Chương IV Bộ Luật lao động 2012: Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Số hiệu: | 10/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/12/2018, Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH đã được ký xác thực bởi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo đó, Văn bản hợp nhất số 52 hợp nhất các văn bản sau đây:
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;
- Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.
2. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề.
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động.
1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
APPRENTICESHIP, TRAINING AND RETRAINING FOR VOCATIONAL QUALIFICATION AND SKILL IMPROVEMENT
Article 59. Apprenticeship and vocational training
1. An employee is entitled to choose an occupation and apprenticeship at a workplace which is appropriate to his/her employment demand.
2. The State encourages any eligible employer to establish a vocational training center or open vocational training classes at the workplace in order to train and retrain for improving occupational qualifications and skills for its current employees and providing vocational training for other apprentices in accordance with the law on vocational training.
Article 60. Responsibilities of an employer for training and retraining for vocational qualification and skill improvement
1. An employer shall prepare annual training plans and budgets and organize training for improving vocational qualifications and skills for his/her current employees and training for employees before switching them to perform other jobs.
2. An employer shall report on the results of vocational qualification and skill improvement training to the provincial-level state management agency of labor in its annual report on labor.
Article 61. Apprenticeship and on-the-job training to work for the employer
1. An employer that recruits apprentices or on-the-job trainees to work for the employer does not have to register such vocational training activity and may not collect tuition fees.
In this case an apprentice or on-the-job trainee must be at least full 14 years old and have appropriate health conditions required by the relevant occupation, except for some occupations specified by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
The two parties shall enter into a vocational training contract, which must be made in 2 copies, each to be kept by one party.
2. During the period of apprenticeship or on-the-job training, if the apprentice or the on-the-job trainee directly makes, or participates in the making of, qualified products, he/she must be paid with a wage by the employer at a level agreed by the two parties.
3. Upon the expiry of the apprenticeship or on-the-job training period, the two parties shall enter into a labor contract in accordance with this Code.
4. The employer shall create conditions for the employee to take vocational skill assessment exams in order to get a national vocational skills certificate.
Article 62. Vocational training contract between an employer and an employee and job training expenses
1. The two parties shall enter into a vocational training contract in case the employee will be trained for vocational qualification and skill improvement or re-trained at home or abroad with the employer’s fund, including the fund donated by the employer’s partner.
A vocational training contract must be made in 2 copies, each to be kept by one party.
2. A vocational training contract must have the following principal contents:
a/ The trained occupation;
b/ Training venue; training period;
c/ Training expenses;
d/ The period during which the employee commits to working for the employer after training;
e/ Responsibility to reimburse training expenses;
f/ Responsibilities of the employer.
3. Training expenses are those accompanied by valid documents on payment for trainers, training materials, training venues, machinery and equipment, practicing materials, support for learners and wages and social insurance and health insurance premiums paid for learners during the training. In case an employee is sent to a foreign country for training, training expenses also include travel and living expenses during the period of overseas stay.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 223. Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 224. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 225. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 226. Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 227. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 228. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 229. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 230. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 231. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 232. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 234. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Điều 120. Đăng ký nội quy lao động
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai