
Article 58. Rights and obligations of a leased employee
1. To perform the job under the labor contract signed with the labor leasing enterprise.
2. To comply with the internal labor regulations, labor discipline, the lawful management and the collective labor agreement of the hiring party.
3. To be paid with a wage not lower than that of employees of the hiring party who have the same qualification and perform the same job or job of equal value.
4. To lodge a complaint with the labor leasing enterprise when the hiring party violates agreements in the labor leasing contract.
5. To exercise the right to unilaterally terminate the labor contract with the labor leasing enterprise in accordance with Article 37 of this Code.
6. To negotiate to sign a labor contract with the hiring party after terminating the labor contract with the labor leasing enterprise.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực